Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022

docx 19 trang Hoài Anh 4580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (0,5 điểm) Thế nào là hiện tượng hóa học? Cho 2 ví dụ. Câu 2: (2 điểm) Tìm công thức hóa học sai, nếu sai hãy sửa lại cho đúng. 1) BaO 2) KO 3) CaCl 4) AlSO4 Câu 3: (2 điểm) 1) Tính khối lượng của: a) 8,96 (l) khí CO2 (đktc) b) 0,15 (mol) CaSO4 2) Tính thể tích của: 3,2 (g) SO2 (đktc). Câu 4: (2 điểm) Phân hủy canxi cacbonat sau phản ứng thu được 28 (g) canxi oxit và 22 (g) khí cacbonic. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính khối lượng canxi canxi cacbonat cho phản ứng trên. Câu 5: (1,5 điểm) Cân bằng phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử: 1) Fe + HCl  FeCl2 + H2 2) Fe3O4 + CO  Fe + CO2 3) C6H6 + O2  CO2 + H2O Câu 6: (2 điểm) Thành phần phần trăm về khối lượng của các chất có trong hợp chất: HNO3. ĐỀ SỐ 2: Câu 1: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng: 1) Fe + O2  Fe3O4 2) KClO3  KCl + O2 3) Al + HCl  AlCl3 + H2 4) BaCl2 + Na2SO4  BaSO4 + NaCl Câu 2: (2 điểm) 1) Tìm hóa trị của C trong: a) CO b) CO2 2) Lập công thức hóa học của các hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học sau: a) P (V) và O b) N (III) và H Câu 3: (1,5 điểm) Nung nóng một lượng chất canxi cacbonat (CaCO 3) thu được 560 (g) canxi oxit (CaO) và 440 (g) khí cacbonic (CO2). 1) Lập phương trình hóa học của phản ứng trên. 2) Tính khối lượng của canxi cacbonat đem nung. Câu 4: (1,5 điểm) 1) Cho biết ý nghĩa công thức hóa học sau: kali clorat (KClO3). 2) Dùng chữ số và kí hiệu để diễn đạt những ý sau: a) Hai phân tử oxi b) Một nguyên tử sắt Câu 5: (3 điểm) 1) Tính khối lượng của: a) 0,5 (mol) H2SO4 b) 1 (mol) C2H6O 2) Tính thể tích (đktc) của: a) 0,25 (mol) CO2 b) 2 (mol) H2 3) Tính số mol của: a) 54 (g) Al b) 5,6 (g) CaO 1
  2. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng: 1) P + O2  P2O5 2) Al + HCl  AlCl3 + H2 3) C2H4 + O2  CO2 + H2O 4) CuCl2 + AgNO3  Cu(NO3)2 + AgCl Câu 2: (2 điểm) Hãy lập công thức hóa học và tính phân tử khối của những hợp chất tạo bởi: 1) Al và O 2) Mg và Cl 3) Na và CO3 4) Ba và OH Câu 3: (1 điểm) Cho tỉ khối của khí A đối với khí B d A/B là 1,4375 và tỉ khối của khí B đối với khí metan d là 2. Hãy tính khối lượng mol của khí A. B/CH4 Câu 4: (2 điểm) 1) Tính khối lượng của: a) 0,1 (mol) Cl b) 0,1 (mol) Cl2 2) Tính thể tích (đktc) của: a) 0,3 (mol) N2 b) Hỗn hợp gồm 1 (mol) H2 và 2 (mol) CO2 Câu 5: (3 điểm) Phân hủy hoàn toàn 24,5 (g) kali clorat (KClO 3) thu được kali clorua (KCl) và 6,72 (l) khí oxi (đktc). 1) Lập phương trình hóa học của phản ứng trên. 2) Tính khối lượng của oxi thoát ra. 3) Viết công thức về khối lượng và tính khối lượng kali clorua thu được sau phản ứng. ĐỀ SỐ 4: Câu 1: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng: 1) Al + O2  Al2O3 2) Fe2(SO4)3 + KOH  Fe(OH)3 + K2SO4 Câu 2: (2 điểm) Cho các chất có công thức hóa học như sau: khí ozon O 3, axit sunfuric H2SO4, natri silicat Na2SiO3, khí nitơ đioxit NO2. 1) Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất. 2) Hãy tính khối lượng mol của các chất trên. Câu 3: (2 điểm) Hãy lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất có thành phần như sau: 1) Cr (VI) và O 2) Mg và nhóm NO3 Câu 4: (1,5 điểm) Hãy cho biết 0,4 (mol) khí cacbonic CO2 có: 1) Bao nhiêu (phân tử) khí CO2? 2) Bao nhiêu (gam) khí CO2? 3) Bao nhiêu (l) khí CO2 (đktc)? Câu 5: (1 điểm) Hãy tính tỉ khối của khí hiđro so với không khí. Từ đó, hãy cho biết để thu được khí hiđro vào bình bằng cách đẩy không khí, ta phải đặt đứng bình hay đặt ngược bình? Vì sao? Câu 6: (1,5 điểm) Hãy tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố hóa học có trong hợp chất Ca3(PO4)2. 2
  3. ĐỀ SỐ 5: Câu 1: (2 điểm) Cân bằng phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử: 1) Ca(OH)2 + H3PO4  Ca3(PO4)2 + H2O 2) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 3) SO2 + O2  SO3 4) Mg + HCl  MgCl2 + H2 Câu 2: (2 điểm) Cho kim loại nhôm phản ứng hoàn toàn với 29,4 (g) axit sunfuric loãng (H 2SO4) thu được 34,2 (g) nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và 6,72 (l) khí hiđro (đktc). 1) Tính số mol và khối lượng khí hiđro thoát ra. 2) Viết phương trình chữ của phản ứng. 3) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng trên rồi tính khối lượng nhôm cần dùng. 4) Cho biết dấu hiệu và điều kiện của phản ứng. Câu 3: (2 điểm) 1) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: P2O5. 2) Lập công thức hóa học của hợp chất A biết M A = 17 (g) và thành phần phần trăm của A gồm 82,5 % N và 17,65 % H. Câu 4: (1,5 điểm) Hỗn hợp khí A chứa 15,68 (l) khí propan C3H8 và 3,2 (g) khí lưu huỳnh đioxit SO2. 1) Tính số mol và khối lượng khí propan. 2) Tính số mol và thể tích khí lưu huỳnh đioxit (đktc). 3) Khối lượng hỗn hợp khí A. 4) Thể tích hỗn hợp khí A. Câu 5: (1,5 điểm) Đốt 5,4 (g) nhôm (Al) trong bình chứa khí oxi (O2) thì thu được nhôm oxit (Al2O3). 1) Tính số mol nhôm đã tham gia phản ứng. 2) Lập phương trình hóa học. 3) Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc). 4) Tính khối lượng nhôm oxit thu được. Câu 6: (1 điểm) Hãy nêu hiện tượng và giải thích: 1) Khi thả bong bóng (biết khí được bom vào bong bóng phần lớn là khí hiđro). 2) Khi rót rượu champagne (sâm banh) vào tháp ly có chứa nước đá khô trong buổi tiệc cưới (biết khí sinh ra phần lớn là khí cacbon đioxit CO2). ĐỀ SỐ 6: Câu 1: (2 điểm) Lập công thức hóa học của: 1) Cu (II) và Cl 2) Ba và nhóm PO4 3) Al và O 4) Na và nhóm SO4 Câu 2: (2,5 điểm) Cân bằng phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử: 1) Zn + O2  ZnO 2) Al + AgNO3  Al(NO3)3 + Ag 3) Mg + N2  Mg3N2 4) FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2 5) FeClx + Al  Fe + AlCl3 (cân bằng theo giá trị x) Câu 3: (1 điểm) Một chất khí A có tỉ khối so với khí O2 là 1,375. 1) Tính khối lượng mol khí A. 2) Nếu bơm khí A này vào một cái bong bóng thì sẽ có hiện tượng gì khi ta thả bóng ra ngoài không khí? Giải thích? Câu 4: (1 điểm) Cho các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? (khôn giải thích). 1) Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ. 2) Cồn để ngoài không khí dễ bay hơi. 3
  4. 3) Than cháy tạo thành khí cacbonic. 4)Ủ nho trong lọ một thời gian thu được rược nho. Câu 5: (1 điểm) Cho 8,96 (l) khí NO2 (đktc). 1) Tính số mol khí NO2. 2) Tính khối lượng khí NO2. Câu 6: (1 điểm) Cho 5,75 (g) natri (Na) tác dụng với khí oxi (O2) tạo thành natri oxit (Na2O). 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính khối lượng Na2O. 3) Tính thể tích khí O2 (đktc). ĐỀ SỐ 7: Câu 1: (4 điểm) Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các chất sau: 1) N (III) và H 2) N (V) và O 3) NH4 (I) và HPO4 (I) 4) X và Y; biết công thức hóa học của X và H là XH; của Y và O là YO. Câu 2: (3 điểm) Cân bằng phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử: 1) K + O2  K2O 2) FeO + O2  Fe2O3 3) Zn + HCl  ZnCl2 + H2 4) CaO + HNO3  Ca(NO3)2 + H2O 5) NH3 + CuO  Cu + N2 + H2O 6) Cl2 + NaOH  NaCl + NaClO + H2O Câu 3: (1,5 điểm) Nguyên tử A có nguyên tử khối nặng hơn canxi là 2 lần. 1) Viết ký hiệu và gọi tên nguyên tố A. 2) Tính khối lượng nguyên tử A ra đơn vị gam. 3) Khối lượng nguyên tử A nặng gấp mấy lần khối lượng nguyên tử oxi. Câu 4: (1,5 điểm) Một hỗn hợp khí X gồm: 16,8 (g) khí N2; 19,2 (g) khí O2 và 26,4 (g) khí CO2. 1) Tính thể tích hỗn hợp khí X (đktc). 2) Tính khối lượng hỗn hợp khí X. ĐỀ SỐ 8: Câu 1: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng: 1) K + O2  K2O 2) Fe + Cl2  FeCl3 3) KOH + Fe(NO3)3  KNO3 + Fe(OH)2 4) C2H4 + O2  CO2 + H2O Câu 2: (1 điểm) Một học sinh thực hiện thí nghiệm như sau: cắt nhỏ dây kẽm thành vụn kẽm. Cho vụn kẽm vào ống nghiệm đựng axit clohiđric thì có khí hiđro và muối kẽm clorua tạo thành. Mỗi biến đổi của chất trong thí nghiệm trên là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học? Giải thích? Câu 3: (2 điểm) Hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, hợp chất: 1) Axit sunfuric H2SO4 2) Canxi cacbonat CaCO3 3) Rượu etylic C2H6O 4) Khí nitơ 5) Kim loại kẽm Zn 6) Photpho đỏ P 7) Natri clorua NaCl 8) Khí axetilen C2H2 Câu 4: (1 điểm) Viết nhanh công thức hóa học của các hợp chất được tạo bởi: 1) Fe (III) và SO4 2) K và O 3) Ca và Cl 4) Ba và SO4 Câu 5: (1 điểm) Thổi khí cacbon đioxit (CO2) vào nước vôi trong Ca(OH)2 thì nước vôi trong hóa đục. 1) Dấu hiệu nào cho thấy có phản ứng hóa học xảy ra? 2) Lập phương trình hóa học cho phản ứng trên, biết sản phẩm tạo thành là canxi cacbonat (CaCO 3) và nước (H2O). 4
  5. Câu 6: (2 điểm) Cho 11,2 (g) sắt tác dụng vừa đủ với 14,6 (g) axit clohiđric HCl thu được 25,4 (g) sắt (II) clorua FeCl2 và khí hiđro. 1) Tính khối lượng khí hiđro sinh ra. 2) Tính thể tích khí hiđro (ở đktc). Câu 7: (1 điểm) Hàm lượng nguyên tố N trong hợp chất nào sau đầy là cao hơn: N2O và N2O5. ĐỀ SỐ 9: Câu 1: (3 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng: 1) Fe2O3 + H2  Fe + H2O 2) Al + Cl2  AlCl3 3) CuCl2 + NaOH  Cu(OH)2 + NaCl 4) NaOH + H2SO4  Na2SO4 + H2O 5) P2O5 + H2O  H3PO4 6) Cu + AgNO3  Cu(NO3)2 + Ag Câu 2: (2 điểm) Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: 1) Nitơ (III) và hiđro 2) Kali và nhóm hiđroxit 3) Đồng (II) và nhóm sunfat 4) Canxi và nhóm cacbonat 5) Nhôm và oxi 6) Kẽm và nhóm nitrat 7) Lưu huỳnh (IV) và oxi 8) Magie và oxi Câu 3: (1 điểm) Ghi lại đề và chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng kể dưới đây (không giải thích). 1) Muối ăn hòa tan vào nước được dung dịch muối ăn. 2) Thức ăn để lâu ngày thường bị chua. 3) Nung đá vôi thành vôi sống. 4) Cốc thủy tinh vỡ thành mảnh nhỏ. Câu 4: (2 điểm) 1) Tính số mol của 6,72 (l) khí oxi (đktc). 22 2) Tính khối lượng của 10.10 (phân tử) H2SO4. 3) Tính khối lượng của 0,5 (mol) CaO. Câu 5: (2 điểm) Cho 19,5 (g) kẽm (Zn) tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric (HCl) thu được muối kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđro. 1) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng trên. 2) Tính khối lượng axit clohiđric đã dùng. 3) Tính thể tích (đktc) khí hiđro thu được. 4) Tính tỉ khối của khí hiđro so với không khí. ĐỀ SỐ 10: Câu 1: (2,5 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng: 1) Fe + O2  Fe2O3 2) Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O 3) Zn + HCl  ZnCl2 + H2 4) Fe2O3 + H2  Fe + H2O 5) Na2O + H2O  NaOH Câu 2: (2 điểm) 1) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Áp dụng: Tính khối lượng của bari clorua BaCl 2 đã phản ứng hết với 14,2 (g) natri sunfat Na 2SO4, tạo thành 23,3 (g) bari sunfat BaSO4 và 11,7 (g) natri clorua NaCl. 2) Rắc nhẹ bột nhôm Al trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng gì xảy ra? Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng trên. 5
  6. Câu 3: (2,5 điểm) 1) Tính thành phần % khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất Fe2O3. 2) Tính tỉ khối của khí clo Cl2 đối với khí hiđro H2. 3) Tính số phân tử axit sunfuric H2SO4 có trong 0,5 (mol) H2SO4. 4) Tính thể tích (ở đktc) của 3,2 (g) khí oxi O2. Câu 4: (3 điểm) Đốt cháy hết 6 (g) kim loại Mg trong bình chứa khí O 2, thu được hợp chất magie oxit MgO. 1) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng trên. 2) Tính khối lượng hợp chất magie oxit thu được. 3) Tính thể tích (ở đktc) khí oxi đã phản ứng. ĐỀ SỐ 11: Câu 1: (2,5 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng: 1) KClO3  KCl + O2 2) Fe + O2  Fe3O4 3) Al2O3 + H2SO4  Al2(SO4)3 + H2O 4) C5H10 + O2  CO2 + H2O 5) K + H2O  KOH + H2 Câu 2: (2,5 điểm) 1) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. 2) Áp dụng: Cho 11,2 (g) sắt tác dụng vừa đủ với 14,6 (g) axit clohiđric HCl thu được 25,4 (g) muối sắt (II) clorua và m (g) khí hiđro. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng trên. b) Tính giá trị m và thể tích khí sinh ra ở đktc. Câu 3: (2,5 điểm) Cho các khí sau: CO và CO2. 1) Cho biết khí nào nặng hơn không khí, nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? 2) Tính thành phần % khối lượng cacbon trong mỗi chất khí trên. 3) Tính khối lượng của 0,35 (mol) mỗi chất khí trên. Câu 4: (1,5 điểm) Một hợp chất khí A có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 2 nguyên tử oxi. Biết tỉ khối hơi của khí này so với khí oxi là 2. 1) Hãy xác định khối lượng mol của chất khí trên. 2) Cho biết tên nguyên tố X và công thức của hợp chất khí. Câu 5: (1 điểm) Thành phần hóa học của gas gồm propan C 3H8 và butan C4H10. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi đốt cháy gas. Biết sản phẩm tạo thành đều là khí cacbonic và nước. 6
  7. ĐỀ SỐ 12: Câu 1: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng: 1) Fe + O2  Fe3O4 2) Zn + HCl  ZnCl2 + H2 3) Na2O + H2O  NaOH 4) Al + CuSO4  Al2(SO4)3 + Cu Câu 2: (3,5 điểm) 1) Phân tử là gì? Phân tử của hợp chất có gì khác so với phân tử của đơn chất? Lấy ví dụ minh họa. 2) Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là gì? Tính hóa trị của nguyên tố nitơ trong hợp chất: a) NO2 b) N2O5 c) NH3 Câu 3: (1,5 điểm) Hãy cho biết 0,25 (mol) khí sunfurơ SO2 có: 1) Bao nhiêu (phân tử) khí SO2? 2) Bao nhiêu (g) khí SO2? 3) Bao nhiêu (l) khí SO2 (đktc)? Câu 4: (3 điểm) Cho 4,8 (g) magie (Mg) tác dụng với 14,6 (g) axit clohiđric (HCl), sau phản ứng thu được 19 (g) muối magie clorua (MgCl2) và khí hiđro (H2). 1) Lập phương trình hóa học của phản ứng trên. 2) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử các chất còn lại trong phản ứng. 3) Tính khối lượng khí hiđro và thể tích khí hiđro (đktc) thu được sau phản ứng. ĐỀ SỐ 13: Câu 1: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong mỗi phản ứng: 1) SO2 + O2  SO3 2) Al + Cl2  AlCl3 3) H2SO4 + Fe(OH)3  Fe2(SO4)3 + H2O 4) HCl + CaCO3  CaCl2 + CO2 + H2O Câu 2: (1 điểm) Phân biệt đơn chất và hợp chất: HCl, Cl2, Al2(SO4)3, Zn. Câu 3: (1,5 điểm) 1) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi natri (Na) và nhóm PO4. 2) Tính hóa trị của sắt Fe trong hợp chất Fe(NO3)3. 3) Mô tả hiện tượng khi đun nóng đường trong ống nghiệm. Câu 4: (3 điểm) Hãy tính: 1) Số mol của 4,8 (g) kim loại Mg. 2) Số mol của 5,6 (l) khí SO2 (đktc). 23 3) Số mol của 9.10 (phân tử) khí H2. 4) Thể tích (ở đktc) của hỗn hợp khí gồm: 0,3 (mol) CO2 và 0,2 (mol) O2. 5) Khối lượng mol của khí A, biết khí A có tỉ khối đối với không khí là 2,207. Câu 5: (2,5 điểm) 1) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng nguyên tố nitơ (N) trong hợp chất có công thức hóa học là CO(NH2)2. 2) Một hợp chất có thành phần phần trăm theo khối lượng là 50% S và 50% O. Hãy tìm công thức hóa học đơn giản của hợp chất. 3) Tìm công thức hóa học của hợp chất X, biết rằng 0,02 (mol) hợp chất này có 0,04 (mol) nguyên tử Na; 0,02 (mol) nguyên tử C và 0,06 (mol) nguyên tử O. ĐỀ SỐ 14: Câu 1: (3,5 điểm) Cân bằng phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử: 1) N2O5 + H2O  HNO3 7
  8. 2) BaCl2 + Al2(SO4)3  BaSO4 + AlCl3 3) Ca(OH)2 + H3PO4  Ca3(PO4)2 + H2O 4) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 5) P + O2  P2O5 Câu 2: (2 điểm) Tính: 1) Khối lượng của 4,8.1023 (phân tử) nhôm hiđroxit (Al và nhóm OH). 2) Thể tích (đktc) của 32 (g) khí lưu huỳnh đioxit (S (VI) và O). Câu 3: (2 điểm) Ba nguyên tố cơ bản là chất dinh dưỡng cho thực vật đó là N, P, K. Hợp chất của N làm tăng trưởng lá cây và tinh bột trong ngũ cốc. Người làm vườn đã dùng amoni sunfat (NH4)2SO4 để bón rau. Tính: 1) Phần trăm của các nguyên tố có trong loại phân bón trên. 2) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng mà người làm vườn đã bón cho ruộng rau khi dùng 297 (g) (NH4)2SO4. Câu 4: (1,5 điểm) Cho sắt (III) oxit (Fe (III) và O) tác dụng với 14,7 (g) axit sunfuric (H và nhóm SO 4) loãng, người ta thu được 20 (g) muối sắt (III) sunfat (Fe (III) và nhóm SO 4) và 5,4 (g) nước (H và O). 1) Lập phương trình hóa học. 2) Viết công thức về khối lượng. 3) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã tham gia phản ứng. Câu 5: (1 điểm) Mưa axit là hiện tượng mà những cơn mưa này chứa axit, nguyên nhân của mưa axit là do trong nước mưa có hòa tan những khí SO 2, SO3, NO, NO2, N2O. Các khí này hòa tan trong nước mưa tạo ra các axit tương ứng của chúng, gây nên hiện tượng mưa axit. Các khí này có nguồn gốc từ tự nhiên trong các hoạt động của núi lửa, nhưng chủ yếu chúng được thải ra từ các hoạt động của con người như: khí thải từ nhà máy, các phương tiện giao thong, chặt phá rừng, rác thải Mưa axit gây nhiều ảnh hưởng: làm ô nhiễm các sông ngòi, ao hồ, gây hại cho hệ động thực vật, ăn mòn đá và kim loại, hủy hoại nghiêm trọng nhà ở, công trình xây dựng 1) Hãy viết phương trình của quá trình hình thành mưa axit: khí lưu huỳnh trioxit (S (VI) và O) hòa tan trong nước tạo axit sunfuric (H và nhóm (SO4)). 2) Nếu em là một người hoạt động trong lĩnh vực môi trường, em hãy nêu 2 đề xuất để tuyên truyền mọi người thực hiện hạn chế mưa axit. ĐỀ SỐ 15: Câu 1: (2 điểm) 1) Tìm hóa trị của S trong các hợp chất: a) SO3 b) H2S 2) Lập công thức hóa học của các hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học sau: a) Fe (III) và O b) C (IV) và H Câu 2: (1,5 điểm) 1) Cho biết ý nghĩa từ công thức hóa học của đá vôi CaCO3? 2) Dùng số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: ba phân tử oxi; hai nguyên tử kẽm. Câu 3: (1,5 điểm) Đốt 18 (g) Mg bằng khí O2 thu được 30 (g) MgO. 1) Lập phương trình hóa học của phản ứng. 2) Viết công thức về khối lượng của phản ứng. 3) Tính khối lượng của oxi đã tham gia phản ứng? Câu 4: (2 điểm) Hãy lập các phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng: 1) Fe + O2  Fe3O4 2) KClO3  KCl + O2 3) HCl + Fe  FeCl2 + H2 8
  9. 4) Al + HCl  AlCl3 + H 2 Câu 5: (3 điểm) Em hãy tính: 1) Khối lượng của những hợp chất: a) 0,5 (mol) CuSO4 b) 0,1 (mol) Fe 2) Thể tích của các khí (đktc): a) 0,25 (mol) khí CO2 b) 3 (mol) khí H2 3) Số mol của: a) 28 (g) Fe b) 3,2 (g) Cu ĐỀ SỐ 16: Câu 1: (3 điểm) 1) Hãy nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. 2) Áp dụng: a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết clo hóa trị I: + FeCl3 + NaCl b) Tính hóa trị của Al trong hợp chất của Al2(SO4)3, biết nhóm (SO4) hóa trị II. c) Lập công thức hóa học của những hợp chất hai nguyên tố sau: + Fe (III) và oxi + C (IV) và S (II) d) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau: Ca (II) và (NO3) (I). Câu 2: (2 điểm) Lập phương trình hóa học và cho biết tỷ lệ (số nguyên tử, số phân tử) của các chất trong mỗi phản ứng sau: 1) Kim loại nhôm (Al) tác dụng với dung dịch CuCl2 tạo ra dung dịch AlCl3 và kim loại đồng (Cu). 2) Muối kali clorat (KClO3) phân hủy tạo thành kali clorua (KCl) và khí oxi. Câu 3: (2 điểm) 1) Khối lượng mol là gì? Ký hiệu của khối lượng mol? 2) Hãy tính: a) Số mol nguyên tử của 28 (g) sắt (Fe). b) Khối lượng của 0,5 (mol) khí CO2. Câu 4: (3 điểm) Đốt cháy hết 9 (g) kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 15(g) chất magie oxit (MgO). Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi (O2) trong không khí. 1) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. 2) Tính khối lượng của oxi đã phản ứng. ĐỀ SỐ 17: Câu 1: (2 điểm) Cho các sơ đồ phản ứng sau. Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ (số nguyên tử, số phân tử) của các chất trong mỗi phản ứng: 1) K + O2  K2O 2) Fe + Cl2  FeCl3 3) P2O5 + H2O  H3PO4 4) Al + HCl  AlCl3 + H2 Câu 2: (2 điểm) Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: 1) Fe (III) và nhóm (SO4) 2) Al và Cl Câu 3: (2 điểm) 1) Phát biểu và giải thích định luật bảo toàn khối lượng. 2) Đốt cháy hết 9 (g) kim loại kẽm (Zn), trong không khí thu được 15 (g) hợp chất kẽm oxit (ZnO). Biết rằng, kẽm cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi (O2) trong không khí. a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng khí oxi đã phản ứng. Câu 4: (2 điểm) Hãy tính: 9
  10. 1) Số mol của 28 (g) Fe. 2) Thể tích khí (đktc) của 1,5 (mol) phân tử khí oxi. 3) Khối lượng của 0,5 (mol) Al2(SO4)3. 4) Thể tích của hỗn hợp khí (đktc) gồm có 0,44 (g) CO2 và 0,4 (g) H2. Câu 5: (2 điểm) Hãy tìm công thức hóa học của khí A. Biết rằng: 1) Khí A nặng hơn khí hiđro là 8 lần. 2) Thành phần % theo khối lượng khí A là 75% C và 25% H. Câu 6: (1 điểm) Trong các công thức hóa học được viết như sau, công thức hóa học nào đúng, công thức nào sai? Sửa lại công thức hóa học sai? 1) KO2 2) Na2SO4 ĐỀ SỐ 18: Câu 1: (2 điểm) Hãy cân bằng các phương trình hóa học sau: 1) KClO3  KCl + O2 2) Fe2O3 + HCl  FeCl3 + H2O 3) SO2 + O2  SO3 4) Cu + AgNO3  Cu(NO3)2 + Ag Câu 2: (2 điểm) Cho 5,6 (g) sắt tác dụng với 7,3 (g) axit clohiđric (HCl) tạo sắt (II) clorua (Fe, Cl) và 2,24 (l) khí hiđro (đktc). 1) Tìm số mol và khối lượng khí hiđro? 2) Viết phương trình chữ biểu diễn phản ứng trên? 3) Viết công thức về khối lượng và tính số gam sắt (II) clorua thu được? 4) Lập phương trình hóa học của phản ứng? Câu 3: (2 điểm) 1) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất Fe3O4. 2) Lập công thức hóa học hợp chất Y chứa 36% Al; 64% S về khối lượng và có phân tử khối là 150. Câu 4: (1 điểm) 1) Tính số mol và thể tích của 3,2 (g) SO2 (ở đktc). 2) Tính số mol và khối lượng của 16,8 (l) CO2 (ở đktc). Câu 5: (2 điểm) Đốt 6,2 (g) photpho trong bình chứa khí oxi thì thu được điphotpho pentaoxit P2O5. 1) Tính số mol photpho. 2) Lập phương trình hóa học. 3) Tính thể tích khí oxi cần dùng (ở đktc)? 4) Tính khối lượng điphotpho pentaoxit P2O5 thu được. Câu 6: (1 điểm) 1) Tổng số hạt trong một nguyên tố X là 52 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Tính số hạt proton và số hạt nơtron. 2) Để đốt cháy hoàn toàn 2 (mol) một hợp chất hữu cơ A cần dùng 9 (mol) khí oxi, sản phẩm thu được là 6 (mol) khí (CO2) và 8 (mol) H2O. Xác định công thức hóa học của hợp chất hữu cơ A. Biết các chất khí được đo cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. ĐỀ SỐ 19: Câu 1: (3 điểm) 1) Mol là gì? Khối lượng mol là gì? 2) Công thức hóa học của hợp chất đường C12H22O11. a) Tính khối lượng mol của đường? b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong phân tử hợp chất đường? Câu 2: (2,5 điểm) Tính: 1) Số mol của 28,4 (g) natri sunfat (Na2SO4). 2) Số mol của 11,2 (l) khí oxi (đktc). 10
  11. 3) Khối lượng của 0,5 (mol) canxi cacbonat CaCO3. 4) Thể tích của hỗn hợp khí (đktc) gồm có: 1,25 (mol) SO2 và 0,25 (mol) CO2. Câu 3: (2 điểm) Hãy tính tỉ khối hơi của khí nitơ (N2). 1) Đối với khí hiđro (H2)? 2) Đối với không khí? Câu 4: (2,5 điểm) Đốt cháy hết 12 (g) kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 20 (g) hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng magie cháy là do xảy ra phản ứng với khí oxi (O2) trong không khí. 1) Viết sơ đồ bằng công thức hóa học của phản ứng. 2) Viết công thức về khối lượng của phản ứng. 3) Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng. 4) Lập phương trình hóa học của phản ứng. ĐỀ SỐ 20: Câu 1: (2 điểm) Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất tạo bởi: 1) Zn và O 2) Ba và (SO4) Câu 2: (2 điểm) Lập các phương trình hóa học sau: 1) Cu + O2  CuO 2) KClO3  KCl + O2 3) Al(OH)3  Al2O3 + H2O 4) CaCO3 + HNO3  Ca(NO3)2 + CO2 + H2O Câu 3: (2 điểm) 1) Tính số mol của: a) 5,4 (g) nhôm Al b) 3,36 (l) CO2 (đktc) 2) Tính khối lượng và thể tích (đktc) của 0,1 (mol) khí N2. Câu 4: (1 điểm) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: SO2. Câu 5: (2 điểm) Cho kẽm Zn tác dụng vừa đủ với 10,95 (g) axit clohiđric HCl thu được 20,4 (g) muối kẽm clorua ZnCl2 và 3,36 (l) khí hiđro H2 (đktc). Viết công thức về khối lượng và tính khối lượng kẽm Zn cần dùng? Câu 6: (1 điểm) Lập các phương trình hóa học sau và cho biết tổng số nguyên tử oxi tham gia phản ứng? Na3PO4 + Pb(NO3)2  Pb3(PO4)2 + NaNO3 11
  12. ĐỀ SỐ 21: Câu 1: (2 điểm) 1) Các cách viết sau: H2, 2N, 3H2O, 3C chỉ ý gì? 2) Cho công thức hóa học của một số chất sau: CH 4, Cl2, H3PO4, Fe. Hãy xác định chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Câu 2: (2 điểm) Lập công thức hóa học và tính khối lượng mol của hợp chất tạo bởi: 1) Al và SO4 2) P (V) và O Câu 3: (3 điểm) Lập phương trình hóa học, cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử các chất trong mỗi phản ứng sau: t0 1) Fe + Cl2  FeCl3 t0 2) KClO3  KCl + O2 3) Al(OH)3 + HCl  AlCl3 + H2O t0 4) SO2 + O2  SO3 Câu 4: (1,5 điểm) 1) Tính khối lượng, số phân tử, thể tích (ở đktc) của 1,2 (mol) khí CO2. 2) Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí SO2 và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần? Câu 5: (1,5 điểm) Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố hóa học có trong hợp chất Ba(OH)2. ĐỀ SỐ 22: Câu 1: (3 điểm) Lập phương trình hóa học từ các sơ đồ phản ứng sau: 1) Fe + Cl2  FeCl3 2) Al + O2  Al2O3 3) Cu(OH)2  CuO + H2O 4) BaCl2 + Na2SO4  BaSO4 + NaCl 5) Fe2O3 + CO  Fe + CO2 6) Fe3O4 + HCl  FeCl2 + FeCl3 + H2O Câu 2: (1 điểm) Viết công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi: 1) Canxi và oxi 2) Kẽm và nhóm nitrat NO3 Câu 3: (2 điểm) Tính: 1) Số mol của 10,5 (g) MgCO3. 2) Số phân tử có trong 0,375 (mol) H2SO4. 23 23 3) Thể tích ở đktc của hỗn hợp gồm: 1,2.10 (phân tử) N2 và 1,8.10 (phân tử) H2. Câu 4: (1 điểm) Phân tử lưu huỳnh trioxit có 1S và 3O. 1) Viết công thức hóa học của lưu huỳnh trioxit. Cho biết chất trên là đơn chất hay hợp chất. 2) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố oxi trong lưu huỳnh trioxit. Câu 5: (1 điểm) 1) Xác định khối lượng mol của khí A có tỉ khối với không khí là 2,207. 2) Khí A trên nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần khí nitơ? Câu 6: (2 điểm) Đốt cháy hết 36 (g) magie trong 16,8 (l) khí oxi (ở đktc) phản ứng xảy ra vừa đủ. Sauk hi phản ứng kết thúc, thu được hợp chất magie oxit MgO. 1) Lập phương trình hóa học. 2) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. 3) Tính khối lượng khí oxi cần dùng. 4) Tính khối lượng magie oxit MgO thu được. ĐỀ SỐ 23: Câu 1: (2 điểm) Chỉ rõ đâu là hiện tượng vật lý và đâu là hiện tượng hóa học và giải thích: 1) Cửa làm bằng sắt lâu ngày bị gỉ. 12
  13. 2) Kim loại đồng được kéo thành sợi dùng làm dây dẫn điện. Câu 2: (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau: 1) Fe(OH)2  Fe2O3 + H2O 2) CuCl2 + AgNO3  AgCl + Cu(NO3)2 3) Al + H2SO4  Al2(SO4)3 + H2 4) C3H8 + O2  CO2 + H2O Câu 3: (2 điểm) 1) Tính số mol của: 23 a) 8,96 (g) Fe b) 0,3.10 (phân tử) CO2 2) Tính khối lượng của 10,08 (l) khí N2. Câu 4: (2 điểm) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Cu và O trong CuO. Câu 5: (2 điểm) Đốt 8,4 (g) sắt bằng khí oxi thu được 11,6 (g) sắt từ oxit Fe3O4. 1) Lập phương trình hóa học. 2) Viết biểu thức định luận bảo toàn khối lượng. 3) Tính khối lượng oxi cần dùng. 4) Tính thể tích khí oxi cần dùng (ở đktc). ĐỀ SỐ 24: Câu 1: (2 điểm) Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: 1) Cacbon đioxit 2) Bạc oxit. 3) Kali oxit. 4) Bari clorua (bari và nhóm clorua). 5) Nhôm sunfat (nhôm và nhóm sunfat). 6) Sắt (III) nitrat (sắt và nhóm nitrat). 7) Kẽm hiđroxit (kẽm và nhóm hiđroxit). 8) Magie photphat (magie và nhóm photphat). Câu 2: (1 điểm) Ghi lại đề và chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học trong các hiện tượng kể dưới đây (không giải thích). 1) Khí nitơ tác dụng với khí hiđro tạo thành khí ammoniac. 2) Hòa tan giấm vào nước. 3) Khi nấu cơm quá lửa, tinh bột trong cơm tạo thành than và hơi nước. 4) Amoniac hay hơi trong không khí. Câu 3: (3 điểm) Cân bằng các phương trình phản ứng sau: 1) CaCl2 + AgNO3  Ca(NO3)2 + AgCl 2) H2 + O2  ? t0 3) Fe2O3 + CO  Fe + CO2 4) Ca + H2O  Ca(OH)2 + H2 t0 5) C2H4 + O2  CO2 + H2O t0 6) N2 + H2  NH3 Câu 4: (2 điểm) 1) Tính khối lượng của 0,45 (mol) H2SO4. 2) Tính thể tích (ở đktc) của 0,25 (l) khí CH4. 3) Tính số mol của 8 (g) Fe2O3. 4) Tính khối lượng của 8,96 (l) khí SO2 (ở đktc). Câu 5: (2 điểm) Cho 13 (g) kẽm (Zn) tác dụng hết với axit clohiđric (HCl) tạo ra kẽm clorua (ZnCl 2) và khí hiđro (H2). 1) Lập phương trình hóa học của phản ứng trên. 13
  14. 2) Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc). 3) Nếu chỉ có 6,5 (g) kẽm tham gia phản ứng thì kẽm clorua (ZnCl 2) tạo thành có khối lượng là bao nhiêu gam. ĐỀ SỐ 25: Câu 1: (1,5 điểm) 1) Phát biểu định luận bảo toàn khối lượng. 2) Đốt cháy hoàn toàn 6 (g) cacbon trong 11,2 (l) khí oxi (đktc) thu được khí cacbon đioxit CO2. a) Viết phương trình hóa học đã xảy ra. b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, hãy tính khối lượng của khí cacbon đioxit thu được? Câu 2: (2 điểm) Viết và cân bằng các phương trình hóa học sau: 1) Fe + Cl2  FeCl3 2) Al2O3 + H2SO4  Al2(SO4)3 + H2O 3) Na2O + H2O  NaOH 4) P2O5 + H2O  H3PO4 Câu 3: (1 điểm) Viết lại thành công thức hóa học và cân bằng các phương trình hóa học sau: 1) Nhôm + Khí oxi  Nhôm oxit 2) Photpho + Khí oxi  Điphotpho pentanoxit Câu 4: (2,5 điểm) 1) Tính khối lượng của 5,6 (l) khí O2 (đktc). 2) Tính thể tích (đktc) của 0,4 (g) khí hiđro H2. 3) Một hộp chất A có tỉ khối hơi với khí hiđro là 32. 4) Tìm khối lượng mol của A. 5) Cho biết có thành phần khối lượng như sau: 50% S, 50% O. Tìm công thức hóa học của hợp chất A. Câu 5: (3 điểm) Cho 11,2 (g) sắt phản ứng hóa học hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối sắt (II) clorua FeCl2 và khí hiđro. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc)? 3) Tính khối lượng của axit clohiđric HCl tham gia vào muối sắt (II) clorua FeCl2 tạo thành? ĐỀ SỐ 26: Câu 1: (2 điểm) 1) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. 2) Đốt cháy hoàn toàn 8 (g) S cần 8 (g) O2, sau phản ứng thu được khí SO2. a) Viết phương trình hóa học. b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, hãy tính khối lượng khí SO2 tạo thành sau phản ứng? Câu 2: (1 điểm) Viết và cân bằng các phương trình hóa học sau: 1) Kẽm + Axit clohiđric  Muối kẽm clorua + Khí hiđro 2) Điphotpho pentaoxit + nước  Axit photphoric Câu 3: (1,5 điểm) Viết lại và cân bằng các phương trình hóa học sau: 1) Fe + O2  Fe3O4 MnO2 2) KClO3  KCl + O2↑ t0 3) Mg + HCl  MgCl2 + H2↑ Câu 4: (2,5 điểm) 1) 1,5 (mol) CO2 có bao nhiêu (phân tử) CO2? 2) Tính khối lượng của 0,5 (mol) CaO? 3) Tính số mol của 8,96 (l) khí H2 (đktc)? 4) Trong 24,5 (g) H2SO4 có bao nhiêu (mol) H2SO4? 14
  15. 5) Tính phần trăm về khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất Fe2O3? Câu 5: (3 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6,2 (g) P. 1) Viết phương trình hóa học. 2) Thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng (đktc)? 3) Tính khối lượng P2O5 tạo thành sau phản ứng theo hai cách? ĐỀ SỐ 27: Câu 1: (2 điểm) 1) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. 2) Đốt cháy hoàn toàn 16 (g) lưu huỳnh S trong không khí thì thu được 32 (g) khí lưu huỳnh đioxit SO2. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, hãy tính khối lượng oxi O2 đã phản ứng? Câu 2: (1 điểm) Viết và cân bằng các phương trình hóa học sau: 1) Sắt + Khí oxi  Oxit sắt từ 2) Kẽm + Axit clohiđric  Kẽm clorua + Khí hiđro Câu 3: (1,5 điểm) 1) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2↑ 2) Mg + H2SO4  MgSO4 + H2 3) Fe + Cl2  FeCl3 Câu 4: (2,5 điểm) 1) Tính số mol của 13,44 (l) khí H2 (đktc) 2) 0,6 (mol) khí SO2 có bao nhiêu (phân tử) khí SO2? 3) Tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố có trong Fe2O3? 4) Tính thể tích của 6,4 (g) khí O2 (đktc)? 5) Tính khối lượng của 0,25 (mol) khí CO2? Câu 5: (3 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 13 (g) kẽm. 1) Viết và cân bằng phương trình hóa học? 2) Tính thể tích khí oxi O2 đã tham gia phản ứng (ở đktc). 3) Tính khối lượng kẽm oxit ZnO tạo thành? (Tính bằng 2 cách: áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và tính theo phương trình hóa học). ĐỀ SỐ 28: Câu 1: (2 điểm) 1) Viết lại và chọn hệ số để cân bằng các phương trình hóa học sau: a) Al + O2  Al2O3 b) Ba(OH)2 + FeCl3  BaCl2 + Fe(OH)3 c) KClO3  KCl + O2 d) Na2O + P2O5  Na3PO4 2) Lập phương trình hóa học cho các phản ứng hóa học sau: a) Kali tác dụng với khí oxi tạo thành kali oxit. b) Đun nóng đồng (II) hiđroxit thu được đồng (II) oxit và nước. Câu 2: (3 điểm) Cho công thức hóa học sau: 1) Fe 2) H 3) KNO3 4) BaCl a) Hãy xác định công thức hóa học nào viết đùng, viết sai, nếu sai hãy viết lại cho đúng. b) Hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, là hợp chất? c) Tính phân tử khối của các hợp chất trong câu b. Câu 3: (2 điểm) Hãy tính: 1) Số mol của: a) 16 (g) đồng (II) sunfat b) 5,6 (l) khí oxi O2 (ở đktc) 15
  16. 2) Khối lượng của: a) 0,12 (mol) kali cacbonat (K2CO3) b) 5,6 (l) khí nitơ (N2). Câu 4: (3 điểm) Cho 3,6 (g) kim loại magie (Mg) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) dư thu được dung dịch magie clorua (MgCl2) và khí hiđro (H2). 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra? 2) Dấu hiệu nào cho biết có phản ứng hóa học đã xảy ra? 3) Tính khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng? 4) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc)? 5) Tính khối lượng magie clorua tạo thành theo hai cách? ĐỀ SỐ 29: Câu 1: (2 điểm) Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: 1) Sắt (III) và oxi 2) Magie và nhóm OH 3) Natri và nhóm SO4 4) Bạc và nhóm NO3 Câu 2: (1 điểm) Tìm công thức hóa học của hợp chất X có khối lượng mol phân tử là 160 g/mol, thành phần các nguyên tố theo khối lượng là 70% Fe, 30% O. Câu 3: (2 điểm) Cân bằng các phương trình phản ứng sau: 1) Al + O2  Al2O3 2) Cu(OH)2 + HCl  CuCl2 + H2O 3) Na + H2O  NaOH + H2 4) Fe2O3 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + H2O Câu 4: (1 điểm) 1) Tính khối lượng của 4,48 (l) khí cacbonic (CO2) (ở đktc). 2) Tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 19,2 (g) khí sunfurơ (SO2). Câu 5: (2 điểm) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CH4. Câu 6: (3 điểm) Đốt cháy photpho đỏ (P) trong oxi, sau phản ứng thu được 42,6 (g) điphotpho pentaoxit (P2O5), phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: P + O2  P2O5. 1) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. 2) Tính khối lượng photpho tham gia phản ứng. 3) Tính thể tích khí oxi đã dùng (ở đktc). ĐỀ SỐ 30: Câu 1: (1 điểm) Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? 1) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh. 2) Thổi hơi hở vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 thấy nước vôi trong hóa đục là do có canxi cacbonat CaCO3 không tan trong nước tạo thành. 3) Thủy tinh nóng chảy được thổi vào bình cầu. 4) Nung nóng thuốc tím tạo ra khí oxi làm tàn đóm đỏ bùng cháy. Câu 2: (2 điểm) 1) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. 2) Áp dụng: Cho 0,4 (g) khí hiđro tác dụng với đồng (II) oxit (CuO), người ta thu được 12,8 (g) đồng và 3,6 (g) nước. Viết công thức về khối lượng của phản ứng và tính khối lượng của CuO đã dùng. Câu 3: (1 điểm) Cho các công thức hóa học sau. Hãy cho biết công thức nào viết đúng, công thức nào viết sai, nếu sai em hãy sửa lại cho đúng: 1) Ca2O 2) H2CO3 3) Mg(OH)3 4) NaCl2 Câu 4: (2 điểm) Cho chất khí sau: CO, CO2. 1) Tính thành phần % về khối lượng của nguyên tố cacbon trong mỗi chất khí? 2) Cho biết khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Câu 5: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: 1) P + O2  P2O5 16
  17. 2) Mg + HCl  MgCl2 + H 2 a) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng 1). b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của cặp đơn chất, của cặp hợp chất trong phản ứng 2). Câu 6: (2 điểm) Cho 5,6 (g) sắt Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối sắt (II) clorua FeCl2 và khí hiđro. 1) Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng. 2) Phải lấy bao nhiêu gam kẽm để có số nguyên tử kẽm gấp 2 lần số nguyên tử sắt đã tham gia phản ứng ở trên? ĐỀ SỐ 31: Câu 1: (2 điểm) Hãy viết công thức hóa học của các chất sau và cho biết công thức hóa học nào thuộc loại đơn chất, công thức hóa học nào thuộc loại hợp chất: 1) Natri cacbonat (phân tử gồm natri và nhóm cacbonat (CO3)). 2) Kẽm 3) Khí clo 4) Canxi hiđroxit (phân tử Ca và nhóm hiđroxit). Câu 2: (2,5 điểm) Hãy chọn hệ số thích hợp để viết thành phương trình hóa học: 1) K + O2  K2O 2) Fe + Cl2  FeCl3 3) P2O5 + H2O  H3PO4 4) Fe2O3 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + H2O 5) Al + Cu(NO3)3  Al(NO3)3 + Cu Câu 3: (2 điểm) Lập phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng sau: 1) Cho mẫu natri vào nước, ta thu được dung dịch natri hiđroxit NaOH và khí hiđro. 2) Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm bằng cách cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl. Sản phẩm sau phản ứng còn có muối kẽm clorua ZnCl2. Câu 4: (2 điểm): Hãy tìm: 1) Khối lượng của 0,25 (mol) phân tử NaCl. 2) Thể tích của 5,5 (g) khí CO2 (ở đktc). 3) Số nguyên tử clo có trong 0,15 (mol) khí clo. Câu 5: (1,5 điểm) Một hợp chất phân tử gồm kali và nhôm sunfat SO4. 1) Cho biết công thức hóa học của hợp chất trên. 2) Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) mỗi nguyên tố có trong hợp chất. ĐỀ 32: Câu 1: (2,5 điểm) Lập phương trình hóa học từ các sơ đồ phản ứng sau: 1) Al + S  Al2S3 2) Fe + HCl  FeCl2 + H2 3) Fe3O4 + Al  Al2O3 + Fe 4) Al2(SO4)3 + Ba(OH)2  Al(OH)3 + BaSO4 5) C2H6 + O2  CO2 + H2O Câu 2: (3 điểm) 1) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? 2) Cho 4,8 (g) magie (Mg) tác dụng vừa đủ với x (g) khí clo (Cl2) thu được 19 (g) magie clorua (MgCl2)? a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Viết công thức về khối lượng và tính x. c) Tính số nguyên tử clo tương ứng với x gam khí clo trên? Câu 3: (1,5 điểm) Hãy xác định công thức hóa học đúng sai. Nếu sai sửa lại cho đúng? 1) BaNO3 2) Al2O3 3) AgCl2 4) ZnSO4 Câu 4: (1 điểm) Trong các chất sau, chất nào là đơn chất? Hợp chất? 1) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên. 17
  18. 2) Natri clorua do nguyên tố natri và nguyên tố clo tạo nên. 3) Khí ozon gồm 3 nguyên tử oxi liên kết với nhau. 4) Axit sunfuric do 3 nguyên tố là hiđro, lưu huỳnh và oxi tạo nên. Câu 5: (2 điểm) Tính: 1) Số mol của: a) 8,4 (l) khí H2 (ở đktc). b) 6,9 (g) Na. 2) Tính khối lượng của: 3,36 (l) khí CO2 (ở đktc). 3) Cho biết khí SO3 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần. Tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong SO3. ĐỀ SỐ 33: Câu 1: (2 điểm) 1) Cho các chất và các hỗn hợp: nước ao hồ, nước cất, nước mưa, axit sunfuric, không khí, khí nitơ, sắt, sữa, khí cacbonic, rượu uống. Trong các chất và các hỗn hợp cho trên, đâu là đơn chất? Là hợp chất? Là hỗn hợp? 2) Trong quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học? a) Rượu etylic loãng lên men và chuyển thành giấm chua. b) Tuyết tan chảy thành nước khi trời ấm lên. c) Nước biển bốc hơi thu được muối. d)Ủ nho để nước nho lên men thành rượu. Câu 2: (2,5 điểm) 1) Hãy tính: a) Thành phần % khối lượng các nguyên tố trong SO2. b) Khối lượng các nguyên tố có trong 3,2 (g) SO2. c) Số phân tử SO2 có trong 3,2 (g) SO2. 2) Hợp chất A có khối lượng mol phân tử bằng 17 (g). Thành phần theo khối lượng các nguyên tố trong A là: 88,35% N và 17,65%. Tìm công thức hóa học của A. Câu 3: (2 điểm) Hoàn thành và cân bằng các phương trình phản ứng sau: t0 1) Al + ?  Al2O3 2) Fe + Cl2  FeCl3 3) NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O t0 4) C4H10O + O2  CO2 + H2O Câu 4: (0,5 điểm) 1) Tính tỉ khối của hỗn hợp X gồm khí nitơ và khí cacbonic (được trộn với khối lượng bằng nhau) so với khí hiđro. 2) Tính % theo thể tích các khí trong X. Câu 5: (3 điểm) 1) Hãy trình bày các bước xác định công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Ba và Cl. Hãy cho biết ý nghĩa của công thức vừa thiết lập. 2) Trình bày cách tính hóa trị của nguyên tố Fe trong Fe2O3. 3) Cho biết hóa trị của nhóm SO3 trong K2SO3 (không cần trình bày cách tính). 4) Cho các nguyên tố hóa học X và Y, mỗi nguyên tố chỉ có một hóa trị duy nhất. X tạo được hợp chất XO. Y tạo được bởi hợp chất H2Y. a) Cho biết hóa trị của X, Y (không cần trình bày cách tính). b) Viết công thức hóa học và tính khối lượng mol phân tử của hợp chất tạo bởi X và Y. Cho nguyên tử khối của X là 24 đvC, của Y là 32 (đvC). ĐỀ 34: 18
  19. Câu 1: Lập phương trình hóa học và xác định tỉ lệ số nguyên tử / phân tử: t0 1) Mg + O 2  MgO 2) Al(OH)3 + H2SO4  Al2(SO4)3 + H2O t0 3) Fe + Cl2  FeCl3 t0 4) C6H6 + O2  CO2 + H2O Câu 2: Cho các công thức sau: AgCl2, Cl, ZnSO4, NaPO4. 1) Công thức nào đúng? Công thức nào sai? Hãy sửa lại? 2) Xác định đơn chất hay hợp chất. Câu 3: 1) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? 2) Cho 2,4 (g) H2 tác dụng với Fe2O3 ở nhiệt độ cao thu được m (g) sắt và 21,6 (g) H2O. a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng trên. b) Tính giá trị của m. Câu 4: Cho các chất CH4, CO2. 1) Tính thành phần % trong các công thức. 2) Khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Câu 5: 1) Tính n và m của 11,2 (l) lít O2 (đktc). 2) Tính n và m số nguyên tử 10 (g) Ca. 3)Ở đktc, khí oxi và cacbonđioxit có thể tích bằng nhau thì khối lượng của hai chất này có bằng nhau không? Giải thích. 19