Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 2701
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017_pho.docx

Nội dung text: Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NAM TRỰC ĐỀ THI GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN NGỮ VĂN 6 ( Thời gian làm bài 90 phút) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở các phương án đúng vào tờ giấy thi. Những động tác thả sào rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng bằng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhả, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ (Vượt thác) Câu 1: Tác giả của văn bản Vượt Thác là ai? A. Tạ Duy Anh C. Nguyễn Tuân B. Đoàn Giỏi D. Võ Quảng Câu 2: Đoạn trích Vượt thác được trích từ tác phẩm nào? A. Quê nội C. Đất Quảng Nam B. Quê hương D. Tảng sáng Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đún và đầy đủ nhất các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dượng Hương Thư khi vượt thác: A. Như một pho tượng bằng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, cặp mắt nhíu lại B. Như một pho tượng bằng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa C. các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa D. Như một pho tượng bằng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, cặp mắt nảy lửa Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng về các từ láy có trong đoạn văn: A. Cuồn cuộn, nhỏ nhẻ, vâng vâng dạ dạ B. Rập ràng, đồng đúc, nhỏ nhẻ C. Rập ràng, cuồn cuộn, nhỏ nhẻ D. Rập ràng, cuồn cuộn, vâng vâng dạ dạ Câu 5: Trong đoạn văn trên, mấy lần tác giả sử dụng phép so sánh: A. Một lần C. Ba lần
  2. B. Hai lần D. Bốn lần Câu 6: Trong câu: “Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhả, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ ” có mấy cụm danh từ? A. 1 cụm C. 3 cụm B. 2 cụm D. 4 cụm Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đủ cụm động từ có trong câu: “Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra sông Cửa lớn xuôi về Năm Căn”? A. Chèo thoắt C. Chèo thoát, đổ ra, xuôi về B. Đổ ra D. Đổ ra, xuôi về Câu 8: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”? A. So sánh C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D. Hoán dụ PHẦN II: TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 1( 1, 5 điểm)Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa? Câu 2 ( 2 điểm): Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ dưới đây: “ Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” ( Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ) Câu 3( 4, 5 điểm): Hãy viết bài ăn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè. ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn một phương án trả lời đúng nhất. Mỗi phương án đúng 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A B C B B C C PHẦN TỰ LUẬN(8 ĐIỂM) Câu 1 ( 1. 5 điểm) ẨN DỤ HOÁN DỤ GIỐNG Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác nhằm tăng sức (0.25) gợi hình, gọi cảm cho sự diễn đạt KHÁC Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể Dựa vào quan hệ tương cận. Cụ thể: (1.0) là tương đồng về: - Bộ phận- toàn thể - Hình thức - Vật chứa đựng- vật bị chứa đựng
  3. - Cách thức thực hiện - Dấu hiệu của sự vật- sự vật - Phẩm chất - Cụ thể- trừu tượng - cảm giác Lấy ví dụ ( 0.25đ) Câu 2: (2.0đ) - Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện lên một tầm cao mới, làm cho người đọc thấu hiểu một chân lý đơn giản nhưng vô cùng lớn lao (0.5đ) + Đêm không ngủ của Bác trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác (0.25đ) + Bác không ngủ vì lo cho nước, thương bọ đội, thương đoàn dân công (0.25đ) + Vì Bác là Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác đã dành hết cuộc đời mình cho nhân dân, cho Tổ Quốc(0.25đ) - Đó là lẽ sống “nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác (0.5đ) Cách cho điểm: Điểm từ 1.75- 2: Bài viết đủ ý, sáng tạo, diễn đạt trôi chảy, không bị sai lỗi chính tả Điểm từ 1- 1.5: Bài viết đủ ý, diễn đạt lưu loát, đúng phương thức biểu cảm Điểm từ 0.5- 0.75: Có ý nhưng diễn đạt không tốt, mắc nhiều lỗi chính tả Điểm 0: Không đạt yêu cầu nào Câu 3 (4.5đ) a, Mở bài( 0.5đ): Nêu khái quát về hàng phượng vĩ và tiếng ve mùa hè và ấn tượng của người viết b, Thân bài ( 3.5đ) - Miêu tả khái quát hàng phượng vĩ: Ấn tượng chung khi bước vào nhìn thấy nó. Miêu tả thân cây, tán cây, cành cây (0.5đ) - Tán cây phượng là nơi che chở cho những chú ve. Những ca sĩ của mùa hè, cất lên những bản nhạc sôi động. Tiếng ve ấy và mỗi lần nhìn thấy hoa phượng nở thì tâm trạng của học sinh như thế nào?( đánh dấu từng bước trưởng thành, sắp phải rời xa thầy cô, bạn bè, mái trường ) (1.0đ) - Khi mùa hè đến, cả khoảng trời mênh mông là hoa phượng nở đỏ rực. Hoa phượng không thơm như những loài hoa khác, không đẹp như những loài hoa khác nhưng phượng cóa những nét riêng độc đáo. Miêu tả sự thay đổi của hoa theo thời gian để thấy rằng phượng vào mùa hè có vẻ đẹp riêng, là loài hoa mang biểu tượng cho học trò(1.0) - Đan xen trong toàn bài viết là tâm tạng của học sinh khi nghe tiếng ve kêu, thấy hoa phượng nở và những kỉ nệm của bản thân với cây phượng và tiếng ve.(1.0đ) c, Kết bài: (0.5đ): Bộc lộ cảm xúc của người viết về hàng phượng vĩ và tiếng ve.
  4. Lưu ý: Giám khảo cần linh hoạt trong cách cho điểm trong khi chấm bài của học sinh. Những bài viết có cảm xúc và có phát hiện mới không cần giống câu chữ như đáp án - Nếu học sinh kể lan man không cho quá 1.5đ * Điểm trừ: - Sai 3-5 lỗi chính tả, 2-3 lỗi diễn đạt trừ 0.5 đ - Sai 6 lỗi chính tả, 4 lỗi diễn đạt trừ 1 đ. Toàn bài trừ không quá 1 đ - Điểm toàn bài làm tròn đến 0.5