Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 2861
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019 – 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày: 24/10/2019 Môn thi: Lịch sử 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) A- LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (4.5 điểm) "Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực ( ). Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới " (Trích SGK Lịch sử lớp 9, tr.42,43 NXB Giáo dục, 2013) Bằng kiến thức lịch sử thế giới hiện đại đã học, hãy làm sáng tỏ các vấn đề sau: a. Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? Sự kiện nào có ý nghĩa "đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu"? b. Nêu một số hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Câu 2: (3.5 điểm) Vì sao nói Cu-ba là "hòn đảo anh hùng" (SGK Lịch sử lớp 9, tr.29 NXB Giáo dục, 2013)? Cơ sở nào xây đắp nên tình hữu nghị Việt Nam và Cu-ba? B- LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: (2.0 điểm) Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Theo em, vì sao nước ta rơi vào tay thực dân Pháp? Câu 2: (4.0 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục nào? Từ những chính sách đó em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Câu 3: (3.5 điểm) Hãy phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh. Câu 4: (2.5 điểm) Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị ? Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
  2. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019 – 2020 Khóa ngày: 24/10/2019 Môn thi: Lịch sử 9 A- LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (4.5 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. Nguyên nhân các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau: - Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, nền kinh tế không cách biệt 0.5 nhau lắm. - Do xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng KH-KT, hợp tác 0.5 phát triển là cần thiết. - Các nước Tây Âu cần phải đoàn kết với nhau để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. 0.5 Sự kiện có ý nghĩa "đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu": Tháng 12/1991 các nước Cộng đồng châu Âu (EC) họp Hội nghị cấp cao tại Ma- 0.5 xtrích (Hà Lan), đánh dấu một mốc mang tính đột biết của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu. Hội nghị thông qua các quyết định quan trọng: - Xây dựng một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu,. Từ ngày 1/1/1999 một 0.25 đồng tiền chung châu Âu đươc phát hành với tên gọi là đồng ơrô (EURO - Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối 0.25 ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu. - Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). 0.25 Đến nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, 0.25 có tổ chức chặt chẽ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. b. Mối quan hệ Việt Nam và EU: - Việt Nam và EU thiết lập mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện trên nhiều 0.5 lĩnh vực khác nhau: kinh tế, văn hóa, giáo dục, KH-KT - Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU được tăng cường. Hai bên giao lưu 0.5 trao đổi hàng hoá với nhau. Các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang EU là quần áo, dày dép, thủy hải sản - Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư từ EU nhằm xây dựng và phát triển đất 0.5 nước Tổng điểm 4.5 Câu 2: (3.5 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm * Cu ba là hòn đảo anh hùng vì: - Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Ba-ti-xta (1953 – 1959): + Năm 1953, được Mĩ giúp, Ba-ti-xta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự, thi hành 0.5 nhiều chính sách phản động -> nhân dân Cu-ba đã bền bỉ đấu tranh giành chính quyền.
  3. + 26/7/1953, Phi-đen Cát-xtơ-rô lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn- 0.75 ca-đa, mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang của lực lượng cách mạng. Từ năm1956 – 1958, phong trào cách mạng lan rộng khắp cả nước và chuyển sang thế phản công. + Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, cuộc cách mạng nhân dân Cu- 0.5 ba giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của chính quyền tay sai. Cu-ba là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ -Latinh. - Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1959 – nay): + Từ 1959 -1961: Cu Ba tiến hành cải cách dân chủ. 0.25 + 1961: Cu-ba tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội. 0.25 + Từ 1961 đến nay: Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và 0.5 Đông Âu sụp đổ, nhân dân Cu-ba vẫn giành được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. * Cơ sở xây đắp tình hữu nghị Việt Nam và Cu-ba: - Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc: có chung kẻ thù là đế quốc Mĩ. 0.25 - Sau khi giành độc lập: Cùng mục tiêu và lí tưởng xây dựng chế độ xã hội chủ 0.25 nghĩa; cùng chung sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. - Việt Nam và Cu-ba đã có nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ nhau trong công cuộc chống 0.25 kẻ thù chung. Tổng điểm 3.5 B- LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: (2.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm * Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam: - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương 0.5 Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. - Việt Nam có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. 0.25 - Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu. 0.25 * Nguyên nhân nước ta rơi vào tay thực dân Pháp: - Triều đình Huế bảo thủ, thiển cận, thi hành chính sách lạc hậu, từ chối con đường 0.5 canh tân, cải cách. - Không có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn. Nhu nhược, không biết 0.25 tận dụng cơ hội và tranh thủ thời cơ để chống Pháp. - Luôn giữ thái độ thù địch, không dựa vào nhân dân chống Pháp, thậm chí còn 0.25 ngăn cản và đàn áp phong trào chống Pháp của nhân dân. Tổng điểm 2.0 Câu 2: (4.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm * Những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất: - Về chính trị: + Thi hành chính sách "chia để trị". Chúng chia nước ta thành 3 kì: Bắc Kì, Trung 0.5 Kì, Nam Kì với ba chế độ khác nhau; chia rẽ các dân tộc, các tôn giáo.
  4. + Triệt để lợi dụng giai cấp địa chủ, phong kiến ở nông thôn để làm tay sai. 0.5 - Về văn hóa, giáo dục: + Triệt để thi hành chính sách văn hóa nô dịch; khuyến khích các hoạt động mê tín 0.5 dị đoan, các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mại dâm + Hạn chế mở trường học, chủ yếu chỉ mở các trường tiểu học, chỉ có một số ít các 0.5 trường trung học ở các thành phố lớn các trường đại học, cao đẳng thực chất là các trường chuyên nghiệp. + Sách báo xuất bản công khai được lợi dụng để tuyên truyền chính sách khai hóa 0.5 của thực dân Pháp và gieo rắc ảo tưởng hòa bình hợp tác. * Suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Học sinh nêu suy nghĩ hợp lí thì 1.5 cho đủ số điểm của câu. Một số gợi ý: - Nền văn hóa Việt có bề dày lịch sử, mang bản sắc riêng của dân tộc Việt. - Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, luôn có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời chống lại sự xâm nhập của các loại hình văn hóa độc hại, khuynh hướng sùng ngoại, lai căng. - Trong xu thế hội nhập hiện nay mỗi người cần nâng cao trình độ, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, kiên quyết đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh Tổng điểm 4.0 Câu 3: (3.5 điểm) Nội dung yêu cầu * Bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: - Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã thất bại hoàn toàn, đầu thế kỉ XX cần có một xu hướng đấu tranh mới. - Sự tác động của bối cảnh quốc tế (Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc ) đã ảnh hưởng tới tư tưởng các nho sĩ yêu nước làm chuyển biến lập trường của họ theo xu hướng dân chủ tư sản hóa. - Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp làm cho xã hội Việt Nam phân hóa giai cấp, từ đó dẫn tới nhiều xu hướng cách mạng mới. * Một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh: - Giống nhau: Đều là những phong trào yêu nước, chống Pháp theo khuynh ướng dân chủ tư sản, do các sĩ phu Nho học trẻ lãnh đạo để giành độc lập tự do cho dân tộc. - Khác nhau: Các nội Xu hướng cứu nước cuối thế dung chủ Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX kỉ XIX yếu Đánh Pháp, giành độc lập Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với Mục đích dân tộc, xây dựng lại chế độ cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập phong kiến hiến và cộng hòa tư sản
  5. Thành phần Văn thân, sĩ phu phong kiến Tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư lãnh đạo yêu nước sản hóa Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải Hình thức Vũ trang cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên hoạt động ngoài Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị Tổ chức Theo lề lồi phong kiến sơ khai Lực lượng Đông nhưng hạn chế Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội tham gia Tổng điểm 3.5 Câu 4: (2.5 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi Đảng CSVN thành lập 3/2/1930, ở Quảng Trị việc xây dựng cơ sở Đảng, 0.5 thành lập các chi bộ Đảng được xúc tiến mạnh mẽ. Giữa tháng 4/1930 dưới sự chỉ đạo của xứ ủy Trung Kì, ban vận động thành lập Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Quảng Trị được thành lập. - Ngày 21/4/1930 tại nhà ông Nguyễn Phu làng Đại Hào (Triệu Đại-Triệu Phong) 0.5 tiến hành Hội nghị thành lập tỉnh ủy. Hội nghị nhất trí thành lập BCH lâm thời Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Quảng Trị, cử đồng chí Lê Thế Tiết làm bí thư tỉnh ủy Quảng Trị. - Tháng 11/1930, tại Tân Tường (Cam Lộ) BCH Đảng bộ chính thức thành lập do 0.5 đồng chí Trần Hữu Dực làm bí thư. * Ý nghĩa: - Đảng CSVN tỉnh Quảng Trị ra đời đã đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào cách 0.5 mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đó là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng tỉnh Quảng Trị. - Quảng Trị có một chính đảng để lãnh đạo nhân dân chống kẻ thù xâm lược giải 0.5 phóng quê hương đất nước. Đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của phong trào cách mạng trong tỉnh. Tổng điểm 2.5 *Lưu ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung. Thí sinh có thể trình bày chi tiết nhưng phải đảm bảo tính chính xác và logic. Giám khảo căn cứ vào từng mức độ để cho điểm. Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó. Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm.