Đề thi giao lưu học sinh giỏi 6 cấp trường môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022

doc 3 trang Hoài Anh 8654
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi 6 cấp trường môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_6_cap_truong_mon_ngu_van_6_nam.doc

Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh giỏi 6 cấp trường môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022

  1. UBND HUYỆN QUỲNH NHAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS MƯỜNG GIÔN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI 6 CẤP TRƯỜNG Môn: Ngữ văn 6 Năm học 2021- 2022 (Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I : ĐỌC- HIỂU (8 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Thời gian nhẹ bước mỏi mòn Xin đừng bước lại để còn mẹ đây Bao nhiêu gian khổ tháng ngày Xin cho con lãnh, kẻo gầy mẹ thêm Mẹ ơi, xin bớt muộn phiền Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong Tình mẹ hơn cả biển đông Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà” (Tình mẹ - Tử Nhi) Câu 1 (1,25 điểm) Xác định thể thơ và dấu hiệu hình thức về thể thơ ? Câu 2 (2 điểm) Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên ? Câu 3 (2,25 điểm) Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ ? Câu 4 (2,5 điểm) Từ câu thơ “Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong”, em có suy nghĩ gì về lẽ sống đẹp của bản thân ? PHẦN II : VIÊT (12 điểm) Câu 1 (4 điểm) Viêt đoạn văn (150 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của mỗi người trong cuộc đời. Câu 2. (8 điểm) Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em. HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 Năm học 2021-2022 Câu Đáp án Điểm PHẦN I - ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: biểu cảm. 1,25 - Các biện pháp tu từ: nhân hoá thời gian (nhẹ, bước); phép ẩn dụ 0,5 chuyển đổi cảm giác (thời gian nhẹ bước mỏi mòn); phép so sánh (Tình mẹ hơn cả biển đông/Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà); Điệp từ (hơn cả, xin) - Phân tích tác dụng: + Phép nhân hoá kết hợp phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác diễn tả 0,5 chân thực bước đi của thời gian cùng cảm giác thương yêu lẫn xót xa của con khi chứng kiến sự già nua, yếu gầy của mẹ trước bao 2 thăng trầm, gian khổ nhọc nhằncùng năm tháng trôi qua. + Phép so sánh nhấn mạnh tình yêu và công ơn trời bể của mẹ đối 0,5 với con sánh ngang tầm vũ trụ. + Điệp từ: nhấn mạnh tình yêu, niềm kính trọng con dành cho mẹ 0,5 -> Qua các biện pháp tu từ trên, tác giả đã thể hiện sự thấu hiểu, kính trọng, biết ơn sâu nặng của mình đối với người mẹ kính yêu. Từ đó, nhà thơ muốn nhắn nhủ bạn đọc thông điệp về tình cảm, ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ. - Trân trọng những lời tâm sự tha thiết của Tử Nhi đối với thời 0,5 gian, cũng chính là đối với người mẹ kính yêu của mình – mong thờ gian đừng “bước lại” để mẹ mãi trẻ trung, khoẻ mạnh, sống mãi. - Xúc động trước niềm mong mỏi được hi sinh vì mẹ của nhà thơ 0,75 “Bao nhiêu gian khổ tháng ngày/ Xin cho con lãnh, kẻo gầy mẹ thêm”. Tử Nhi thật vị tha khi sẵn sàng đón nhận gian khổ để mang lại bình yên cho mẹ. 3 - Cảm phục trước lời tự hứa chân thành của nhân vật trữ tình đối 0,5 với mẹ “Mẹ ơi, xin bớt muộn phiền/Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong”. Cụm từ “ sống đẹp” thể hiện quan niệm đúng đắn, phù hợp chuẩn mực đạo đức dân tộc, trọn vẹn chữ Hiếu của nhà thơ đối với mẹ. - Thấu hiểu tình mẹ qua cách so sánh độc đáo của nhà thơ về tình 0,5 mẹ “Tình mẹ hơn cả biển đông/Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà” từ đó nghĩ suy về đạo làm con đối với cha mẹ - Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là 0,5 sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử 4 thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. - Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình 0,5
  3. yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha - Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội Phê 0,5 phán những con người sống tiêu cực: thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, thụ động, lười nhác - Cần phải nhận thức đúng và rèn luyện thường xuyên để có lẽ 0,75 sống đẹp. Biết trau dổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa, hiếu thuận với cha mẹ PHẦN II : VIÊT (12 điểm) a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội 4 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. 1 d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, 8 Thân bài, Kết bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề c. Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dung tốt các kiến thức Tập làm văn đã học để làm bài hiệu quả cao. Có thể viết theo định hướng sau: * Mở bài 1 Giới thiệu tình huống để lại ấn tượng sâu sắc trong em. 2 * Thân bài 6 - Lý do xuất hiện trải nghiệm. - Diễn biến của trải nghiệm: * Kết bài 1 - Bài học nhận ra sau trải nghiệm. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.