Bài tập Chương I môn Hóa học Lớp 8 - Dương Ngọc Bích

docx 8 trang thaodu 3091
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Chương I môn Hóa học Lớp 8 - Dương Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_chuong_i_mon_hoa_hoc_lop_8_duong_ngoc_bich.docx

Nội dung text: Bài tập Chương I môn Hóa học Lớp 8 - Dương Ngọc Bích

  1. CHƯƠNG 1: Bài 1: Chất Câu 1). Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau đây: - Trong quả chanh có nước, axit xitric và một số chất khác. - Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo. - Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh. - Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao. - Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfam. Câu 2). Căn cứ vào tính chất nào mà: a) Đồng,, nhôm được dùng làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây điện? b) Bạc được dùng để tráng gương? c) Cồn được dùng để đốt? 0 0 Câu 3). Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi ts = 78,3 C và tan nhiều trong nước. Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước? Câu 4). Trình bày cách tách riêng muối ăn từ hỗn hợp muối và cát. Câu 1: Cho các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo Hãy cho biết vật nào là nhân tạo? A. Hoa đào B. Cây cỏ C. Quần áo D. Tất cả đáp án trên Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất A. Nước cất là chất tinh khiết. B. Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất C. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra D. Nước mưa là chất tinh khiết Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất ., có tính chất đàn hồi, chịu được ăn mòi nên được dùng chế tạo lốp xe” A. Thấm nước B. Không thấm nước C. Axit D. Muối Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1) ở nhiệt độ thường. Thủy ngân thường được sử dụng trong (2) , (3) và các thiết bị khoa học khác.” A.(1) rắn (2) nhiệt độ (3) áp kế B.(1) lỏng (2) nhiệt kế (3) áp kế C.(1) khí (2) nhiệt kế (3) áp suất D. 3 đáp án trên Câu 5: Tìm từ sai trong câu sau “Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất lỏng (1) vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có vật chất (2) theo ý muốn. Thân mía gồm các vật thể(3): đường (tên hóa học là saccarozo(4)), nước, xenlulozo ” A. (1), (2), (4) B. (1), (2), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4) Câu 6: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết A. Nước cất B. Nước mưa C. Nước lọc D. Đồ uống có gas Câu 7: Chất tinh khiết là chất A. Chất lẫn ít tạp chất C. Chất lẫn nhiều tạp chất B. Chất không lẫn tạp chất D. Có tính chất thay đổi Câu 8: Tính chất nào sau đây có thể quan sát được mà không cần đo hay làm thí nghiệm để biết? A. Tính tan trong nước B. Khối lượng riêng C. Màu sắc D. Nhiệt độ nóng chảy Câu 9: Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là: A. Lọc B. Bay hơi DƯƠNG NGỌC BICH – CHƯƠNG 1 1
  2. C. Chưng cất D. Để yên thì muối sẽ tự lắng xuống Câu 10: Vật thể tự nhiên là A. Con bò B. Điện thoại C. Ti vi D. Bàn là CHƯƠNG 1: Bài 2: Nguyên tử 1. Biết tổng số các loại hạt(proton, nơtron và electron) trong nguyên tử X là 28 và số hạt mang điện là 10. Hãy xác định số proton trong nguyên tử X? 2. Nguyên tử Clo ( Cl) có tổng số hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tìm số hạt p, n , e của nguyên tử Clo nói trên. 3. Nguyên tử Nitơ ( N) có tổng số hạt mang điện là 14, biết các loại hạt trong nguyên tử này có số lượng bằng nhau. Tính số hạt eletron của nguyên tử ? 4. Nguyên tử Oxi(O) có tổng số các loại hạt là 24 và số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số proton trong nguyên tử O? 5. Biết nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 21, trong đó số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định số lượng từng loại hạt của nguyên tử X? 6. Biết tổng số hạt trong 1 nguyên tử Y là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 12. Xác định số lượng từng loại hạt trong nguyên tử Y? 7. Nguyên tử Sắt ( Fe) có điện tích hạt nhân là 26 +. Trong nguyên tử sắt, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số hạt nơtron của sắt. 8. Một loại nguyên tử Đồng ( Cu) có 29 eletron ở lớp vỏ và trong hạt nhân có số hạt nơtron hơn số hạt proton là 7. Tính tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử Cu. 9. Nguyên tử A có số nơtron hơn số proton 2 đơn vị, biết số hạt mang điện chiếm 93,75% tổng số hạt. Tính số lượng từng loại hạt trong nguyên tử A. Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và (1) về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2) mang (3) ” A. (1) trung hòa (2) hạt nhân (3) điện tích âm B. (1) trung hòa (2) một hay nhiều electron (3) không mang điện C. (1) không trung hòa (2) một hạt electron (3) điện tích dương D. (1) trung hòa (2) một hay nhiều electron (3) điện tích âm Câu 2: Chọn đán án đúng nhất A. Số p=số e C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron D. Eletron sắp xếp thành từng lớp Câu 4: Chọn đáp án sai A. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử B. Số p = số e C. Hạt nhân tạo bởi proton và notron D. Oxi có số p khác số e Câu 5: Đường kính của nguyên tử là A. 10-8 cm B. 10-9 cm C. 10-8 m D. 10-9m Câu 6: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Tại sao? Chọn đáp án đúng A. Do có electron C. Tự đưng có sẵn B. Do có notron D. Do khối lượg hạt nhân bằng khối lg nguyên tử Câu 7: Vì sao khối lương nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân. Chọn đáp án đúng A. Do proton và notron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé B. Do số p = số e C. Do hạt nhân tạo bởi proton và notron D. Do notron không mang điện Câu 8: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì? A. Electron B. Notron C. Proton D. Không có gì Câu 9: Hạt nhân được cấu tạo bởi: A. Notron và electron B. Proton va electron C. Proton và notron D.Electron CHƯƠNG 1: Bài 3: Nguyên tố hóa học Bài 1: Các cách viết 2Na; Mg; 5Fe; 4S; 7P; Cl chỉ ý gì? Bài 3. Dùng chữ số và kí hiệu để biểu diễn: năm nguyên tử hiđro, bảy nguyên tử kali, sáu nguyên tử lưu huỳnh. DƯƠNG NGỌC BICH – CHƯƠNG 1 2
  3. Bài 4. Hãy so sánh xem nguyên tử O nặng hơn hay nhẹ hơn nguyen tử H, S, C bao nhiêu lần? Bài 5. Tính khối lượng bằng gam của:Nguyên tử nhôm;Nguyên tử photpho;Nguyên tử oxi. Bài 6. Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử lưu huỳnh. Tính khối lượng nguyên tử X viết KHHH của X. Bài 7. Nguyên tử X nặng bằng 1/ 2 nguyên tử Y và nguyên tử Y nặng bằng 1,5 nguyên tử khối của Z. 1. Tính nguyên tử khối của X. 2. Viết KHHH của X và Y. Biết Z là nguyên tố oxi. Câu 1: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học: A. Trên 110 nguyên tố B. Đúng 110 nguyên tố C. 111 nguyên tố D. 100 nguyên tố Câu 2: Kí hiệu của nguyên tố Canxi là A. Cs B. Sn C. Ca D. B Câu 3: Khối lượng nguyên tử A. 1, 9926.10-24kg B. 1,9924.10-27g C. 1,9925.1025kg D. 1,9926.10-27kg Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 7 lần của nguyên tử nguyên tố hidro, đó là nguyên tử nguyên tố nào. Cho biết số p và số e A. Magie B. Be C. Liti D. Natri Câu 5: Cho nguyên tố O có nguyên tử khối là 16, Mg là 24. Nguyên tử nào nặng hơn A. Mg nặng hơn O B. Mg nhẹ hơn O C. O bằng Mg D. Tất cả đáp án trên Câu 7: Cho nguyên tử khối của Bari là 137 . Tính khối lượng theo g hoặc kg của nguyên tố trên. 22 -24 -23 -21 A. mBa=2,2742.10 kg B. mBa=2,234.10 g C. mBa=1,345.10 kg D. mBa=2,7298.10 g Câu 8: Chọn đáp án sai A. số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học B. nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân C. 1 đvC=1/12 mC D. Oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất Câu 9: Cho số khối của nguyên tử nguyên tố X là 39. Biết rằng tổng số hạt nguyên tử là 58. Xác định nguyên tố đó và cho biết số notron A. Kali, số n= 19 B. Kali, số n=20 C. Ca, số n=19 D. Ca, số n= 20 Câu 10: Cho điện tích hạt nhân của X là 15+. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 14. Xác định nguyên tố và số notron A. Ngtố P và n = 16 B. Ngtố Si và n = 17 C. Ngtố P và n = 17 D. Ngtố Cl và n = 16 CHƯƠNG 1: Bài 4: Đơn chất – hợp chất – phân tử Bài 1: Cho biết các chất dưới đây pà đơn chất hay hợp chất. Tính phân tử khối của các phân tử đó? a) Khí hidro (2H) b) Ozon O3 c) Nước (2H; 1O) d) Nước vôi trong (1Ca, 2O, 2H) e) Magie photphat (3 Mg, 2P, 8O) Câu 1: Chọn từ sai trong câu sau “Phân tử khối là hạt đại diện cho nguyên tố, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất vật lí của chất”. A. Phân tử khối B. Vật lí C. Liên kết D. Đáp án A&B Câu 2: Chọn câu đúng A. Đơn chất và hợp chất giống nhau B. Đơn chất là những chất cấu tạo nên từ một nguyên tố hóa học C. Hợp chất là những chất tạo nên chỉ duy nhất với hai nguyên tố hóa học D. Có duy nhất một loại hợp chất Câu 3: Chọn đáp án sai A. Kim cương và than chì đều cấu tạo từ nguyên tố C B. Kim cương rất quý và đắt tiền C. Than chì màu trắng trong D. Có thể điều chế kim cương nhân tạo bởi nung than chì dưới áp suất cao, trên 6000 atm ở nhiệt độ khoảng 1500 độ C Câu 4: Cho các chất sau đâu là đơn chất hợp chất, phân tử : O, H2, P2O5, O3, CH4, CH3COOH, Ca, Cl2 DƯƠNG NGỌC BICH – CHƯƠNG 1 3
  4. A. Hợp chất: CH4, P2O5, CH3COOH C. Hợp chất; CH4, Ca Đơn chất: O, Ca Đơn chất: H2 Phân tử: H2, Cl2 Phân tử: Ca B. Hợp chất: CH4, P2O5, CH3COOH D. Hợp chất:P2O5 Đơn chất: H2, Cl2 Đơn chất: O Phân tử: O, Ca Phân tử: Cl2 Câu 5: Cách viết sau có ý nghĩa gì 5 O, Na, Cl2 A. 5 nguyên tử O,nguyên tử nguyên tố Na, phân tử Cl B. Phân tử Oxi, hợp chất natri, nguyên tố clo C. Phân tử khối Oxi, nguyên tử Na, phân tử clo D. 5 phân tử oxi, phân tử Na, nguyên tố clo Câu 6: Nói như sau có đúng không ( có thể chọn nhiều đáp án) A. Phân tử nước gồm nguyên tố hidro và oxi B. Clo là kim loại C. NH3 hợp chất không mùi, không màu D. Than chì được cấu tạo tạo từ nguyên tố C Câu 7: Phân loại hợp chất vô cơ và hữu cơ: NH3, CH3COONa, P2O5, CuSO4, C6H12O6, than chì A. Vô cơ: NH3, P2O5, Than chì C. Vô cơ: than chì, CuSO4, NH3, P2O5 Hữu cơ: CH3COONa, C6H12O6 Hữu cơ: còn lại B. Vô cơ: CuSO4, NH3 D. Không có đáp án đúng Hữu cơ: P2O5 Câu 8: Tính phân tử khối của CH4 và H2O A. CH4=16 đvC, H2O=18 đvC C. CH4=H2O=18 đvC B. CH4=15 đvC, H2O=17 đvC D. Không tính được phân tử khối Câu 9: Chọn đáp án sai: A. Cacbon dioxit được cấu tạo từ 1 nguyên tố C và 2 nguyên tố O B. Nước là hợp chất C. Muối ăn không có thành phần clo D. Có 2 loại hợp chất là vô cơ và hữu cơ Câu 10: Phân tử khối của Cu gấp mấy lần phân tử Hidro A. 4 lần B. 2 lần C. 32 lần D. 62 lần Bài luyện tập Câu 1: Nguyên tử có khả năng liên kết nhờ hạt nào A. Eclectron và notron B. Proton và electron C. Electron D. Tất cả đáp án đúng Câu 2: Thành phần cấu tạo của hầu hết các nguyên tử A. Hạt p B. Hạt electron và notron C. Hạt proton và notron D. Cả 3 loại hạt Câu 3: Chọn đáp án đúng A. Nhôm là phi kim đơn chất B. Khí metan được gọi là hợp chất hữu cơ C. Oxi chiếm khối lượng ít nhất vỏ trái đất D. Số p = số n Câu 4: Cho X có tổng số hạt là 60. Biết số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 20. Xác định số p của X A. 20 B. 40 C. 21 D. 30 Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước rồi khuấy đều A. Bột than và bột sắt B. Đường và muối C. Bột đá vôi và muối ăn D. Tất cả đáp án Câu 8: Nguyên tố A có nguyên tử khối gấp 3 lần Beri (M = 9) là A. Sắt B. Oxi C. Nhôm D. Cacbon Câu 9: Tính phân tử khối của CH3COOH A. 60 B. 61 C. 59 D. 70 Câu 10: Dựa vào đấu hiệu nào để phân biệt phân tử của đơn chất và phân tử của hợp chất A. Hình dạng B. Kích thước C. Phân tử khối D. Số lương nguyên tử của phân tử DƯƠNG NGỌC BICH – CHƯƠNG 1 4
  5. CHƯƠNG 1: Bài Công Thức Hóa học Bài 1: Viết CTHH và cho biết ý nghĩa của CTHH của: a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O) c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O) b) Khí gas (gồm 3C; 8H) Bài 2: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất. a) Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H. O) b) Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O. g) Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O) c) Kali h) Silic d) Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H) i) Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O) e) Khí clo j) Khí nitơ f) Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử k) Than (chứa cacbon) Bài 3 Diễn đạt các cách viết sau: a) 4Al c) 3O2 b) 2 Al(OH)3 d) 12C6H12O6 Bài 4: Dùng chữ số và CTHH diễn đạt những ý sau: a) Ba phân tử Nitơ. d) Bảy phân tử Natri nitrat (1Na, 1N, 3O). b) Năm nguyên tử sắt. e) Chín phân tử axetilen (2C, 2H). c) Hai phân tử khí cacbonic (1C, 2O). f) Ba phân tử axit sunfuric (2H, 1S, 4O). Bài 3*: Phát hiện chỗ sai và sửa lại cho đúng: a/ Đơn chất:O2, cl2,Cu2, P2,FE,CA, pb, N b/ Hợp chất: NACl, hgO,CUSO4, H2O Bài 4* Phân biệt cách viết sau: a/ 2O và O2 c/ 2CO và CO2 b/ 3O và O3 d/ 2 ZnCl2 và ZnCl Bài 6: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử hidro và nặng gấp 8,5 lần khí hidro. Xác định CTHH của hợp chất. Bài 7: Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất. Câu 1: Chọn đáp án đúng A. Công thức hóa học của đồng là Cu B. 3 phân tử oxi là O3 C. CaCO3 do 2 nguyên tố Canxi, 1 nguyên tố oxi tạo thành D. Tất cả đáp án trên Câu 2: Ý nghĩa của công thức hóa học A. Nguyên tố nào tạo ra chất B. Phân tử khối của chất C. Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất D. Tất cả đáp án Câu 3: Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì A. CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên C. Phân tử khối là 96 đvC B. Có 3 nguyên tử oxi trog phân tử D. Tất cả đáp án Câu 4: Viết CTHH và tính phân tử khối của hợp chất có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử oxi trong phân tử A. NaNO3, phân tử khối là 85 C. Không có hợp chất thỏa mãn B. NaNO3, phân tử khối là 86 A. NaNO3, phân tử khối là 100 Câu 5: Chon đáp án sai A. CTHH của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố B. Lưu huỳnh có công thức hóa học là S2 C. Phân tử khối của CaCO3 là 100 đvC D. Tất cả đáp án Câu 6: 3H2O nghĩa là như thế nào DƯƠNG NGỌC BICH – CHƯƠNG 1 5
  6. A. 3 phân tử nước C. 3 nguyên tố oxi B. Có 3 nguyên tố nước trong hợp chất D. Tất cả đều sai Câu 7: Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO4 .Biết phân tử khôi là 120. Xác định kim loại M A. Magie B. Đồng C. Sắt D. Bạc Câu 8: Chọn công thức hóa học đúng nhất A. CaSO4 B. Fe5S C. H D. SO Câu 9: Công thức hóa học nào sai A.KCl B.CaH C. CO2 D. CH4 Câu 10: Chọn đáp án sai A. CO là cacbon oxit B. Ca là công thức hóa học của canxi C. Al2O3 có 2 nguyên tử nhôm và 2 nguyên tử oxi trong phân tử D. Tất cả đáp án CHƯƠNG 1: Bài hóa trị BÀI CA HÓA TRỊ Kali (K) , iot (I) , hidrô (H) Sắt (Fe) lắm lúc hay phiền? Natri (Na) với Bạc (Ag) , Clo (Cl) một loài II , III lên xuống nhớ liền ngay thôi. Là hoá trị I hởi ai! Lại gặp nitơ (N) khó rồi Nhớ ghi cho kỉ khỏi hoài phân vân I , II , III , IV khi thời lên V. Magiê (Mg) kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg) Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm Oxi (O), đồng (Cu), thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba) Xuống II lên IV khi nằm thứ V. Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca) Phot pho (P) nói đến ko dư Hoá trị II nhớ có dzì khó khăn ! Có ai hỏi đến thì ừ rằng V. Bác nhôm hoá trị III lần. Em ơi , cố gắng học chăm In sâu trí nhớ khi cần có ngay. Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng Cacbon (C) , silic (Si) này đây Có hoá trị IV không ngày nào quên. Bài 1 Tính hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau: a) Na2O g) P2O5 b) SO2 h) Al2O3 c) SO3 i) Cu2O d) N2O5 j) Fe2O3 e) H2S k) SiO2 f) PH3 l) FeO Bài 2 Trong các hợp chất của sắt: FeO ; Fe2O3 ; Fe(OH)3 ; FeCl2, thì sắt có hóa trị là bao nhiêu ? Bài 3 Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II. 1.CaO 2.SO3 3.Fe2O3 4. CuO 5.Cr2O3 6.MnO2 7.Cu2O 8.HgO 9.NO2 10.FeO 11.PbO2 12.MgO 13.NO 14.ZnO 15.PbO 16.BaO 17.Al2O3 18.N2O 19.CO 20.K2O 21.Li2O 22.N2O3 23.Hg2O 24.P2O3 25.Mn2O7 26.SnO2 27.Cl2O7 28.SiO2 Bài 1 Lập CTHH của các hợp chất với hidro của các nguyên tố sau đây: a) N (III) b) C (IV) c) S (II) d) Cl Chú ý: a, b viết H đứng sau nguyên tố N và C. c, d viết H đứng trước nguyên tố và S và Cl. DƯƠNG NGỌC BICH – CHƯƠNG 1 6
  7. Bài 2 Lập CTHH cho các hợp chất: a. Cu(II) và Cl b. Al và NO3 c. Ca và PO4 d. NH4 (I) và SO4 e. Mg và O g. Fe( III ) và SO4 Bài 3 Lập CTHH của các hợp chất: 1. Al và PO4 2. Na và SO4 3. Fe (II) và Cl 4. K và SO3 5. Na và Cl 6. Na và PO4 7. Mg và CO3 8. Hg (II) và NO3 9. Zn và Br 10.Ba và HCO3(I) 11.K và H2PO4(I) 12.Na và HSO4(I) Bài 4: Lập CTHH hợp chất. 1/Lập CTHH hợp chất tạo bởi nguyên tố Al và nhóm NO3. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. 2/ Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm:Ba và SO4. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. 3/Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm Mg và OH. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. Bài 5 Viết CTHH của các hợp chất với lưu huỳnh (II) của các nguyên tố sau đây: a) K (I) b) Hg (II) c) Al (III) d) Fe (II) Bài 6 Viết CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau: a) Điphotpho pentaoxit gồm P(V) và O. c) Axit sunfuric gồm H và SO4. b) Canxi photphat gồm Ca và PO4. d) Bari cacbonat gồm Ba và CO3. Bài 7(*) Cho CTHH XH và YO. Lập CTHH của X và Y. Bài 8 (*) Xét các CTHH: X2SO4; H2Y; Z(NO3)3; (NH4)3T. Biết hóa trị của SO4 là II, NO3(I), NH4 (I). Viết CTHH của hợp chất gồm: a) X và H b) Z và SO4 c) T và H d) X và Y e) X và T f) Y và Z g) Z và T. Bài 9 (*): Cho 2 chất có CTHH là A2S và B2O3. CTHH của hợp chất tạo bởi A và B là gì? Câu 1: Tính hóa trị của C trong CO biết Oxi hóa trị là II A. I B. II C. III D. Không xác định Câu 2: Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai A. NaOH B. CuOH C. KOH D. Fe(OH)3 Câu 3: Bari có hóa tri II. Chọn công thức sai A. BaSO4 B. BaO C. BaCl D. Ba(OH)2 Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào A. FeO B. Fe2O3 C. Fe D. FeCl3 Câu 5: Trong P2O5 , P hóa trị mấy A. I B. II C. IV D. V Câu 6: Lập công thức hóa học biết hóa trị của X là I và số p = e là 13 và Y có nguyên tử khối là 35.5 A. NaCl B. BaCl2 C. NaO D. MgCl Câu 7: Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I) A. CaOH B. Ca(OH)2 C. Ca2(OH) D. Ca3OH Câu 8: Ta có một oxit tên CrO. Vậy muối của Crom có hóa trị tương ứng là A. CrSO4 B. Cr(OH)3 C. Cr2O3 D. Cr2(OH)3 Câu 9: Cho hợp chất của X là XO và Y là Na2Y. Công thức của XY là A. XY B. X2Y C. X3Y D. Tất cả đáp án Câu 10: Chọn câu sai A. Hóa tri là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia B. Hoá trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị C. Quy tắc hóa trị : x.a=y.b D. Photpho chỉ có hóa trị IV DƯƠNG NGỌC BICH – CHƯƠNG 1 7
  8. Luyện tập CTHH – HÓA TRỊ Câu 1: Các công thức hóa học nào là đúng A. KCl, AlO, S C. BaSO4, CO, BaOH 2- B. Na, BaO, CuSO4 D. SO4 , Cu, Mg Câu 2: Từ công thức KMnO4, ta biết được thông tin gì A. Có 4 nguyên tử O2 trong phân tử C. Phân tử khối là 99 đvC B. Hợp chất được tạo từ nguyên tố K, O, Mn D. Tất cả đáp án Câu 3: Cho biết hóa trị của P trong P2O3 A. III B. V C. IV D. II Câu 4: Cho X có phân tử khối là 44 dvC được tạo từ nguyên tố C và O. Biết %mc= 27,27%. Xác định công thức A. CO B. CO2 C. CO3 D. C2O Câu 5: Xác dịnh hóa trị của C trong các hợp chất sau: CO, CH4, CO2 A. II, IV,IV B. II, III, V C. III,V,IV D. I,II, III Câu 6: Chọn câu đúng A. Hóa trị của C ở CO là IV C. CTHH có 2 ý nghĩa B. Quy tắc hóa trị x.a=y.b D. Tất cả đáp án Câu 7: Cho công thức sau CH3COONa. Tính %mNa A. %mNa=29,27% B. %mNa=3,66% C. %mNa=28,049% D. %mNa=39% Câu 8: Viết 3Cl2 nghĩa là gì A. 3 phân tử clo B. 3 nguyên tử clo C. Clo có hóa trị III D. Tất cả đáp án Câu 9: Chọn câu sai A. Có 3 ý nghĩa của CTHH C. Axit sunfuric HSO4 B. Công thức của kẽm clorua là ZnCl2 D. KCl là hợp chất vô cơ Hướng dẫn giải: công thức đúng là H2SO4 Câu 10: Lập công thức hóa học biêt trong đó có 1 nguyên tử O, 3 nguyên tử C, 8 nguyên tử H A. C3H8O B. CHO C. C3HO DƯƠNG NGỌC BICH – CHƯƠNG 1 8