Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Lập (Có đáp án)

pdf 8 trang thaodu 7840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Lập (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_van_hoa_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Lập (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẬP ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9 NĂM HỌC 2018-2019 Đề chính thức Môn: Lịch sử Ngày thi 27/11/2018 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề). Đề thi có: 04 trang Thí sinh làm bài (cả phần trắc nghiệm khách quan và phần tự luận) ra tờ giấy thi. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 Điểm) Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ, cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi? A. 11/1975: Nước Cộng hòa nhân dân Ăn gô la ra đời. B. 1960: Năm châu Phi. C. 1962: Năm An giê ri được công nhận độc lập. D. 1994: Nen-Xơn Man-đê-la trở thành Tổng Thống da đen đầu tiên. Câu 2: Đặc điểm của cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Diễn ra qua 3 giai đoạn. B. Bị đàn áp nặng nề. C. Diễn ra sôi nổi ở các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh, làm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn. D. Diễn ra sôi nổi ở các nước châu Á. Câu 3: Để nhận được viên trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A. Không được tiến thành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. B. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ. C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu. D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. Câu 4: Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc gồm những quốc gia nào? A. Liên Xô (Nga) – Nhật Bản – Trung Quốc – Mĩ – Anh B. Đức – Nhật Bản – Trung Quốc – Mĩ – Pháp C. Mĩ – Anh – Pháp – Trung Quốc – Nhật Bản D. Liên Xô (Nga) – Anh – Pháp – Mĩ – Trung Quốc Câu 5: Trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, phát minh lớn về công cụ sản xuất mới có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của loài người là: A. Những nguồn năng lượng mới. B. Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động. C. Pô-li-me. D. Máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao. Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam bị phân hóa như thế nào?
  2. A. Phân hóa sâu sắc xuất hiện các giai cấp mới: tư sản, vô sản, Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản. B. Phân hóa sâu sắc trong đó 2 giai cấp mới xuất hiện: vô sản và nông dân là lực lương quan trọng của cách mạng C. Phân hóa sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ: Địa chủ, nông dân, xuất hiện giai cấp mới: tư sản, tiểu tư sản, vô sản. D. Phân hóa sâu sắc giai cấp vô sản mới ra đời đã vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi Câu 7: Khi ở Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động: A. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa. B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. C. Viết bài cho báo Lao Động, báo Búa Liềm. D. Tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây. Câu 8: Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là? A. Công nhân, nông dân. B. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân. C. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp. D. Liên minh tư sản và địa chủ. Câu 9: Thủ đoạn chính trị của Nhật khi vào Việt Nam là? A. Châu Á nằm trong khối Liên hiệp Nhật. B. Dùng thủ đoạn lừa bịp để nhân dân ta tưởng chúng là “bạn” chứ không phải là “thù”. C. Pháp và Nhật cùng giúp đỡ dân tộc Việt Nam. D. Tuyên truyền “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”, sức mạnh vô địch của người Nhật. Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ I mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam. A. Công nhân với tư sản. B. Nông dân với địa chủ. C. Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. D. Địa chủ với tư sản. Câu 11: Nội dung nào dưới đây không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Lực lượng cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân. B. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. C. Cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng Xã hội chủ nghĩa. D. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931. A. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân. B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
  3. C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến. D. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Câu 13: Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được thể hiện như thế nào? A. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vững chắc. B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam. C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến. D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Câu 14: Nội dung nào dưới đây khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lí và thực tiễn? A. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực Pháp hơn 80 năm nay dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập. B. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. C. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. D. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Câu 15: Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ đã có tác động như thế nào đến tình hình Việt Nam? A. Các thế lực phản động trong nước đẩy mạnh chính sách khủng bố, đàn áp các phong trào đấu tranh dân chủ dân sinh. B. Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh phục vụ lợi ích cho thực dân Pháp. C. Chính quyền thuộc địa đẩy mạnh chính sách bóc lột, vơ vét sức người, sức của. D. Việt Nam trở thành chiến trường diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Câu 16: Ý nghĩa của Quốc dân đại hội ngày 16 - 17/8/1945? A. Khẳng định tinh thần thống nhất, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc của toàn Đảng ta. B. Khẳng định tinh thần nhất trí, quyết tâm cao độ của toàn thế quốc dân cả nước ủng hộ Mặt trận Việt Minh tiến hành Tông khởi nghĩa giành chính quyền. C. Khẳng định đây là thời cơ ngàn năm có một đê dân tộc ta giành lại độc lập. D. Khẳng định sự ra đời của một chính quyền cách mạng: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Câu 17: Nguyên nhân nào gây nên tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi Cách mạng tháng Tám thành công? A. Ta chưa in được tiền mới. B. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương. C. Ta buộc phải chấp nhận đổng tiền mất giá "quan kim", "quốc tệ". D. Do chính quyền cách mạng chưa có chính sách phù hợp.
  4. Câu 18: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chính phủ Lâm thời đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng? A. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. B. Hoàn thành phong cấp các chức danh trong quân đội. C. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. D. Thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Câu 19: Ta mở chiến dịch Biên Giới nhằm mục đích? A. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc. B. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung. C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp. D. Bảo vệ thủ đô Hà Nội. Câu 20: Khẩu hiệu nào do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Điện Biên Phủ? A. Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch. B. Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng. C. Tiêu diệt hết quân địch ở Điện Biên Phủ. D. Điện Biên Phủ thành mồ chôn giặc Pháp. II. TỰ LUẬN (12,0 Điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển đó? Câu 2 (2,0 điểm): Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có sự thay đổi như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó? Câu 3 (3,5 điểm): Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) có đoạn viết: “ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc Dù phải gian lao kháng chiến nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh thì thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” (Lịch sử 9, NXBỊ Gìáo dục, 2011, trang. 104) a) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nêu những nội dung cơ bản của đoạn trích trên? b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được nhân dân ta hưởng ứng như thế nào qua cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16? Câu 4 (2,5 điểm): Âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam qua các thời điểm 1946, 1947, 1950 có gì khác nhau? Em hãy nhận xét về sự khác biệt đó? Câu 5 (2,0 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945? Hết Họ và tên học sinh , số báo danh: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  5. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẬP HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9, NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Lịch sử Ngày thi 27/11/2018 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề). I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 ĐIỂM): CÂU HỎI ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÁP ÁN Câu 1 B Câu 11 A Câu 2 A,C Câu 12 D Câu 3 A Câu 13 D Câu 4 D Câu 14 B Câu 5 B Câu 15 A,B,C Câu 6 C Câu 16 B Câu 7 B,D Câu 17 A,B,C Câu 8 C Câu 18 A,C,D Câu 9 B,D Câu 19 B Câu 10 C Câu 20 D Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm II. PHẦN TỰ LUẬN(12 ĐIỂM): Câu 1 (2,0 điểm): Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển đó? * Sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai: + Mĩ: sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. 0,25 Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. + Tây Âu: Sau giai đoạn phục hồi, từ thập kỉ 50, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu có sự phát triển nhanh, nhiều nước giữ vị trí cao trong nền 0,25 kinh tế thế giới. Đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. + Nhật Bản: Sau khi phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960 kinh tế Nhật phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, Nhật đạt được sự 0,25 phát triển “thần kì”. Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. * Nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản: + Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản 0,5 phẩm. Đây là nguyên nhân chung có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. + Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc 0,25
  6. đẩy nền kinh tế + Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển (Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu; Tây Âu tận dụng viện trợ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước kém phát triển, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu 0,5 Âu (EC); Nhật tận dụng viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu) Câu 2 (2,0 điểm): Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có sự thay đổi như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó? a. Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có sự thay đổi : 0,5 + Từ năm 1947 đến năm 1991 cuộc chiến tranh lạnh với sự đối đầu giữa hai khối Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa với nội dung chạy đua vũ trang là chủ yếu, chi phối mọi mối quan hệ quốc tế. + Từ sau năm 1991, Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh với nội dung chủ yếu lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; Sự xác lập của trật tự thế giới 0,5 đa cực; Quan hệ giữa các nước lớn là mối quan hệ đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp. b. Giải thích + Sau hơn 40 năm chạy đua vũ trang, hai siêu cường Xô – Mĩ hao tổn, suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các cường quốc khác. Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước: Tây Âu, Nhật Bản CNXH ở Liên 0,5 Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ kéo dài và sụp đổ năm 1991. Cả hai nước cần phải thoát khỏi thế đối đầu để củng cố vị thế của mình. + Do tác động của cuộc Cách mạng khoa học- kĩ thuật diễn ra ngày càng 0,5 mạnh mẽ đã thúc đẩy quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Câu 3 (3,5 điểm): Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) có đoạn viết: “ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc Dù phải gian lao kháng chiến nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh thì thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” (Lịch sử 9, NXBỊ Gìáo dục, 2011, trang. 104) a) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nêu những nội động cơ bản của đoạn trích trên? b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được nhân dân ta hưởng ứng như thế nào qua cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16? a) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ra đời trong hoàn cảnh lịch sử: + Sau khi kí Hiệp định sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946), thực 0,5 dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công quân ta ở Nam Bộ và Trung Bộ, ở Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12 - 1946). + Ngày 18 - 12 - 1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ 0,5 chiến đấu nếu không chúng sẽ hành động vào sáng ngày 20 - 12 - 1946. + Trước đó, Ban Thường vụ TW Đảng họp (ngày 18 và 19 - 12 - 1946), 0,5 quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Tối 19 - 12 - 1946, Hồ Chủ
  7. Tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. * Những nội động cơ bản của đoạn trích trên: 0,25 + Nêu lên cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân + Thể hiện quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, niềm 0,25 tin thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta. b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được nhân dân ta hưởng ứng như thế nào qua cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16: + Tại Hà Nội: cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, Hàng Bông, 0.5 Quân dân Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, giam chân chúng trong thành phố Đến đêm 17 - 2 - 1947, Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn. + Tại các thành phố khác như: Nam Định, Huế, Đà Nẵng, quân ta tiến 0,5 công, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và giam chân chúng ở đây. + Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 có ý nghĩa: Đã giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng. Chặn đứng âm mưu 0,5 đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá hủy một số phương tiện chiến tranh. Tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân, toàn diện. Câu 4 (2,5 điểm): Âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam qua các thời điểm 1946, 1947, 1950 có gì khác nhau? Em hãy nhận xét về sự khác biệt đó? * Âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt 0,5 Nam qua các thời điểm 1946, 1947, 1950 có gì khác nhau? + Năm 1946, thực dân Pháp tấn công ta ở Hà Nội nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh nhưng thất bại. + Năm 1947, thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm phá tan cơ 0,5 quan đầu não kháng chiến của ta nhưng cũng thất bại. Thực dân Pháp phải chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”. + Năm 1950, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Rơve nhằm khóa cửa biên 0,5 giới Việt -Trung chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần hai. Nhưng thực dân Pháp đã bị ta chủ động tấn công, làm cho kế hoạch Rơve phá sản. * Đánh giá sự khác biệt đó. 0,5 + Kế hoạch “Đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp từng bước bị phá sản, buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta .Đánh dấu bước thụt lùi của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. + Pháp từ thế chủ động phải chuyển sang thế bị động, lúng túng đối phó 0,5 với ta Báo hiệu sự thất bại của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh này. Câu 5 (2,0 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945? * Ý nghĩa: 0,5 + Đối với dân tộc: Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật - Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập
  8. ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nước ta trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân của nước độc lập, tự do, làm chủ nước nhà; mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta - kỉ nguyên độc lập, tự do. + Đối với thế giới: Thắng lợi của cách mạng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu 0,5 tranh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc; góp phần củng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung. * Nguyên nhân thành công: 0,25 + Dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng. + Tình đoàn kết của tất cả các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội (đặc biệt là 0,25 khối liên minh công - nông) trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. + Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch 0,25 Hồ Chí Minh. + Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đã đánh bại 0,25 phát xít Nhật.