Đề thi giữa kì 2 môn Hóa học, Vật lý Lớp 8

docx 13 trang Hoài Anh 27/05/2022 4172
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì 2 môn Hóa học, Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giua_ki_2_mon_hoa_hoc_vat_ly_lop_8.docx

Nội dung text: Đề thi giữa kì 2 môn Hóa học, Vật lý Lớp 8

  1. Đề Thi GK2 HOÁ Đề 1 – Hóa 8 Câu 1: Trong các phảnứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp: A. S + O2 –→SO2 B. CaCO3 —→CaO + CO2 C. CH4 + 2O2 —-→CO2 + 2H2O D. 2H2O —–→2H2 + O2 Câu 2: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy khôngkhí dựa vào tính chất nào sau đây của oxi: A. Khí O2 nhẹ hơn khôngkhí B. Khí O2 dễ hoà tan trong nước C. Khí O2 là khí không mùi. D. Khí O2 nặng hơn khôngkhí Câu 3: Hiện tượng nào sau đây là sự oxi hóa chậm: A. Đốt cồn trong không-khí. B. Sắt để lâu trong không-khí bị gỉ. C. Nước bốc hơi. D. Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí. Câu 4: Tỉ lệ khối lượng các nguyên tố hiddro và oxi trong nước là: A. 1 : 2 B. 2: 1 C. 1: 8 D. 8: 1 Câu 5: Để thu được lượng khí oxi bằng nhau thì tỉ lệ số mol của KMnO4 và KClO3 là : A. 3 : 1 B. 1 : 3 C. 2 : 3 D. 3:2 Câu 6: Trong các chất sau chất nào là oxit : A. HCl, BaO B. BaO, CaCO3 C. SO2, Na2O D. H2S, NaNO3 Câu 7: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí có thành phần % theo thể tích là : A. 12%O2 ; 78% N2 ; 1% các khí khác B. 78 %N2 ; 21 %O2; 1% các khí khác C. 20% O2 ; 79 % N2 ; 1% các khí khác D. 78 % N2 ; 20 %O2 ; 2 % các khí khác Câu 8: Khí H2 dùng để nạp khí cầu vì : A. Khí H2 là đơn chất B. Khí H2 là khí nhẹ nhất C. Khí H2 khi cháy có tỏa nhiệt D. Khí H2 có tính khử Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế? A. Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu B. 3Fe + 2O2 Fe3O4 C. CuO + 2HCl CuCl2 + H2O D. 2H2 + O2 2H2O Câu 10: Người ta thu khí H2 bằng cách đẩy không khí , đặt úp miệng lọ thu khí là vì: A. Khí hidro dễ trộn lẫn với không khí B. Khí hidro nhẹ hơn không khí C. khí hidro ít tan trong nước D. khí hidro nặng hơn không khí Câu 11: Khi đốt khí Hidro trong khí oxi, khí hidro cháy với ngọn lửa màu gì? A. Đỏ B. vàng C. xanh mờ D. không màu Câu 12: Cho phản ứng CuO + A Cu + H2O. A là chất nào ? A. O2 B. H2 C. H2O D. HCl Câu 13: Dãy chất nào sau đây là oxit axit? A. CuO, MgO, Al2O3, BaO B. P2O5, SO2, SO3, CaO C. FeO, SiO2, NO, Na2O D. SO2, N2O5, CO2, SO3 Câu 14: Số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế 2,32g oxit sắt từ lần lượt là: A. 0,84 g và 0,32 g B. 2,52g và 0,96g C. 1,68g và 0,64g D. 0,95g vfa 0,74g Câu 15: Qúa trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí? A. Sự cháy của than, củi khí ga B. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt C. sự quang hợp của cây xanh D. sự hô hấp của động vật
  2. Tự luận: Câu 16: Đọc tên và phân loại các oxit sau: Mn2O7; N2O; Fe2O3; CaO Câu 17: Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric. a. Viết phương trình hóa học b. Tính khối lượng axit tham gia phản ứng c. Tính thể tích khí H2 thu được sau phản ứng. d. Dẫn toàn bộ lượng khí trên qua ống nghiệm đựng bột CuO. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng Câu 18: Lấy cùng 1 lượng KClO3 và KMnO4 đề điều chế khí oxi . chất nào cho nhiều khí oxi hơn? Viết phương trình hóa học và giải thích?
  3. ĐỀ KIỂM TRA GHK 2 ( Theo ma trận QNam) Hóa 8 – Đề 2 Câu 1: Oxi có thể tác dụng với dãy chất nào sau đây? A.K, Cl2, CH4. B.Ca, C, CaCO3. C.Au, P, C4H10. D.Na, S, CH4. Câu 2: Cho các oxit sau: CO2, FeO, SO2, CaO. Số lượng oxit axit trong dãy trên là: A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 3: phản ứng nào sao đây là phản ứng thế A. S + O2 SO2 C. 4Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe B. CaCO3 CaO + CO2 D. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl Câu 4: Trong công nghiệp, khí oxi được điều chế từ nguyên liệu nào? A. KMnO4 hoặc KClO3 B. KMnO4 hoặc KNO3 C. Không khí hoặc nước D. Không khí hoặc KMnO4 Câu 5: Nguyên liệu dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là: A. Zn và H2O B. Fe và KCl C. O2 và H2 D. Al và HCl Câu 6: Cho các phản ứng sau: t0 t0 1. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O (2) 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 t0 t0 (3) 2Al(OH)3  Al2O3 +3H2O (4) 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 Số phản ứng phân hủy là A. 1. B. 2 C. 4 D. 3 Câu 7: Hiđro được dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa vì: A. Do tính chất rất nhẹ. B. Khi cháy sinh nhiều nhiệt. C. Khi cháy không gây ô nhiễm môi trường. D. A,B,C đúng Câu 8: Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây ra tiếng nổ vì: A. hidro cháy mãnh liệt trong oxi B. phản ứng này tỏa nhiều nhiệt C. .thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ mà ta nghe được. D. hidro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ Câu 9: Câu nhận xét nào sau đây là đúng với khí hiđro? A. Là chất khí không màu không mùi dễ tan trong nước B. Là chất khí không màu không mùi không tan trong nước C. Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí D. Là chất khí dùng để bơm vào bong bóng\ Câu 10: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là: A. Sự cháy B. Sự oxi hóa chậm C. Sự tự bốc cháy D. Sự tỏa nhiệt Câu 11: Phát biểu nào dưới đây sai ? A. Khí oxi có tính oxi hóa mạnh B. Oxit axit đều là oxit của phi kim C. Oxi lỏng có màu xanh nhạt D. Oxit bazo đều là oxit của phi kim Câu 12: Tên của hợp chất Na2O là: A.Đinatrioxit B. Natrioxit C. Natriđioxit D.Oxitđinatri Câu 13: Trong các dãy hợp chất oxit sau, dãy hợp chất nào toàn là oxit bazơ : A.P2O5, CO2, SO2 B. P2O5, CO2, FeO C. CaO, Na2O, CuO D. Mn2O7, FeO Câu 14: Tỉ lệ khối lượng của Nito và Oxi trong một oxit của nitơ là 7: 20. Công thức của oxit là: A. NO2 B. N2O C. N2O5 D. N2O3 Câu 15: Khí nào sau đây trong không khí gây nên hiệu ứng nhà kính: A. Khí H2 B. Khí Oxi. C. Khí CO2 D. Khí N2. Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng Al + H2SO4 > Al2(SO4)3 + H2 . Để lập phương trình hóa học các hệ số lần lượt theo thứ tự là: A. 2, 6, 2, 6 B. 2, 2, 1, 3 C. 1, 2, 2, 3 D. 2, 3, 1, 3 Tự luận:
  4. Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 g bột nhôm cần V(l) khí oxi ở (đktc). A. Viết PTHH và tính V. B. Tính khối lượng kali pemanganat cần dùng để điều chế lượng oxi đủ cho phản ứng trên, biết rằng thực tế đã dùng dư KMnO4 10% so với lý thuyết. Câu 2: Phân loại các chất thuộc nhóm oxit với công thức oxit đúng và đọc tên các oxit đó:SiO2 ; Mn2O7 ; CO2; K2O ; P2O5 ; SO2 ; ; Na2O CuO Câu 3: Khử 8g đồng(II) oxit bằng khí hidro a. Viết PTHH b. Tính khối lượng kim loại thu được c. Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử lượng oxit trên. d. Tính khối lượng sắt cần dùng khi cho tác dụn với axit sunfuric để điều chế lượng khí hidro trên.
  5. A/ Phần trắc nghiệm:(5điểm) *Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước cho câu trả lời đúng (mỗi câu đúng 0,25đ): Câu 1 : Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là : a . sự oxi hóa b . sự cháy c . sự đốt nhiên liệu d . sự thở Câu 2: Chất dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là : a . H2O b . CaCO3 c . Không khí d. KMnO4 Câu 3 : Thành phần theo thể tích của khí nitơ , oxi , các khí khác trong không khí lần lượt là : a . 78%, 20% , 2% b . 78% , 21% , 1% c . 50% , 40% , 10% d . 68% ,31% ,1% Câu 4 : Oxit là hợp của oxi với: a. 1 nguyên tố khác b. 2 nguyên tố khác c. 3 nguyên tố khác d. 4 nguyên tố khác Câu 5: Oxi tác dụng với kim loại nhôm (Al) tạo ra nhôm oxit .công thức hóa học đúng là: a. Al3O2 b. AlO3 c. Al2O3 d . Al2O Câu 6:Phản ứng thế là phản ứng giữa hợp chất với: a. H2 b. đơn chất c. Cu d. O2 Câu 7:Hỗn hợp của hiđro nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2: O2 là : a. 1:1 b. 2:1 c. 3:1 d. 4:1 Câu 8 : Phản ứng nào dưới đây là phản phân hủy a. 2KClO3 - > 2KCl + O2 b. SO3 +H2O - > H2SO4 c. Fe2O3 + 6HCl - >2FeCl3 +3 H2O d. Fe3O4 + 4H2 -> 3Fe + 4H2O Câu 9: : Cho a gam sắt tác dụng hết với dung dịch HCl thu được FeCl2 và 4,48 lít khí H2 ở (đktc). Giá trị của a là A. 11,2B. 5,6C. 22,4D. 1,12 Câu 10: Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ: A. 20o C B. -20o C C. -183o C D. -196o C Câu 11: B/ Phần tự luận: :(7,5điểm) Câu1:) - Các oxit sau hãy phân loại oxit axit,oxit bazơ và gọi tên các oxit đó. Fe2O3, SiO2, SO2,Cu2O, NO, Ag2O Câu2 :(–Hãy hoàn thành phương trình hóa học sau và cho biết phản ứng nào thuộc loại phản phân hủy, phản ứng hóa hợp? a, KMnO4 - - -> K2MnO4 + MnO2 + O2 b, Na2O + H2O - - -> NaOH c, Al + Cl2 - - -> AlCl3 d, Fe(OH)3 - - -> Fe2O3 + H2O Câu 3: -Đốt cháy hoàn toàn 126g sắt trong bình chứa khí O2 thu được oxit sắt từ (Fe3O4) a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra. b.Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên. c. Tính khối lượng Fe3O4 thu được d. tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy lượng sắt trên. Biết thể tích khí oxi chiếm 20% thể tích không khí. Câu 4: Cho 13 gam kẽm vào dung dịch HCl đến phản ứng hoàn toàn thu được FeCl2 và khí H2 a) Viết phương trình hóa học xảy ra b) Tính thể tích khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn c) Tính khối lượng muối FeCl2 thu được d) Dẫn toàn bộ khí H2 trên qua bình đựng bột đồng (II) oxit đun nóng. Tính khối lượng đồng thu được sau phản ứng Câu 5: Cho 3,6 gam một kim loại R có hóa trị II tác dụng hết với khí oxi đun nóng sau phản ứng thu được 6 gam oxit. Xác định tên kim loại R
  6. Đề Lý I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 ĐIỂM) Chọn và điền đáp án vào bảng sau: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA Câu 1: Tại sao quả bổng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán? A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu. B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại. C. Cát được trộn lẫn với ngô. D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm. Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học? A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động. B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên. C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang. D. Quả nặng rơi từ trên xuống. Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công? A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi. Câu 5: Công suất là: A. Công thực hiện được trong một giây. B. Công thực hiện được trong một ngày. C. Công thực hiện được trong một giờ. D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Câu 6: Vật có cơ năng khi: A. Vật có khả năng sinh công. B. Vật có khối lượng lớn. C. Vật có tính ì lớn. D. Vật có đứng yên. Câu 7: Hiện tượng khuếch tán là: A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau. B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau. C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc. D. Hiện tượng cầu vồng. Câu 8: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)? A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Chiếc lá đang rơi. C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà. D. Quả bóng đang bay trên cao.
  7. Câu 9: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Vận tốc của vật. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Câu 10: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà. C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay. Câu 11: Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất. A. Khi có lực tác dụng vào vật. B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực. C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực. D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên. Câu 12: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử? A. chuyển động không ngừng. B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. II. TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM) Câu 13 (2 điểm): Tại sao khi pha nước đường thì ra phải cho đường vào nước trước, khuấy đều cho đường tan hết rồi mới cho đá? Câu 14 (2 điểm): Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? giải thích? Câu 15 (3 điểm): Một người kéo một vật từ giếng sâu 12m lên đều trong 30s. Người ấy phải dùng một lực 220N. Tính công, công suất và vận tốc của người kéo. Đề 2 MÔN :VẬT LÍ LỚP 8
  8. Họ và tên: lớp 8 Điểm I. Phần trắc nghiệm( 3 điểm) Câu 1. Dùng ròng rọc động cho ta lợi gì? A. Đường đi. B. Lực. C. Công.D. Thời gian. Câu 2: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của công suất? A. J.sB. J/s C. m.sD. N.s Câu 3: Chọn phát biểu đúng. A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được. C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách. D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau. Câu 4: Chọn phát biểu sai. A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất. C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách. Câu 5: Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì lúc bơm, không khí vào xăm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm xe bị xẹp. B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp. C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần. D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp. Câu 6: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt nhưng lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 7: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 200 cm3 B. 100 cm 3 C. Nhỏ hơn 200 cm3 D. Lớn hơn 200 cm 3 Câu 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử,phân tử? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian. C. Sự tạo thành gió. D. Đường tan vào nước.
  9. Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì A. vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ. B. phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động. C. chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật. D. chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt học. Câu 10: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây? A. Chuyển động không ngừng.B. Giữa chúng có khoảng cách. C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. Câu 11: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng? A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng. B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng. C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng. D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng. Câu 12: Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau. A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Nhiệt năng của một vật là tổng cơ năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng đàn hồi của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng của một vật là tổng thế năng hấp dẫn của các phân tử cấu tạo nên vật. II. Tự luận( 7 điểm) Câu 13: a. Khi nào một vật có thế năng Trọng trường? Nêu 1 ví dụ về vật có thế năng Trọng trường? b. Động năng phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu 14: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực là 180N. Hỏi công suất người đó là bao nhiêu? Câu 15: a. Nêu điều kiện khi có công cơ học ? b. Phát biểu định luật về công? c. Trên một máy kéo ghi 1200W. Số liệu đó cho biết điều gì ? Bài làm
  10. Câu 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học? A. Một học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển. B. Máy xúc đất đang làm việc. C. Một lực sĩ đang đứng yên ở tư thế nâng quả tạ. D. Một học sinh đang ngồi học bài. Câu 2. Một quả dừa có trọng lượng 25N rơi từ trên cây xuống mặt đất, công của trọng lực tác dụng lên nó là 200J. Vậy quả dừa rơi từ trên cây cách mặt đất khoảng cách bao nhiêu? A. 8 m. B. 4 m. C. 5000 cm. D. 125m. Câu 3. Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng bao nhiêu? A. 10 B. 0 C. 180 D. 90 Câu 4. Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất? A. Miếng đồng ở 5000C. B. Cục nước đá ở 00C. C. Nước đang sôi (1000C). D. Than chì ở 320C. Câu 5. Một người kéo một vật nặng 5kg từ một nơi thấp lên cao khoảng cách 10m thì công của cơ là: A. 1000J B. 50J C. 100J D. 500J Câu 6. Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây: A. Chuyển động không ngừng. B. Không có khoảng cách giữa chúng. C. Chuyển động càng nhanh khi tăng nhiệt độ. D. Giữa chúng có khoảng cách. Câu 7. Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng? A. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi. B. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công. C. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực. D. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi. Câu 8. Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn? A. Khi nhiệt độ tăng. B. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn. C. Khi thể tích của các chất lỏng lớn. D. Khi nhiệt độ giảm. Câu 9. Tại sao trong nước có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều? A. Vì trong nước có cá. B. Vì không khí bị chìm vào nước. C. Vì các phân tử không khí có thể xen vào giữa khoảng cách các phân tử nước. D. Vì trong sông biển có sóng. Câu 10. Chọn phát biểu sai? A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất. C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách. Câu 11. Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích: A. Bằng 100 cm3. B. Lớn hơn 100 cm3. C. Nhỏ hơn 100 cm3. D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm3. Câu 12. Hiện tượng nào sau đây là không phải là hiện tượng khuếch tán? A. Hiện tượng đường tan trong nước.
  11. B. Giọt mực hòa lẫn vào ly nước. C. Mùi thơm của lọ nước hoa bay đi khắp phòng dù không có gió. D. Trộn muối và tiêu ta được hỗn hợp muối tiêu. Câu 13. Các nguyên tử, phân tử chuyển động: A. Không ngừng. B. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. C. Theo những hướng nhất định. D. Không chuyển động. Câu 14. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. B. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. C. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt sắt. D. Viên đạn đang bay. Câu 15. Một người phải dùng một lực 80N để kéo một gàu nước đầy từ dưới giếng sâu 9 mét lên đều trong 15 giây. Tính công suất của người đó? A. 48W B. 10800W C. 133J D. 133W Câu 16. Một xe cẩu có công suất 15 kW, nâng một vật nặng 1 tấn lên độ cao 6m. Biết hiệu suất của động cơ là 80%. Tính thời gian nâng vật? A. 5 giây. B. 2,5 giây. C. 72 giây. D. 4 giây. Câu 17. Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 75kg lên cao 1,5m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 112,5N. Thực tế có ma sát và lực kéo là 165N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu? A. 81,33% B. 68,18% C. 71,43% D. 77,33% Câu 18. Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao 30m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 125m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Công suất của dòng nước có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 625kW B. 625MW C. 625000kW D. Một giá trị khác Câu 19. Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của hai bạn. A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi. B. Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam. C. Công suất của Nam và Hùng là như nhau. D. Không đủ căn cứ để so sánh. Câu 20. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Độ biến dạng của vật đàn hồi. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Vận tốc của vật. Câu 21. Công thức tính công suất là: A. P = A.t B. P = A/t C. P = t/A D. A = F.t Câu 22. Một máy cơ có công suất 75W, máy đã sinh ra công là 540kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là: A. 2 giờ B. 7,2 giờ C. 7200 giờ D. 120 giây. Câu 23. Một vật có trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m. Công của trọng lực là: A. 1J B. 0J C. 2J D. 0,5J Câu 24. Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh? A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn. B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn. C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn. D. Vì nước nóng có nhiệt độ thấp hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường chuyển động về thành bình Câu 25. Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? A. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt, khoảng cách giữa chúng lớn mắt thường không thể phân biệt được. B. Vì các hạt kích thước rất lớn và chúng được nối liền với nhau tạo thành các khối.
  12. C. Vì các hạt rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng rất nhỏ, mắt thường ta không thể phân biệt được. D. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau. Câu 26. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh C. Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ - Rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào. Câu 27. Các chất đều được cấu tạo từ các: A. Hạt electron và proton. B. Nguyên tử, phân tử. C. Đơn chất, hợp chất. D. Các tế bào. Câu 28. Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? A. Con trâu có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần. B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần. C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần. D. Con trâu có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần. Câu 29. Trong công thức tính A = F.s, F là: A. Công suất của vật. B. Thời gian dịch chuyển. C. Quãng đường dịch chuyển được. D. Lực tác dụng vào vật. Câu 30. Đơn vị nào sau đây, không phải đơn vị của công suất? A. Oát (W). B. Kilôoát (kW). C. Jun trên giây (J/s). D. Niutơn trên mét (N/m). Câu 31. Trên một xe tải có ghi 30000W, số đó cho ta biết điều gì? A. Trong 1 giây xe tải thực hiện được một công là 30000J. B. Trong 1 giờ xe tải thực hiện được một công là 30000J. C. Trong 1 giờ xe tải đi được quãng đường là 30000m. D. Trong 1 giây xe tải đi được 3m. Câu 32. Một cần trục nâng một vật, nó thực hiện một công là 3000J trong thời gian 5 giây. Tính công suất của cần trục? A. 1500W B. 750W C. 600W D. 300W Câu 33. Vật có cơ năng khi: A. Vật có khả năng sinh công. B. Vật có khối lượng lớn. C. Vật có chuyển động đều. D. Vật có đứng yên. Câu 34. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết: A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó. C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó. D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó. Câu 35. Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng của vật. B. Vậm tốc của vật. C. Khối lượng và chất tạo nên vật. D. Khối lượng và vật tốc của vật. Câu 36. Khi nhiệt độ của một miếng sắt tăng lên thì: A. Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng. B. Thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng. C. Số nguyên tử đồng tăng lên. D. Số các nguyên tử đồng giảm đi một nữa. Câu 37. Vật có khối lượng càng lớn và vận tốc càng lớn thì: A. Động năng càng lớn. B. Thế năng đàn hồi càng lớn. C. Cơ năng càng nhỏ. D. Thế năng hấp dẫn càng lớn. Câu 38. Các máy cơ đơn giản: A. Không cho lợi về công. B. Chỉ cho lợi về lực. C. Luôn bị thiệt về đường đi. D. Cho lợi về cả lực và đường đi. Câu 39. Hiện tượng khuếch tán không xảy ra trong môi trường nào? A. Chất khí. B. Chất lỏng. C. Chân không. D. Chất rắn.
  13. Câu 40. Trường hợp nào sau đây có công cơ học? A. Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời. B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực C. Một vật bất kì lúc nào cũng có công cơ học. D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.