Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình

doc 1 trang thaodu 3550
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2013-2014 Khóa ngày 28 – 3 – 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Hóa LỚP 9 THCS Họ và tên: Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề) Số báo danh: Đề gồm có 01 trang Câu 1 (2,0 điểm) 1. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau: t0 a) Ca(OH)2 + NaHCO3  b) KMnO4  0 NH3,t c) C6H12O6 + Ag2O  d) Al4C3 + dung dịch KOH  e) CaC2 + dung dịch HCl  2. Hỗn hợp rắn A gồm MgO, CuO, Al 2O3. Cho một luồng khí hiđro đi qua hỗn hợp A nung nóng, thu được hỗn hợp rắn B. Cho hỗn hợp B vào một lượng dư dung dịch HCl, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch C và chất rắn D. Thêm một lượng sắt dư vào dung dịch C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch E và chất rắn F. Cho chất rắn F vào một lượng dư dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn D, dung dịch H và khí I. Cho dung dịch E phản ứng hoàn toàn với một lượng dung dịch NaOH dư thu được kết tủa K. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong những thí nghiệm trên. Câu 2 (1,75 điểm) 1. Trong một bình chứa hỗn hợp khí: SO2, CO2, C2H4. Trình bày phương pháp hoá học để nhận ra sự có mặt các khí đó trong hỗn hợp. 2. Hỗn hợp A gồm: CuO, CuCl2, AlCl3, Al2O3. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi khối lượng của chúng. Câu 3 (1,75 điểm) 1. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl 2 trong dung dịch Y là 15,76%. Tính nồng độ phần trăm của MgCl 2 trong dung dịch Y. 2. Cho 0,1 lít dung dịch hỗn hợp gồm H 2SO4 0,05M và HCl 0,1M trung hòa vừa đủ với V lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính V. Câu 4 (2,0 điểm) 0 1. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế etilen bằng cách đun nóng etanol với H 2SO4 đặc ở 170 C. Giải thích tại sao cần dẫn sản phẩm lội qua dung dịch NaOH loãng, dư. 2. Có 100 ml rượu etylic 75 o và nước cất đủ dùng, cùng dụng cụ đo thể tích cần thiết, có thể pha được bao nhiêu ml rượu etylic 30o? Hãy trình bày cách pha. 3. Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H 2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Tính m. Câu 5 (2,5 điểm) 1. Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH 3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO 2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính V. 2. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam một hiđrocacbon X rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2. Sau các phản ứng thu được 5 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 0,58 gam. a) Tìm công thức phân tử của X, biết 60 < MX < 150. b) Viết các công thức cấu tạo có thể có của X, biết X có chứa vòng benzen. Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Mg = 24; Al = 27; Ca = 40; Fe = 56; Br = 80; Ag = 108. HẾT