Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2012_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH ___ Đề chính thức Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Năm học 2012- 2013 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (14,0 điểm) Câu 1: (5,0 điểm) a. Những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? b. Tại sao Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN? Câu 2: (5,0 điểm) a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ đã có sự phát triển như thế nào? Những nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự phát triển đó? b. Hãy cho biết mục tiêu, biện pháp và kết quả của Chiến lược toàn cầu Mĩ thực hiện sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 3: (4,0 điểm) a. Em hiểu thế nào là Cách mạng công nghiệp, Cách mạng khoa học- kĩ thuật? Nêu thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất của mỗi cuộc cách mạng nói trên? b. Những tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật (từ những năm 40 của thế kỉ XX) đến cuộc sống con người? B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (6,0 điểm) Câu 4: (6.0 điểm) a. Hãy trình bày những nét chính về phong trào Đông Du (1905- 1909). b. Sự giống và khác nhau trong đường lối cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh ở cuối thế kỷ XIX? Hết Ghi chú: Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: Số BD:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Năm học 2012- 2013 Môn: Lịch Sử Hướng dẫn chấm có: 04 trang Câu Nội dung cần đạt Điểm a. Những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? - ĐNA là khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí địa lí chiến 1 0.75 lược. Trước năm 1945 đều là thuộc địa, phụ thuộc - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Tất cả các nước trong khu vực đều lần lượt giành được độc lập. 0.75 - Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển, nhiều nước chủ trương thành lập liên minh khu vực. Tháng 8. 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á 0.75 (ASEAN) thành lập. Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN trở thành tổ chức toàn khu vực. - Trong công cuộc xây dựng và phát triển, nhiều nước có sự tăng trưởng cao như Thái Lan, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a (Hiện nay, Đông Nam Á đang là một 0.75 khu vực hướng tới của các cường quốc kinh tế như Mĩ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc ) b. Tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN? - Xu thế của thế giới sau CTTG II nổi bật là xu thế liên kết khu vực 0. 5 - ASEAN được thành lập với mục tiêu hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước nhằm duy trì hòa bình, ổn định khu vực. Nguyên tắc cơ bản của ASEAN là: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, 0.75 không can thiệp công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình - Dân tộc Việt nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái. Trong công cuộc xây dựng đất nước, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế phát triển của thế giới và khu vực; Nguyên tắc hoạt động của ASEAN phù hợp với nguyên tắc 0.75 quan hệ quốc tế của VN. Gia nhập ASEAN là bước quan trọng để nước ta hội nhập với thế giới, là cơ hội quan trọng để phát triển toàn diện a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ đã có sự phát triển như thế 2 nào? Những nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự phát triển đó? * Sự phát triển: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất: 0.5 - Công nghiệp: Chiếm hơn ½ sản lượng thế giới. 0.5 - Nông nghiệp: Bằng 2 lần tổng sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, I- 0.5 ta-li-a, Nhật. - Tài chính: Nắm ¾ dự trữ vàng của thế giới, là trung tâm kinh tế tài chính, chủ 0.5
  3. nợ duy nhất của thế giới. - Từ đầu những năm 70 của TK XX đến nay, kinh tế Mĩ có sự suy giảm, không 0.5 còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước. * Nguyên nhân phát triển: - Đất nước được bao bọc bởi 2 đại dương nên không bị chiến tranh tàn phá. 0.25 - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, đất đai màu mở, nguồn nhân lực dồi 0.25 dào. - Thu lợi nhuận từ chiến tranh (114 tỉ USD từ buôn bán vũ khí) 0.25 - Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học- kĩ thuật. 0.25 b. Hãy cho biết mục tiêu, biện pháp và kết quả của Chiến lược toàn cầu Mĩ thực hiện sau chiến tranh thế giới thứ hai? - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra Chiến lược toàn cầu với mục tiêu: Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội; khống chế các nước đồng 0.5 minh; ngăn cản phong trào giải phóng dân tộc. - Biện pháp: Thành lập các khối quân sự (NATO, SEATO ), gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Việt Nam, Cu ba ), viện trợ để lôi kéo đồng 0.5 minh và khống chế các nước nhận viện trợ. - Kết quả: Góp phần dẫn đến sự khủng hoảng- sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Tuy nhiên, Mĩ cũng vấp phải thất bại nặng nề ở Trung 0.5 Quốc, Việt Nam, Cu ba * Cách mạng công nghiệp (cách mạng kĩ thuật) thế kỉ XVIII- XIX: 0.5 - Là cuộc cách mạng trong lĩnh vực kĩ thuật sản xuất, thay thế lao động thủ 3 công của con người bằng một nền sản xuất cơ khí (bằng máy móc) - Thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất là việc phát minh và sử dụng máy hơi nước. (Việc sử dụng rộng rãi máy hơi nước đã đưa loài người chuyển từ nền 0.5 văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp) * Cách mạng khoa học- kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX - Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, những phát minh lớn lao trong các ngành khoa học kết hợp chặt chẽ với sự phát triển kĩ thuật trong sản 0.5 xuất tạo thành lực lượng mạnh mẽ thúc đẩy nhanh chóng kinh tế và sinh hoạt xã hội. - Thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất: Con người đã chế tạo và sử dụng những công cụ sản xuất mới- quan trọng bậc nhất là máy tính điện tử, máy tự 0.5 động và hệ thống máy tự động. (Những công cụ sản xuất mới này đã từng bước đưa còn người từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ (văn minh hậu công nghiệp) * Những tác động: - Tích cực: + Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng 0.5 suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. + Đưa đến thay đổi to lớn về cơ cấu dân cư lao động: Tỉ lệ lao động 0.5
  4. trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng - Tiêu cực: Do con người tạo ra như việc chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô 0.5 nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thông, dịch bệnh => Để hạn chế những tác động tiêu cực, con người cần có ý thức sử dụng các 0.5 phát minh khoa học, các thành tựu kĩ thuật vào những mục đích tốt đẹp, nhân đạo. (2,5) a. Hãy trình bày những nét chính về phong trào Đông Du (1905- 1909). - Tháng 5-1904, tại Quảng Nam, cụ Phan Bội Châu cùng các đồng chí của 4 mình thành lập Duy Tân hội, mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc 0.5 lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. - Để chuẩn bị, Duy Tân hội tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên VN 0.5 sang Nhật học tập trong các trường ở Nhật, nhằm chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Họ được học tập về khoa học cơ bản, kỹ thuật quân sự tiên tiến (từ năm 1905- 1908, khoảng 200 thanh niên VN được đưa sang Nhật học tập). - Tháng 9. 1908, Pháp câu kết với chính phủ Nhật trục xuất người Việt khỏi đất 0.5 Nhật. Đầu năm 1909, phong trào tan rã. - Ý nghĩa: Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc; Cách mạng VN bắt đầu 1,0 hướng ra thế giới, bước đầu gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại. b. Sự giống và khác nhau trong đường lối cứu nước của Phan Bội Châu và (3,5) Phan Chu Trinh? - Giống nhau: + Đều xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn; 0,5 + Người thực hiện đều là trí thức phong kiến ưu tú mong muốn giành độc lập 0,5 cho dân tộc; 0,5 + Đều chịu ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới ở bên ngoài; 0,5 + Đều có khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản. - Khác nhau: về phương pháp tiến hành: 0,5 + Cụ Phan Bội Châu: khuynh hướng bạo động dùng vũ lực vũ trang đánh Pháp. 0,5 + Cụ Phan Bội Chu Trinh: khuynh hướng cải cách dùng tuyên truyền giáo dục cổ động lòng yêu nước thông qua các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục. 0,5 HÕt