Đề thi đề xuất môn Hóa học Lớp 10 lần thứ XV - Trường THPT chuyên Chu Văn An

doc 4 trang thaodu 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất môn Hóa học Lớp 10 lần thứ XV - Trường THPT chuyên Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_de_xuat_mon_hoa_hoc_lop_10_lan_thu_xv_truong_thpt_chu.doc

Nội dung text: Đề thi đề xuất môn Hóa học Lớp 10 lần thứ XV - Trường THPT chuyên Chu Văn An

  1. TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN LỚP 10 TỈNH LẠNG SƠN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề này có 4 trang, gồm 8 câu) Câu 1: (2,5 điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử, HTTH, hạt nhân 1. Cho hai nguyên tố X, Y có electron cuối cùng trong cấu hình electron nguyên tử lần lượt được đặc trưng bởi bộ 4 số lượng tử là: X: n = 3; l = 0; m = 0; s = -1/2. Y: n = 2; l = 1; m = 1; s = +1/2. Viết cấu hình electron đầy đủ và chỉ rõ vị trí (chu kì, phân nhóm) của các nguyên tố X, Y trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 2. Các khí hiếm từng được cho là hoàn toàn trơ và không có khả năng tạo liên kết hóa học. Ngày nay, nhận thức trên đã thay đổi, một số hợp chất có chứa xenon đã cô lập được. Dùng thuyết liên kết hóa trị, dự đoán dạng hình học phân tử có thể có của XeF 2 và XeF4. 3. Bằng thiết bị và ở điều kiện thích hợp, một bức xạ có độ dài sóng là 58,34 nm được chiếu vào một dòng khí nitơ. Người ta xác định được tốc độ của dòng electron đầu tiên là 1,4072.106 m.s–1, tốc độ của dòng electron tiếp theo là 1,266.10 6 m.s–1. Tính năng –1 lượng ion hóa thứ nhất (I 1) và năng lượng ion hóa thứ hai (I 2) theo kJ.mol . Giả thiết tác dụng của bức xạ chỉ tách electron từ phân tử nitơ. Cho: Hằng số Planck h = 6,6261.10–34 J.s; Tốc độ ánh sáng c = 2,9979.108 m.s–1; 23 –1 –31 số Avogađro NA = 6,0221.10 mol ; Khối lượng electron me = 9,1094.10 kg. Câu 2: Động hóa học không có cơ chế (2,5 điểm) Sunfuryl clorua (SO2Cl2) được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Sunfuryl clorua là một chất lỏng không màu, có mùi cay, sôi ở 70 oC. Khi nhiệt độ trên 70oC nó sẽ phân hủy tạo thành SO2 và Cl2 theo phản ứng: SO2Cl2(k) SO2(k) + Cl2(k). Một bình kín thể tích không đổi chứa SO 2Cl2(k) được giữ ở nhiệt độ 375K. Quá trình phân hủy SO2Cl2(k) được theo dõi bằng sự thay đổi áp suất trong bình. Kết quả thu được như sau: Thời gian, t(s) 0 2500 5000 7500 10000 Áp suất, P(atm) 1,000 1,053 1,105 1,152 1,197
  2. 1. Chứng tỏ rằng phản ứng phân hủy SO 2Cl2 là phản ứng bậc 1. Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 375K. 2. Nếu phản ứng trên được tiến hành ở 385K, áp suất của bình sau 1 giờ là 1,55 atm. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng phân hủy trên. Câu 3: (2,5 điểm) Nhiệt – Cân bằng hóa học 0 1. Quá trình đốt cháy etan (C 2H6) tạo ra CO 2 và nước lỏng ở 25 C. Biết rằng thiêu nhiệt của etan trong điều kiện trên là -1560,5 kJ/mol. 0 a) Tính sinh nhiệt chuẩn, H f của etan. b) Tính năng lượng liên kết C=O. c) Tính S0 cho phản ứng theo J.mol 1.K 1. Cho G0 = -1467,5 kJ/mol và: Chất CO2 H2O 0 1 H f (kJ.mol ) -393,5 -285,8 Liên kết C-C C-H O-H O=O Eliên kết 347 413 464 495 2. Đối với phản ứng thuận nghịch pha khí 2 SO2 + O2 ⇌ 2 SO3 a) Người ta cho vào bình kín thể tích không đổi 3,0 lít một hỗn hợp gồm 0,20 0 mol SO3 và 0,15 mol SO2. Cân bằng hóa học được thiết lập tại 25 C và áp suất chung của hệ là 3,20 atm. Hãy tính thành phần % thể tích khí oxi trong hỗn hợp cân bằng. 0 b) Cũng ở 25 C, người ta cho vào bình trên một lượng khí SO3. Ở trạng thái cân bằng hóa học thấy có 0,105 mol O 2. Tính thành phần % SO3 bị phân hủy, thành phần % theo thể tích hỗn hợp khí và áp suất chung của hệ tại trạng thái cân bằng. Câu 4: (2,5 điểm) Liên kết, cấu tạo phân tử, tinh thể 1. Chất A là hợp chất có thành phần chỉ gồm nitơ và hiđro. Chất A được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một thể tích hơi của A có khối lượng bằng khối lượng của cùng một thể tích khí oxi. a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A và cho biết trạng thái lai hóa của nitơ trong A. b) Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy so sánh tính bazơ và tính khử của A với NH 3. Giải thích.
  3. 2. Thực nghiệm cho biết đồng tinh thể có khối lượng riêng D = 8,93 g/cm 3; bán kính nguyên tử đồng là 128 pm. Đồng kết tinh theo mạng tinh thể lập phương đơn giản hay lập phương tâm diện? Tại sao? Câu 5: (2,5 điểm) Dung dịch điện li (cân bằng axit bazơ, cân bằng tạo chất ít tan) Trộn 100,0 ml dung dịch CH3COOH 0,2 M với 100 ml dung dịch H 3PO4 nồng độ a M, thu được dung dịch A có pH = 1,47. 1. Xác định a. 2. Thêm từ từ Na 2CO3 rắn vào dung dịch A cho đến pH = 4,0, thu được dung dịch B. Tính số mol Na2CO3 đã thêm vào. Cho biết: H3PO4 có pK1 = 2,15; pK2 = 7,21; pK3 = 12,32; CH3COOH có pK = 4,76; CO2 + H2O có pK1 = 6,35; pK2 = 10,33; Câu 6: (2,5 điểm) Phản ứng oxi hóa khử, pin điện hóa, điện phân Dung dịch X gồm K 2Cr2O7 0,010 M; KMnO4 0,010 M; Fe2(SO4)3 0,0050 M và H2SO4 (pH của dung dịch bằng 0). Thêm dung dịch KI vào dung dịch X cho đến nồng độ của KI là 0,50 M, được dung dịch Y (coi thể tích không thay đổi khi thêm KI vào dung dịch X). 1. Hãy mô tả các quá trình xảy ra và cho biết thành phần của dung dịch Y. 2. Tính thế của điện cực platin nhúng trong dung dịch Y. 3. Cho biết khả năng phản ứng của Cu2+ với I- (dư) ở điều kiện tiêu chuẩn. Giải thích. 4. Viết sơ đồ pin được ghép bởi điện cực platin nhúng trong dung dịch Y và điện cực platin nhúng trong dung dịch gồm Cu 2+, I- (cùng nồng độ 1 M) và chất rắn CuI. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và xảy ra trong pin khi pin hoạt động. 0 0 0 0 Cho: E 2 3+ = 1,330 V; E 2+ = 1,510 V; E 3+ 2+ = 0,771 V; E = 0,5355 V Cr2O7 /Cr MnO4 /Mn Fe /Fe I3 /I 0 o RT E 2+ = 0,153 V; pK 12; ở 25 C: 2,303 = 0,0592; Cr (Z = 24). Cu /Cu s(CuI) F Câu 7: (2,5 điểm) Nhóm halogen, oxi –lưu huỳnh 1. Từ S, thực hiện dãy chuyển hóa sau: S Cl2 ACl2 B O2 C D 1300 C xt
  4. Hợp chất A là chất lỏng màu vàng chứa 52,5% Cl và 47,5% S. Hợp chất B là chất lỏng màu đỏ, dễ hút ẩm. Hợp chất D có khối lượng mol phân tử là 135 g/mol. Hợp chất D có thể thu được bằng phản ứng trực tiếp của hợp chất C với O 2. Xác định các chất A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Trong thiên nhiên, Br2 có nhiều ở nước biển dưới dạng NaBr. Công nghiệp hóa học điều chế Br2 từ nước biển được thực hiện theo quy trình sau đây: - Cho một ít dung dịch H2SO4 vào một lượng nước biển; - Sục khí Cl2 vào dung dịch mới thu được; - Dùng không khí lôi cuốn hơi Br2 tới bão hòa vào dung dịch Na2CO3; - Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch đã bão hòa Br2, thu hơi Br2 rồi hóa lỏng. Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra trong các quá trình trên. Câu 8: (2,5 điểm) Tổng hợp vô cơ 1. Viết phương trình hóa học minh họa cho các quá trình sau: a) K2Cr2O7 là hóa chất chính có trong ống kiểm tra nồng độ cồn của hơi thở. Khi hơi thở của người bị kiểm tra có nồng độ cồn đủ lớn thì ống sẽ chuyển từ màu vàng sang màu xanh. b) Các hóa chất chính có trong các thiết bị cung cấp oxi cá nhân là NaClO 3 và BaO2. Khi bị phân hủy NaClO 3 sẽ cung cấp oxi và BaO 2 có tác dụng xử lý các sản phẩm phụ (HClO, Cl2) sinh ra trong quá trình này. 2. Một halogenua axit A có dạng SOxClXy. Khi hòa tan A vào dung dịch Ba(OH)2 thấy xuất hiện kết tủa trắng. Mặt khác khi cho một lượng A như trên vào dung dịch AgNO 3 cũng xuất hiện kết tủa trắng với khối lượng lớn hơn 1,419 lần so với lượng kết tủa trên. Xác định công thức của A, viết phương trình hóa học xảy ra. Biết X là halogen. HẾT STT Câu Người ra đề Số điện thoại Chữ kí 1 4,5 Nguyễn Thị Thanh Huyền 0984853888 2 1,3,7 Nguyễn Thị Bích Ngọc 0916948424 4 2,6,8 Phạm Thị Kim Ngân 0912769745