Đề thi đề nghị thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1

docx 10 trang thaodu 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_de_nghi_thi_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_phong_giao_du.docx

Nội dung text: Đề thi đề nghị thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Phòng giáo dục và đào tạo Quận 1

  1. PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII TRƯỜNG THCS VĂN LANG NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8 Câu 1 (2 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng và phân loại phản ứng: KMnO4 → O2 → Fe3O4 → Fe → FeCl2 Câu 2 (3 điểm): a) Phân loại và gọi tên các công thức hoá học sau: P2O5, Fe2O3, NaCl. b) Viết công thức hoá học và phân loại các chất sau: axit nitric, canxi hiđrocacbonat, sắt (II) hiđroxit. Câu 3 (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau: a) Cho mẩu kim loại Na vào cốc chứa 100ml nước cất. b) Nhỏ từ từ nước vào bát sứ đựng mẩu vôi sống, sau đó cho mẩu giấy quỳ tím. Câu 4 (3 điểm): Cho 15,6g kim loại tác dụng với dung dịch axit clohiđric. a) Hãy mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học của phản ứng trên. b) Tính thể tích của chất khí sinh ra trong phản ứng trên. c) Dẫn toàn bộ lượng khí trên đi qua 20g bột đồng (II) oxit đun nóng thì thu được kim loại màu đỏ gạch và hơi nước.Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng. Câu 5 (1 điểm): Trong phòng thí nghiệm (ở nhiệt độ phòng 25 0C), bạn Phong đã lấy 300,46g muối natri clorua hoà tan vào 830g nước cất thì thu được dung dịch bão hoà. a) Em hãy tính độ tan của của muối ăn. b) Nếu bạn Phong muốn pha chế 100g dung dịch natri clorua nồng độ 20% thì cần dùng bao nhiêu gam natri clorua và nước cất. HẾT PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8 Câu 1: (3,5 điểm) Hoàn thành các phản ứng hóa học sau , ghi rõ điều kiện phản ứng xảy ra , phân loại phản ứng hóa học : a) K2O + H2O → ? b) H2 + Fe2O3 → ? + ? c) H2O → ? + ? d) Al + H2SO4 → ? + ? e) KClO3 → ? + ? f) P2O5 + H2O → ?
  2. Câu 2: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học , nhận biết các dung dịch sau : Giấm ăn , nước muối sinh lý , nước rửa chén , nước cất. Câu 3: (2 điểm) Phân loại , gọi tên , viết công thức hóa học các chất sau : CÔNG THỨC PHÂN LOẠI TÊN GỌI HÓA HỌC SiO2 Axit nitric FeCl3 Nhôm hidroxit H2S NaOH Bazơ không tan Sắt ( III ) Oxit Câu 4:(3 điểm) Cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 43,8 gam axit clohidric HCl a) Viết phương trình hóa học b) Tính khối lượng chất dư sau phản ứng ? c) Tính thể tích khí Hidro ở đktc sinh ra ? d) Tính khối lượng dung dịch axit clohidric khi nồng độ dung dịch là 10% (Cho: Zn = 65 ; H = 1 ; Cl = 35,5 ) HẾT PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8 Câu 1: (1 điểm) Hãy nêu hiện tượng hóa học và viết phương trình phản ứng khi cho viên natri (nhỏ bằng hạt đậu xanh) tác dụng với nước, sau đó thêm vài giọt phenol phthalein. Câu 2: (2 điểm) Hãy phân loại và gọi tên các chất sau: H 3PO4, Fe(OH)3, K2O, NaHSO4, BaCl2, NO2, Ba(OH)2 , HBr. Câu 3: (1,5 điểm) Bằng PPHH hãy nhận biết các chất rắn sau: P2O5, Al2O3, BaO. Viết PTHH? Câu 4: (2điểm) Hãy hoàn thành chuỗi phản ứng sau: KMnO4 → O2 → Fe3O4 → Fe → H2
  3. Câu 5: (3 điểm) Hòa tan một lượng vừa đủ kim loại magie vào dung dịch có chứa 18,25g axit clohidric. Hãy: a) Viết PTHH của phản ứng? b) Tính khối lượng magie tham gia phản ứng? c) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc? d) Khí thoát ra đem đốt trong lọ khí oxi. Tính khối lượng hơi nước tạo thành? Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 6: (0,5 điểm) Từ quặng pirit sắt FeS2 người ta dùng phương pháp nhiệt luyện để thu được Fe2O3 theo PTHH sau: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2 a) Hãy cân bằng phương trình hóa học trên? b) Theo em có thể dùng chất nào để điều chế Fe từ Fe2O3. Viết PT phản ứng minh họa? Cho: O=16 , H=1 , Mg=24 , Zn=65 , Cl=35.5 HẾT PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII TRƯỜNG THCS CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8 Câu 1. (3,0 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau ,viết các phương trình hóa học : KMnO4 → O2 → H2O → H2SO4 → H2 →Fe → Fe3O4 Câu 2. (1,0 điểm) Hoàn thành bảng sau: Công thức Tên Loại chất (oxit, axit, bazơ, muối) hóa học Kẽm(II) hidroxit HNO2 HI canxi đihidrophotphat Câu 3. (1,0 điểm) Có 3 lọ riêng biệt mất nhãn đựng các chất rắn màu trắng sau: NaOH; P 2O5; NaCl. Trình bày phương pháp nhận biết các lọ trên. Câu 4. (1,0 điểm) Nhiệt phân hoàn toàn 100 gam kali clorat (có 38,75% khối lượng là tạp chất trơ) a) Tính khối lượng kali clorat nguyên chất. b) Tính thể tích khí oxi sinh ra (đktc).
  4. Câu 5. (2,0 điểm) a) Hiên nay, tình trạng ô nhiễm bầu không khí đang là vấn đề lo ngại của toàn thế giới. Theo hướng nghiên cứu mới, người ta đang nghiên cứu nguồn nhiên liệu sạch thay thế cho xăng, dầu nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Nhiên liệu sạch đó là gì? Giải thích vì sao? b) Vì sao người ta không dùng khí hidro cho các khinh khí cầu, tàu bay. Câu 6. (2,0 điểm) Cho 0,775 gam Na2O hòa tan vào 39,225 gam nước. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Dung dịch thu được có chứa chất tan gì? (Viết công thức hóa học và gọi tên) c) Tính khối lượng dung dịch thu được. d) Tính nồng độ % của dung dịch thu được. (Cho nguyên tử khối: H=1; O=16; Na=23; Cl=35,5; K=39) HẾT PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8 Câu 1: (3 điểm) Hoàn thành các các phản ứng sau dưới dạng phương trình hóa học (ghi đầy đủ điều kiện phản ứng nếu có): a) Sắt (III) oxit + ? → sắt + ? b) ? + axit sunfuric → ? + khí hidro c) Kali Clorat → ? + Khí oxi d) Natri oxit + nước → ? e) ? + ? → axit photphoric f) ? + nước → ? + khí hidro Câu 2: (1.5 điểm) Em hãy trình bày cách phân biệt 4 chất lỏng không màu chứa trong các lọ mất nhãn sau: nước cất, nước muối (Natri clorua), nước cốt chanh (axit citric) và dung dịch nước vôi trong (canxi hidroxit). Câu 3: (1.5 điểm) Hãy điền vào những ô còn trống trong bảng sau: Stt Công thức hóa học Tên chất Loại chất 1 Nhôm hidroxit 2 Pb(NO3)2 3 Kali hidroxyt 4 H2SiO3 5 Natri hdrocacbonat 6 CO2
  5. Câu 4: (3 điểm) Dẫn 6,72 lít khí Hidro đi qua ống sứ có chứa 32g bột đồng (II) oxit đang được nung nóng. a) Có thể thu được bao nhiêu gam đồng từ phản ứng trên? b) Để có được lượng khí hidro dùng cho phản ứng trên thì phải dùng hết bao nhiêu gam axit Clohidric khi cho tác dụng với Magiê. Câu 5: (1 điểm) Ở nhiệt độ 20 0C, 30g nước hòa tan được 10,77g muối ăn (NaCl) tạo thành dung dịch bão hòa. Tính độ tan của muối ăn ở 200C và nồng độ phần trăm của dung dịch muối ăn bão hòa ở nhiệt độ đó? (Cho Cu=64, H=14, O=16, Cl=35.5) HẾT PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8 Câu 1: (2 điểm) Cho các oxit sau: N2O5 ; Na2O ; SO3 ; CaO a) Oxit nào tác dụng được với nước tạo ra axit? Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm. b) Oxit nào tác dụng được với nước tạo ra dung dịch bazơ? Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm. Câu 2: (2 điểm) Bổ túc chất và hoàn thành các phương trình hóa học sau: a) Cu + O2 → ? b) Na + H2O → NaOH + ? c) Mg + HCl → ? + H2 d) KClO3 → KCl + ? Câu 3: (2,5 điểm) 3.1) Có 3 lọ đựng riêng biệt 3 dung dịch khác nhau: dung dịch axit sunfuric H 2SO4, dung dịch bari hiđroxit Ba(OH)2 và dung dịch natri nitrat NaNO3 bị mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 lọ dung dịch trên. 3.2) Những quả bóng bay nhiều màu sắc được bơm bằng khí hidro. Khi có tác dụng của nhiệt độ (lửa), dù là nhỏ như bật lửa, tàn thuốc, bóng bay giãn nở quá mức, áp suất khí bên trong tăng làm nổ bóng bay. Khi bóng nổ, khí hidro có thể tác dụng với oxy sẽ gây nổ mạnh. Sức công phá khi một quả bóng phát nổ có thể không lớn, nhưng khi cả chùm bóng cùng nổ một lúc, hậu quả sẽ thật khôn lường và có nhiều nạn nhân bị bỏng vì nguyên nhân này. Em hãy cho biết: a) Vì sao bong bóng bay được khi bơm bằng khí hidro? b) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi bóng bay nổ. Câu 4: (0,5 điểm) Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
  6. Câu 5: (3,0 điểm) Cho 13 gam kẽm tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohidric (HCl). Sau phản ứng thu được muối kẽm clorua và khí hidro. a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở điều kiện tiêu chuẩn). c) Tính khối lượng muối kẽm clorua tạo thành. d) Tính khối lượng và nồng độ của 200 gam dung dịch axit clohidric đã dùng. Cho biết: Zn = 65 ; Cl = 35,5 ; H= 1 HẾT PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8 Câu 1. (3 điểm) Hoàn thành bảng sau: CÔNG THỨC HÓA HỌC TÊN GỌI PHÂN LOẠI N2O5 NaOH H3PO4 CaCO3 Al(NO3)3 FeCl3 Câu 2. (2 điểm) Hoàn thành các phản ứng sau đây: a) Fe + HCl → b) Na2O + H2O → c) KMnO4 → d) Ba + H2O → Câu 3. (1 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau: CaO ; P2O5 ; ZnO. Câu 4. (1,5 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho: a) Cho dung dịch axit clohiđric (HCl) vào ống nghiệm chứa kim loại kẽm. b) Dẫn khí hidro qua bột đồng (II) oxit đun nóng. Câu 5. (2,5 điểm) Cho 4,8 gam Magie tác dụng với 182,5 gam dung dịch axit clohiđric 10%. Sản phẩm thu được muối Magie clorua và khí hidro (đktc). a) Tính khối lượng muối Magie clorua thu được và thể tích khí hiđro thoát ra (đktc). b) Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng. (Cho: H= 1; O= 16; Mg= 24; Cl= 35,5)
  7. PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8 Câu 1: (3 điểm) Hoàn thành các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a) Al + H2SO4 → ? + ? b) Fe2O3 + ? → Fe + ? c) KClO3 → ? + O2 d) P2O5 + ? → H3PO4 e) CH4 + O2 → ? + ? f) Ca + H2O → ? + ? Hãy cho biết mỗi phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học gì? Câu 2: (1 điểm) Hãy phân loại và gọi tên các chất sau: H2SO4 , Fe(OH)2 , MgO , CaCl2 Câu 3 : (1 điểm ) Hãy viết phương trình phản ứng và nêu hiện tượng của thí nghiệm sau: dẫn khí hiđro qua CuO và đun nóng. Câu 4: (1,5 điểm ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau : NaOH ; H2SO4 , KCl và H2O. Câu 5: (2,5 điểm) Cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 43,8 gam axit clohidric a) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng. b) Tính khối lượng dung dịch axit clohidric ban đầu biết nồng độ dung dịch là 20%. o Câu 6: (1 điểm) Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy khí axetilen (C 2H2) trong khí Oxi có thể lên đến 3000 C. Vì vậy, khi cần cắt, phá các con tàu bị hư hỏng để tận dụng sắt thép, người ta dùng đèn xì Oxi – axetilen. a) Viết PTHH của phản ứng giữa axetilen và khí oxi. b) Tính thể tích khí oxi cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí axetilen. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. (Cho: Zn = 56, H = 1, Cl = 35,5 ) HẾT PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN 1 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKII TRƯỜNG THCS HUỲNH KHƯƠNG NINH NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8 Câu 1: (1,5 điểm) Nước muối sinh lý (natri clorua ) là nước muối có nồng độ là 0,9% .Nước muối sinh lý thường được dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải, dùng để rửa mắt, mũi, súc miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em.
  8. a) Viết công thức hóa học của natri clorua. b) Tính khối lượng muối natri clorua trong 200 gam dung dịch Natri clorua nồng độ 0,9% . Câu 2: (2,5 điểm) Hãy viết các phương trình hóa học sau đây: a) Nhiệt phân thuốc tím KMnO4. b) Điều chế khí hidro từ kim loại sắt và axit clohidric HCl. c) Điện phân nước. d) Phản ứng giữa P2O5. và nước. e) Đốt cháy kim loại kẽm trong khí oxi. Câu 3: (1,5 điểm) Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi: Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, khi đốt than, dầu, xăng các khí CO2, SO2 và NO được giải phóng vào khí quyển. Các khí này sẽ kết hợp với khí oxi và nước trong khí quyển tạo thành các chất H2CO3, H2SO4, HNO3 gây ra mưa axit. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ): Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Ngoài ra, mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm, làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử. Gọi tên các Axit ở trên và nêu 3 biện pháp làm giảm hiện tượng trên. Câu 4: (1,5 điểm) Trong một tiết học tự chọn, bạn Bình và bạn An thảo luận giải bài tập: “ Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 3 lọ dung dịch mất nhãn sau đây: HCl , Ca(OH)2 và NaCl”. Bạn Bình nói: dùng que diêm đang cháy để nhận biết 3 dung dịch đó. Bạn An nói: dùng giấy quỳ tím để nhận biết 3 dung dịch đó. a) Em hãy cho biết cách nhận biết của bạn nào là đúng ? b) Trình bày nhận biết với cách làm của bạn đó. Câu 5: (3 điểm) Cho 8,4g kim loại magie tác dụng hết với dung dịch axit sunfuric ( H 2SO4 ) thì thu được dung dịch muối magie sunfat và khí hiđro. Dẫn toàn bộ khí hiđro thu được qua ống nghiệm chứa đồng (II) oxit đun nóng thì thu được kim loại màu đỏ gạch và hơi nước. a) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc và khối lượng muối sinh ra. b) Tính khối lượng kim loại thu được sau phản ứng. (Biết: Mg= 24; H=1; S=32; O=16, Cu=64) HẾT
  9. “MỌI THẮC MẮC CỦA QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH CÓ THỂ TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP QUA SỐ ĐIỆN THOẠI: 0797773581 HOẶC EMAIL: tuongtuong16072003@gmail.com” Thầy: PHẠM TƯỞNG