Đề cương ôn tập HKI môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc (Có đáp án)

docx 6 trang Đình Phong 05/07/2023 2790
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập HKI môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hki_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2022_2023_truo.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập HKI môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS TAM QUAN BẮC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI Họ và tên : Năm học: 2022 -2023 Lớp : Môn: LỊCH SỬ 8 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: I/ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có đáp đúng : (mối câu 0,5 đ) 1. Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là VD A. Hình thức đấu tranh B. Lực lượng tham gia C. Phương pháp D. Kết quả 2. Khối Liên minh hình thành năm 1882 gồm những nước nào? A. Đức, Áo-Hung B. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a C. Anh, Pháp Nga D. Anh Pháp, I-ta-li-a 3. Khối Hiệp ước hình thành năm 1907 gồm những nước nào? A. Đức, Áo-Hung B. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a C. Anh, Pháp, Nga D. Anh Pháp, I-ta-li-a 4. Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là gì? A.Tiến hành cách mạng XHCN. B.Lật đổ chế độ Nga hoàng. C.Thành lập nhà nước vô sản. D.Cải cách dân chủ. 5. Sự kiện nào chứng tỏ sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Các Đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều nước B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. C. Phe Hiệp ước giành thắng lợi trên các mặt trận D. Cách mạng Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì thành công 6. Thời kì hoàng kim nhất của nền kinh tế Mỹ vào khoảng thời gian nào? A. Thập niên 40 của thế kỉ XX B. Thập niên 20 của thế kỉ XX C. Thập niên 30 của thế kỉ XX D. Thập niên 10 của thế kỉ XX 7. Tháng 5-1921 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong phong trào công nhân Mĩ? A. Công đoàn Mĩ được thành lập B. Phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ dâng cao C. Đảng công nhân xã hội dân chủ Mĩ được thành lập D. Đảng cộng sản Mĩ được thành lập 8. Chính sách mà nước Mĩ thực hiện trong những năm 1929 - 1933 để thoát khỏi khủng hoảng có tên là A. Chính sách mới B. Chính sách kinh tế mới C. Phát xít hóa bộ máy nhà nướ D. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa 9. Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933 là ai? A. H. Huvơ B. H.Truman C. Aixenhao D. Ph. Rudơven 10. Điểm khác biệt cơ bản của tình hình kinh tế nước Mĩ so với các nước tư bản châu Âu trong giai đoạn 1918-1923 là VD A. Kinh tế Mĩ bước vào thời kì phát triển phồn vinh B. Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng C. Kinh tế Mĩ tập trung phát triển công nghiệp ô tô D. Kinh tế Mĩ tập trung phát triển công nghiệp vũ trụ
  2. 11. Bản chất của chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện trong những năm 1932-1939 là VD A. Hạn chế vai trò của ngân hàng, thay vào đó là các ngành công nghiệp trọng điểm B. Sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các vấn đề kinh tế- xã hội C. Sự nhượng bộ của giai cấp tư sản đối với người lao động D. Khôi phục lại sự cân đối giữa cung và cầu 12. Bản chất của cách mạng công nghiệp VD A. là quá trình hình thành nền tảng kinh tế của xã hội tư bản B. là quá trình hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân C. là quá trình hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu D. là quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc 13. Đâu không phải là lí do khiến cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ từ ngành công nghiệp nhẹ?VD A. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh C. Thị trường tiêu thụ rộng D. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh. 14. Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là VD A. Cuộc cách mạng tư sản không triệt để B. Cuộc cách mạng công nghiệp C. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới D. Cuộc cách mạng dân chủ 15. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX là VD A. Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây B. Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng C. Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh D. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận 16. Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng Nga 1905-1907 với cách mạng tháng Hai 1917 là VD A. Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa B. Do công- nông- binh lãnh đạo C. Đều đòi Nga hoàng thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì D. Đều là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới 17. Bản chất của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là VD A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. B. Cách mạng giải phóng dân tộc. C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. 18. Kết quả nổi bật của Cách mạng tư sản Anh là gì ? TH A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Anh. B. Vẫn duy trì mọi đặc quyền của thế lực phong kiến, đời sống nhân dân không được cải thiện. C. Nền cộng hoà dân chủ được thiết lập ở Anh. D. Thế lực giai cấp tư sản được củng cố, quyền lợi của nhân dân lao động được đảm bảo. 19. Điểm nào chứng tỏ cách mạng tư sản Anh là cách mạng chưa triệt để? TH A. Lật đổ chế độ phong kiến. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh. C. Đưa tư sản, quí tộc mới lên nắm quyền. D. Đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản, quý tộc mới nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.
  3. 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? TH A. Quân chủ lập hiến, nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh. B. Nền cộng hòa, quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh. C. Quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, nền cộng hòa. D. Nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, quân chủ lập hiến. 21. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là TH A. Lật đổ sự thống trị của vương triều Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa phát triển. B. Xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha C. Lật đổ ngôi vua chuyên chế Hà Lan, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. D. Đánh bại phe phái của quý tộc mới, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản 22. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại là A. Cách mạng Hà Lan. B. Cách mạng tư sản Anh. C. Cách mạng tư sản Pháp. D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 23. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào? A. Quân chủ lập hiến. B. Cộng hòa tư sản. C. Quân chủ chuyên chế. D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế. 24. Lãnh đạo cuộc cách mang tư sản Anh là tầng lớp giai cấp nào? A. Quý tộc mới và nông dân B. Quý tộc mới và tư sản C. Tư sản và nông dân D. Nông dân và công nhân 25. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì? A. Công đoàn B. Nghiệp đoàn C. Phường hội D. Đảng cộng sản 26. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức? A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến. D. Xứ sở của những ông vua công nghiệp. 27: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp: A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến. D. Xứ sở của những ông vua công nghiệp. 28: Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua? A. Nước Mĩ, Pháp, Đức B. Nước Mĩ, Đức C. Nước Pháp,Mĩ D. Nước Mĩ, Nga 29. Chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền Anh ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. phát triển công nghiệp trong nước. B. chăm lo đời sống nhân dân. C. đàn áp phong trào công nhân. D. đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. 30: Công xã Pa-ri tồn tại trong bao nhiêu ngày? A. 70 ngày B. 71 ngày. C. 72 ngày. D. 75 ngày B. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1 NB Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? 2 điểm
  4. -Phát xít Đức , I-ta-li-a, Nhật Bản sụp đổ hòan tòan . Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .0,5đ -Là cuộc chiến lớn nhất, khốc liệt nhất, 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương và tàn tật , thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất . 1 đ -Tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển . 0,5đ Câu 2: NB Nêu những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản? (2 điểm) - 2/1848, cương lĩnh của Đồng minh do Mác và Ăng-ghen soạn thảo được công bố dưới hình thức là một bản tuyên ngôn, với nội dung: (0,5 điểm) + Tuyên ngôn nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản là lực lượng lất đổ chế độ tư bản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. (1 điểm) + Tuyên ngôn kết thức bằng lời kêu gọi: “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. (0,5 điểm) Câu 3 TH. Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? So với cách mạngt háng Hai, cách mạng tháng Mười đã đem lại kết quả tiến bộ như thế nào? Năm 1917 nước Nga có Hai cuộc cách mạng vì: . - Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàngvà dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. - Cuộc cách mạng thứ hai do Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, Đó là cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới * Kết quả cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản thiết lập nhà nước vô sản đem lại chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân Câu 4. TH. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? 2 điểm - Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. 0,5đ - Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới thành lập hai khối quân sự đối lập: khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung (1882) và khối Hiệp ước của Anh, Pháp và Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới. 1đ * Duyên cớ: -28-6- 1914 thái tử Áo- Hung bị phần tử khủng bố ở Xéc- bi ám sát. Nhân cớ đó , Đức , Áo -Hung gây chiến . 0,5đ Câu 5. VDC. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) giống và khác với cuộc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)như thế nào? * Giống nhau: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. 0,25đ * Khác: - Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô 0,25đ - Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: + Khi Liên Xô chưa tham gia thì cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. 0,25đ + Nhưng khi Liên Xô tham gia thì tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi, đối với liên Xô thì chính nghĩa còn đối với các nước phát xít thì vô nghĩa. 0,25đ Câu 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả như thế nào? 2 điểm
  5. - Chiến tranh gây nên nhiều tai hoạ cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá huỷ, chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla. 0,75đ - Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại : Đức mất hết thuộc địa ; Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình. 0,75đ - Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. 0,5đ Câu 7 : Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? (2 đ) * Đối với nước Nga: 1đ -Làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận của con người Nga. - Đưa người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới- XHCN * Đối với thế giới: 1đ - Làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Câu 8 (1 điểm) Đặc điểm cơ bản của các cuộc cách mạng tư sản: - Do tư sản lãnh đạo - Nhằm lật đổ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển - Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu của cách mạng Câu 9. Trình bày những hệ quả của cách mạng công nghiệp? * Về kinh tế: Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. * Về xã hội: - Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản và vô sản. - Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên. Câu 10: Tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng? 2đ - Tình hình kinh tế : + Nông nghiệp lạc hậu, Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực. + Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm - Tình hình chính trị - xã hội: + Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. +Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba, mâu thuẫn với nhau rất gay gắt.
  6. Suy nghĩ của em về hậu quả?. Từ hậu quả to lớn của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta rút ra được bài học gì trong việc duy trì nền hòa bình trên thế giới hiện nay? Rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay từ hậu quả của cuộc chiến tranh này: + Đoàn kết, lên án các hành động vi phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác. + Giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thương lượng, đàm phán .