Đề thi cuối học kỳ I môn Lịch sử 8 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kỳ I môn Lịch sử 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_cuoi_hoc_ky_i_mon_lich_su_8_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề thi cuối học kỳ I môn Lịch sử 8 - Năm học 2021-2022
- PGD &ĐT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TÂN HỘI Môn: LỊCH SỬ 8 Năm học : 2021-2022 Thời gian : 45 phút I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu kiến thức từ bài 12 đến bài 20 - Biết vận dụng kiến thức để giải quyết các các câu hỏi tình huống trong quá trình làm bài kiểm tra và vận dụng kiến thức vào thực tế. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm bài kiểm tra trực tuyến. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực hành trong đời sống. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : SƠ ĐỒ MA TRẬN - Đề có 30 câu Chủ đề Biết Hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Bài 12:Nhật Câu: 2,3 Bản giữa TK Câu :1 0,66đ 0,99 XIX đầu TK 0,33đ XX. Bài 13: Chiến tranh TG thứ Câu: 9 0,33 nhất ( 1914- 0,33đ 1918) Bài 15: Cách Câu : Câu Câu: 8 mạng tháng 4,5,6,7,10 11,12 2,64 Mười Nga 0,33đ 1,65đ 0,66đ Bài 16: Liên Câu: 13,15 Xô xây dựng
- CNXH( 1921- 0,66 đ 0,66 1941) Bài 17: Châu Âu giữa hai Câu: 14 0,33 cuộc CTTG ( 0,33đ 1918-1939) Bài 18: Nước Câu: Mĩ giữa hai 16,17,18,19, Câu: 22,28 cuộc CTTG 20,21 0,66đ 2,64 1,98đ Bài 19: Nhật Câu: 23,27 Bản giữa hai Câu:24,25,26 0,66đ cuộc TCTG 0,99đ 1,65 Bài 20: Phong trào độc lập Câu : 29 Câu: 30 0,66 dân tộc ở 0,33đ 0,33đ Châu Á Tổng 6,6đ 2,64 đ 0,66đ 9,9 III. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I:
- PGD &ĐT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TÂN HỘI Môn: LỊCH SỬ 8 Năm học : 2021-2022 Thời gian : 45 phút Khoanh vào đáp án đúng nhất: Câu 1: Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì? A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa. B. Đầu tư vào các nước tư bản khác. C. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng. D. Tiến hành chiến tranh giành thuộc địa, mở rộng lãnh thổ. Câu 2: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị đối với nước Nhật là gì? A. Giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. B. Nhật Bản trở thành nước theo con đường chủ nghĩa tư bản đầu tiên ở châu Á. C. Có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á. D. Nền chính trị - xã hội Nhật ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Câu 3: Vì sao Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây? A. Chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo. B. Nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. C. Nhật tiến hành cải cách tiến bộ theo tư bản. D. Chính quyền phong kiến Nhật còn mạnh. Câu 4: Đầu thế kỷ XX, về chính trị Nga là nước như thế nào? A. Quân chủ chuyên chế. B. Phong kiến. C. Cộng hoà. D. Quân chủ lập hiến. Câu 5: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai thông qua sắc lệnh: A. hòa bình. B. ruộng đất. C. hòa bình và sắc lệnh ruộng đất. D. xóa bỏ những đẳng cấp trong xã hội. Câu 6: Hình thức đấu tranh lúc đầu trong cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì? A. Khởi nghĩa vũ trang. B. Tổng bãi công chính trị. C. Biểu tình. D. Bãi công.
- Câu 7: Nga Hoàng tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng gì? A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế. B. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - chính trị - xã hội . C. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói ngày càng trầm trọng. D. Bị các nước đế quốc thôn tính. Câu 8: Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì? A. Đánh bại Nga Hoàng và giai cấp Tư sản. B. Lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng. C. Đưa đất nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 9: Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian A. Từ 1914 - 1916. B. Từ 1914 - 1918. C. Từ 1917 - 1918. D. Từ 1918 - 1939. Câu 10: Vì sao sau khi Cách mạng tháng Hai thành công, Lê nin và đảng Bôn sê vích phải chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng? A. Để chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia vào cuộc chiến tranh đế quốc. C. Chính quyền Xô Viết tuyên bố nước Nga rút ra khỏi cuộc chiến tranh. D. Phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi trong cả nước. Câu 11: Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc? A. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế. B. Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ. C. Tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mới là cách mạng vô sản. D. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu về việc xây dựng khối liên minh công nông. Câu 12: Điểm giống nhau của Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở Nga là gì? A. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa. B. Cách mạng do Đảng Bôn-sê-vich và Lê-nin lãnh đạo C. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động. D. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa. Câu 13: Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa từ ( 1926-1929) với phương châm chủ yếu là
- A. công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. B. đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy. C. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng D. làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp. Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là A. lạm phát, dân đói. B. năng suất tăng, sản xuất ồ ạt. C. sản suất giảm, cung không đủ cầu. D. năng suất tăng, thị trường tiêu thụ giảm. Câu 15: Trong những thập niên 20 của thế kỷ XX nước Mĩ được coi là . A. trung tâm tài chính quốc tế. B. trung tâm công nghiệp, thương mại tài chính quốc tế. C. trung tâm công nghiệp, thương mại tài chính, quân sự thế giới. D. trung tâm công nghiệp, khoa học kỹ thuật thế giới . Câu 16: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Tài chính ngân hàng. D. Năng lượng. Câu 17: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. thu nhiều lợi nhuận từ chiến tranh, áp dụng thành tựu kĩ thuật vào sản xuất. B. đất nước không bị chiến tranh, tình hình xã hội ổn định. C. có chính sách cải cách kinh tế - xã hội hợp lí. D. tăng cường lao động và bóc lột công nhân. Câu 18: Tổng thống Ru- dơ- ven đã làm gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng? A. Thực hiện chính sách kinh tế mới. B. Thực hiện chính sách mới. C. Tiến hành chiến tranh xâm lược với Mĩ Latinh. D. Xuất khẩu hàng hóa sang các nước Mĩ Latinh. Câu 19: Tổ chức nào lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ? A. Đảng Cộng sản Mĩ. B. Đảng Dân chủ Mĩ. C. Đảng Cộng hòa Mĩ. D. Công đoàn Mĩ. Câu 20: Các cuộc biểu tình, tuần hành của người Mĩ đã lôi cuốn hàng triệu người tham gia vào năm 1933 có tên gọi là
- A. vì người nghèo. B. đòi tăng lương giảm giờ làm. C. đi bộ vì đói. D. giải quyết việc cho người lao động. Câu 21: Ý nào không thuộc nội dung của "chính sách mới" ở Mĩ? A. Thực hiện biện pháp giải quyết thất nghiệp. B. Phục hồi sự phát triển của nền kinh tế, tài chính. C. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các ngành kinh tế và ổn định. D. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo. Câu 22: Bí quyết thành công của chính sách mới là gì? A. Giải quyết nạn thất nghiệp. B. Đạo luật về ngân hàng C. Đạo luật phục hưng công nghiệp D. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế. Câu 23: Để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì? A. Tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài. B. Tiến hành cải cách nền kinh tế xã hội đất nước. C. Ban hành đạo luật phục hưng công - nông nghiệp. D. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ ngân hàng. Câu 24: Năm 1918 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Nhật? A. Đảng Cộng sản Nhật thành lập. B. Diễn ra cuộc "bạo động lúa gạo". C. Trận động đất lớn khiến Tô-ki-ô sụp đổ. D. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính. Câu 25: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã làm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước A. bị phá sản hoàn toàn. B. phát triển chậm lại. C. tăng nhanh chóng. D. chuyển đổi sang phát xít hóa. Câu 26: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Cuộc bạo động lúa gạo. B. Khủng hoảng tài chính năm 1927. C. Đảng Cộng sản Nhật thành lập. D. Trận động đất ở Tô-ki-ô năm 1923. Câu 27: Nhật Bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài vì A. chưa có thuộc địa. B. tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. C. thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.
- D. muốn làm bá chủ thế giới. Câu 28: Tác động của chính sách mới đối với chế độ chính trị nước Mỹ là gì? A. Duy trì chế độ dân chủ. B. Giải quyết nạn thất nghiệp. C. Tạo thêm nhiều việc làm. D. Xoa dịu mâu thuẫn xã hội. Câu 29: Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, ở Việt Nam có phong trào nổi tiếng nào? A. Cao trào kháng Nhật cứu nước. B. Phong trào Ngũ Tứ. C. Phong trào Duy Tân. D. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Câu 30: Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì? A. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi. B. Sự kiên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít. C. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng. D. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng. HẾT TRƯỜNG THCS TÂN HỘI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CUỐI KÌ I: MÔN LỊCH SỬ 8 Năm học: 2021-2022 Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0.3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A C A C C B B B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B C D B C A B A C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D D A B B B C A D D BGH duyệt TT/NT chuyên môn duyệt Người ra đề (Đã duyệt) Đinh Thị Kim Ngân Nguyễn Thị Huệ Nguyễn Thị Phong