Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tứ Kỳ (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 9160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tứ Kỳ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tứ Kỳ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN TỨ KỲ Năm học 2017-2018 MÔN: LỊCH SỬ SU-DH01-HSG9-1718 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề này gồm có 05 câu, 02 trang) I. Lịch sử thế giới. (7,0 điểm) Câu 1. (2 điểm) Tháng 3 năm 1985 Goóc- ba- chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô và đã tiến hành công cuộc cải tổ. Trước đó tháng 12 năm 1978 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tiến hành đổi mới. Bằng kiến thức đã học em hãy so sánh công cuộc cải tổ của Liên Xô với đường lối đổi mới tại Trung Quốc. Từ đó em có nhận xét gì về công cuộc đổi mới của Đảng ta? Câu 2. (1,5 điểm) Đề cập đến Đông Nam Á, sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 có viết: "Được coi như nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc, từ sau năm 1945 Đông Nam Á trở thành khu vực của các quốc gia giành được độc lập tự do và đạt thành tựu to lớn đầy ấn tượng trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển". Bằng hiểu biết của mình về khu vực này em hãy: 1. Phân tích những biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Theo em biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao? 2. Nhận xét của em về tình hình Đông Nam Á hiện nay. Câu 3. (1,5 điểm) Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu phi. Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với Mĩ La Tinh. Câu 4. (2 điểm) Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu diễn ra như thế nào? Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU. Vì sao nói liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới? II. Lịch sử Việt Nam. (3,0 điểm) Câu 5. (3 điểm): Bằng hiểu biết của mình về phong trào Cần vương, em hãy: 1. Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương theo mẫu: Khởi nghĩa Người lãnh Căn cứ Địa bàn hoạt Cách đánh (thời gian) đạo động 2. Rút ra những ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần vương. 3. Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào Cần vương? Hết
  2. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI TẠO HUYỆN TỨ KỲ CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2017-2018 SU-DH01-HSG9-1718 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 120 phút (Đề này gồm có 05 câu, 02 trang) Câu 1. (2 điểm)
  3. H/s cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau: * Điểm giống: 0,5 - Trước khi tiến hành cải tổ hay đổi mới Liên Xô và Trung Quốc đang lâm điểm vào tình trạng khủng hoảng - Lãnh đạo: Là các đảng Cộng sản - Mục đích của hai công cuộc cải tổ và đổi mới đều muốn đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa. * Điểm khác nhau: 0,5 - Trong công cuộc cải tổ Liên Xô đưa ra trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị. điểm Các phương án về kinh tế được đề ra với mục đích là phát triển kinh tế nhưng lại chưa thực hiện được gì. - Cải tổ về chính trị lại được tiến hành mạnh với nội dung: thực hiện chế độ tổng thống tập trung quyền lực, đa nguyên về chính trị, xóa bỏ sự lãnh đạo của ĐCS - Kết quả: Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng. Ngày 21/12/1991 những người lãnh dạo trong 11 nước công hòa thuộc LBXV đã ký quyết định giải tán LBXV, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Ngày 25/12/1991 Gooc-ba-chốp từ chức, lá cờ LX đã bị kéo xuống, chấm dứt sự tồn tại của CNXH sau 74 năm tồn tại. - Trong đường lối đổi mới của TQ chủ trương xây dựng CNXH mang màu 0,5 sắc TQ, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. điểm - Công cuộc đổi mới của TQ không tiến hành đổi mới về chính trị mà tăng cường sự lãnh đạo của ĐCS. Kết quả đạt được từ năm 1997-2000 nền kinh tế TQ phát triển nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. - Trong chính sách đối ngoại TQ đã thu được nhiều kết quả, địa vị của TQ được nâng cao trên trường quốc tế. * Liên hệ VN: 0,5 - Công cuộc đổi mới do Đảng ta tiến hành đã đi đúng hướng phù hợp với thời điểm kỳ quá độ đi lên CNXH. - Đổi mới trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đề cao vai trò lãnh đạo của ĐCS VN - nhân tố quết định sự thành bại của công cuộc này và cũng đạt được những thành tựu lớn. - Sự thành công của VNvà đặc biệt là TQ chứng tỏ sự vững mạnh của CNXH trên thế giới. Kết luận: Trong công cuộc cải tổ của LX đã thất bại và kết quả dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô. Nhưng với công cuộc đổi mới của TQ đã đem lại những kết quả to lớn, đã chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng CNXH đã không sụp đổ hoàn toàn như các báo chí phương Tây đã đưa tin vào đầu thập niên 90. Câu 2. (1,5 điểm) H/s cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau: 1. Phân tích những biến đổi của các nước Đông Nam Á 0,5 - Trước 1945 hầu hết là thuộc địa hoặc phụ thuộc Đời sống nhân nhân các điểm nước này vô cùng khổ cực. Sau 1945 hầu hết các nước đã giành độc lập như
  4. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a (8/1945). - Sau khi giành độc lập, các nước trong khu vực đã ra sức phát triển kinh tế, văn hóa và đạt nhiều thành tựu quan trọng Nhiều nước trở thành con giồng châu Á Có nước bước vào ngưỡng cửa của các nước công nghiệp mới NIC - Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao hơn, phúc lợi xã được đảm bảo - Đến nay có 10 nước Đông Nam Á tham gia tổ chứ ASEAN, đây là liên minh chính trị kinh tế thúc đẩy sự hợp tác cùng nhau phát triển. * Trong các biến đổi trên thì biến đổi các nước ĐNA đều giành được độc 0,5 lập là quan trọng nhất. Vì: điểm + Là biến đổi thân phận từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc trở thành những nước độc lập. + Nhờ có biến đổi đó, các nước ĐNA mới có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ngày càng phồn vinh. 2. Nhận xét về tình hình Đông Nam Á hiện nay 0,5 - Tình hình chính trị, xã hội ở nhiều nước về cơ bản ổn định như Việt Nam điểm - Nhiều nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định: Xinh-ga-po, Ma-lai- xi-a - Các nước trong khu vực ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của việc liên kết, hợp tác nên đẩy mạnh sự hợp tác qua tổ chức ASEAN - Tuy nhiên tình hình một số nước không ổn định như Thái Lan. Tình hình căng thẳng trên biển đông của nhiều nước ASEAN với Trung Quốc Câu 3. (1,5 điểm) H/s cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau: * Các giai đoạn phát triển 0,75 - Từ 1945 đến giữa những năm 60: Ai CËp , Angiªri , 1960 điểm - Từ giữa những năm 60 ®Õn giữa nh÷ng n¨m 70 cña thế kỷ XX: M«-d¨m- bÝch, Ghi-nª-bit-xao, Ăng-g«-la chèng thùc d©n Bồ Đào Nha - Tõ giữa nh÷ng n¨m 70 ®Õn nh÷ng n¨m 90: 3 n­íc R«-®ª-ri-a, T©y Nam Phi, Céng hoµ Nam Phi chèng chÕ ®é Ap¸cthai th¾ng lîi:1980- R«-®ª-ri- a (Cộng hòa Dim-ba-bu-ª); 1990-T©y Nam Phi (Cộng hòa Na-mi-bi-a); 1993- Cộng hòa Nam Phi giµnh ®éc lËp. => HÖ thèng thuéc ®Þa cña chủ nghĩa đế quốc sôp ®æ hoµn toµn. Điểm khác biệt 0,75 * Mục tiêu: điểm - Châu Phi đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền thực dân để giành độc lập dân tộc. - Mĩ LaTinh đấu tranh để chống chế độ thực dân mới, chống lại sự lệ thuộc vào các nước tư bản lớn, đặc biệt là sự lệ thuộc vào Mỹ, vì Mỹ có âm mưu biến Mĩ LaTinh thành sân sau của mình. * Thời gian: - Châu Phi, phong trào nổ ra sớm hơn, ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai II. Còn ở khu vực Mĩ LaTinh, phong trào nổ ra muộn hơn, chỉ thực sự bùng nổ mạnh mẽ khi cách mạng Cuba thắng lợi năm 1959.
  5. * Hình thức đấu tranh - Châu Phi chủ yếu dùng hình thức đấu tranh vũ trang, lật đổ chính quyền thống trị để giành độc lập. - Mĩ LaTinh chủ yếu dùng hình thức đấu tranh chính trị để lật đổ các chính quyền tay sai thân Mĩ, xây dựng chính phủ dân tộc độc lập (Chỉ có cách mạng Cuba dùng hình thức đấu tranh vũ trang). Câu 4. (2 điểm) H/s cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau: * Quá trình hình thành và phát triển của liên minh châu Âu - EU 1,0 - Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than thép châu Âu” vào 4-1951 gồm điểm có 6 nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, HàLan, Lúc xăm bua. - Tháng 3-1957, sáu nước trên lại cùng nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”, rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu”(viết tắt là EEC). - Tháng 7-1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành “Cộng đồng châu Âu” (viết tắt là EC). - Tháng 12-1991, hội nghị cấp cao EC họp tại Hà Lan đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết ở châu Âu. Hội nghị đã quyết định đổi tên “Cộng đồng châu Âu” thành “Liên minh châu Âu” (EU) có hiệu lực từ ngày 1-1- 1993. - EU ra đời nhằm xây dựng một liên minh kinh tế, tiền tệ thống nhất, mở rộng sang liên kết về chính trị, đối ngoại, an ninh để tiến tới hình thành một nhà nước chung châu Âu. Tháng 9-1991 phát hành đồng tiền chung châu Âu với số lượng thành viên là 15 nước. - Đến năm 2004, số lượng thành viên của EU đã có 25 nước. Năm 2013 EU đã có 28 nước. Đến nay với sự rời khỏi EU của Anh thì số thành viên của tổ chức này còn 27 nước. * Quan hệ Việt Nam - EU 0, 5 - Năm 1990, quan hệ Việt Nam - EU chính thức được thiết lập, mở ra một điểm thời kỳ phát triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa hai bên. - Các nước EU là đối tác đầu tư rất quan trọng vào Việt Nam, đặc biệt là các nước Anh, Pháp, Đức ., nhiều nước EU đã tham gia diễn đàn khu vực ARF, đồng thời EU cũng là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (cùng với thị trường Mĩ, Nhật, Trung Quốc). Nhiều nước trong khối EU đã giành cho Việt Nam nguồn vốn ODA rất lớn giúp Việt Nam trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo như Pháp, Đức, Bỉ - Sự hợp tác Việt Nam - EU còn được đẩy mạnh trên các lĩnh vực văn hóa, khoa học-kỹ thuật, giáo dục, y tế, thể thao * EU là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới 0, 5 - Sau 1945, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực điểm cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) - Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên, năm 2007 thêm 2 nước nâng tổng số lên 27 nước. Năm 2013 EU có 28
  6. nước. Hiện nay với sự rời khỏi Eu của Anh, thì số thành viên của EU còn 27 nước. - EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, hiến pháp chung ) => Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay. Câu 5. (3 điểm) H/s cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau: 1. Bảng thống kê 1,5 Khởi nghĩa Người Căn cứ Địa bàn hoạt Cách đánh điểm (thời gian) lãnh đạo động Khởi nghĩa Phạm Ba Đình (ba Ba Đình (ba làng Nặng về Ba Đình Bành, làng Mậu Mậu Thịnh, phòng thủ (1886- Đinh Thịnh, Thượng Thượng Thọ, Mĩ 1887) Công Thọ, Mĩ Khê ở Khê ở Nga Sơn, tráng Nga Sơn, Thanh Thanh Hóa) Hóa) Khởi nghĩa Nguyễn Bãi Sậy (vùng Bãi Sậy ( ) lan Du kích, Bãi Sậy Thiện lau sậy um tùm sang cả vùng phân tán, (1883- Thuật thuộc các huyện Thủy Nguyên - cơ động. 1892) Văn Giang, Văn Hải Phòng. Lâm, Khoái Châu, Yên Mỹ ở Hưng Yên) Khởi nghĩa Phan - Hương Khê Bốn tỉnh Thanh Lối đánh Hương Khê Đình (vùng núi rừng Hóa, Nghệ An, linh hoạt: (1885- Phùng, hiểm yếu thuộc Hà Tĩnh và lan phòng ngự, 1896) Cao hai huyện sang cả Lào chủ động Thắng Hương Sơn, tấn công, Hương Khê - du kích, Hà Tĩnh) đánh đồn diệt viện. 2. Những ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần vương. 0,75 * Ưu điểm: điểm - Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, tranh thủ sự ủng hộ mọi mặt của đồng bào. Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ; phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh. * Hạn chế: - Chưa liên kết tập hợp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng lớn, tạo thành phong trào trong toàn quốc. -Phong trào nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo được sự liên kết giữa các cuộc khởi
  7. nghĩa. Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ nơi ở cố định. 3. Bài học kinh nghiệm 0,75 - Xây dựng khối đoàn kết dân tộc không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu điểm hướng chính trị - Tư tưởng đàm-đánh, đánh để đàm, đàm để đánh, kết hợp chặt chẽ giữa hai biện pháp này để giành được những điều kiện thuận lợi nhất để giải phóng dân tộc. - Phải biết cô kẻ thù, làm cho chúng thất bại trong chiên lược lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, - Phải đề ra những chiến lược, sách lược phù hợp với điều kiện lịch sử. Xây dựng lực lượng chính trị góp phần tuyên truyền cho nội dung đường lối cứu nước đúng đắn. Hết