Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020

doc 3 trang thaodu 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_132_nam_hoc_2019_2.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN: SINH HỌC LỚP: 11 Mã đề thi: 132 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: Câu 1: Xác động thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitơ? A. Qúa trình amôn hóa và nitrat hóa. B. Qúa trình cố định đạm. C. Qúa trình amôn hóa và phản nitrat hóa. D. Qúa trình nitrat hóa và phản nitrat hóa. Câu 2: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với A. tác nhân kích thích từ một hướng. B. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic. C. sự thay đổi. D. tác nhân kích thích không có hướng xác định. Câu 3: Một chồi thẳng cao khoảng 5cm, người ta dùng mũ chống ánh sáng xuyên qua chụp lên đỉnh chồi và dùng đèn chiếu sáng từ phía bên trái. Sau khoảng 3 ngày thì sẽ có hiện tượng gì? A. Chồi cao lên và nghiêng về phía bên trái. B. Chồi không cao nhưng mọc nghiêng về phía bên trái. C. Chồi cao lên nhưng vẫn mọc thẳng bình thường . D. Chồi vẫn bình thường như ban đầu. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước đối với cây? A. Hạ nhiệt độ bề mặt lá, tránh cho lá cây không bị đốt nóng . B. Tạo ra động lực đầu trên giúp cây vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến các cơ quan C. Tạo điều kiện cho dòng CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho cây quang hợp. D. Làm cho không khí ẩm và dịu mát, đặc biệt vào những ngày nắng nóng. Câu 5: Trong hệ mạch kín, máu trao đổi chất với tế bào ở đâu? A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch. B. Qua thành mao mạch. C. Qua thành động mạch và mao mạch. D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch. Câu 6: Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị bệnh cao huyết áp và có tới 7,5 triệu người tử vong do nguyên nhân trực tiếp là tăng huyết áp trên toàn cầu. Ở Việt Nam, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp. Theo khuyến nghị của WHO, ăn ít hơn 1 muỗng muối (2300 miligam) mỗi ngày trong thức ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn và tăng cường hoạt động có thể giúp làm giảm nguy cơ bị cao huyết áp. Ăn ít hơn 1 muỗng muối mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị cao huyết áp là do giảm ăn muối sẽ giúp A. tăng tái hấp thu nước qua đó làm giảm áp suất thẩm thấu máu. B. giảm hấp thu Na+ qua đó làm tăng tái hấp thu nước. C. tăng tái hấp thu nước qua đó làm tăng lưu lượng máu. D. giảm tái hấp thu nước qua đó làm giảm khả năng tăng lưu lượng máu. Câu 7: Ở bò sát, chim và thú, sự thông khí ở phổi chủ yếu nhờ A. sự vận động của các chi. B. sự vận động của toàn bộ hệ cơ. C. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực. D. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng . Câu 8: Ở động vật có ống tiêu hóa A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. thức ăn được tiêu hóa nội bào. C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào. Câu 9: Người ta đã tiến hành thí nghiệm để phát hiện hô hấp tạo ra khí CO2 qua các thao tác sau : (1). Cho 50g các hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh. (2). Vì không khí đó chứa nhiều CO2 nên làm nước vôi trong bị vẩn đục. (3). Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh. (4). Cho đầu ngoài của ống thủy tinh hình chữ U đặt vào ống nghiệm có chứa nước vôi trong. (5). Nước sẽ đẩy không khí trong bình thủy tinh vào ống nghiệm. (6). Sau 1,5 đến 2 giờ ta rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Các thao tác thí nghiệm được tiến hành theo trình tự đúng là A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6). B. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). C. (1) → (3) → (4) → (6) → (5) → (2). D. (2) → (3) → (4) → (1) → (5) → (6). Câu 10: Tại sao nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm? Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. A. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này. B. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm. C. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2. D. Vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước. Câu 11: Trong các loài sau đây: (1). tôm (2). cá (3). ốc sên (4). ếch (5). trai (6). bạch tuộc (7). giun đốt Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào? A. (2), (5) và (6). B. (3), (5) và (6). C. (1), (2) và (3). D. (1), (3) và (5). Câu 12: Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ cộng sinh chủ yếu ở đâu? A. Dạ lá sách. B. Dạ tổ ong. C. Dạ cỏ . D. Dạ múi khế. Câu 13: Quá trình quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM có điểm giống nhau ở điểm: A. Đều có chu trình Canvin. B. Diễn ra trên cùng một loại tế bào. C. Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP( ribulôzơ - 1,5- điphôtphat). D. Sản phẩm đầu tiên là APG ( axit phôtphoglixêric). Câu 14: Sau đây là cấu tạo răng và xương sọ của một loài thú. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? 1. Loài thú này có răng cửa và răng nanh khác nhau. 2. Loài thú này có răng trước hàm và răng ăn thịt lớn (phát triển). 3. Loài thú này là một loài thú chuyên ăn thịt. 4. Loài thú này phải nhai thức ăn trước khi nuốt. 5. Loài thú này sử dụng dạng thức ăn mềm và giàu dinh dưỡng. 6. Loài thú này có răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng. A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 15: Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây? A. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng. B. Cung cấp thức ăn cho sinh vật. C. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng. D. Điều hòa không khí. Câu 16: Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật là: A. Răng cửa, răng nanh, dạ dày, manh tràng. B. Răng, dạ dày, ruột non, manh tràng. C. Răng, dạ dày, chiều dài ruột, manh tràng. D. Miệng, dạ dày, ruột, manh tràng. Câu 17: Sản phẩm của pha sáng gồm A. ATP, NADPH. B. Cacbohiđrat, CO2. C. ADP, NADPH, O2. D. ATP, NADPH, O2. Câu 18: Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp chủ yếu thông qua A. Sự khuếch tán của CO2 vào lá cây B. Quá trình quang phân li nước. C. Các phản ứng enzim trong quang hợp. D. Sự hấp thụ ánh sáng của diệp lục Câu 19: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có đặc điểm: A. Tốc độ máu chảy chậm, máu đi được xa. B. Máu lưu thông liên tục trong hệ mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim) C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình. D. Máu đến các cơ quan nhanh nên không đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. Câu 20: Trong các trường hợp dưới đây có bao nhiêu trường hợp rễ cây lúa khi hấp thụ ion K + cần phải tiêu tốn năng lượng ATP ? Nồng độ ion K+ở môi trường đất Nồng độ ion K+ở dịch bào tế bào rễ 1 0,2% 0,5% 2 0,6% 0,4% 3 0,4% 0,6% Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. 4 0,5% 0,2% 5 0,3% 0,5% A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 21: Trong đất, quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim: A. nitrôgenaza. B. đêcacboxilaza . C. perôxiđaza. D. đêaminaza. Câu 22: Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim? A. Pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung -> pha co tâm thất . B. Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha giãn chung. C. Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung. D. Pha giãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ. Câu 23: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong sản phẩm quang hợp của cây xanh? A. Diệp lục a, b và carotenôit. B. Diệp lục a . C. Diệp lục b. D. Diệp lục a, b. Câu 24: Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch. III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải. IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 25: Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức A. mức trung bình B. cực đại. C. trên mức trung bình. D. cực tiểu. Câu 26: Trao đổi khí trực tiếp qua bề mặt cơ thể là hình thức hô hấp của A. châu chấu. B. cua. C. giun đất. D. Chim. Câu 27: Trong các trường hợp sau: (1) Quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất. (2) Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh. (3) Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón. (4) Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun. Có bao nhiêu trường hợp không phải là nguồn cung cấp nitrat và amôn tự nhiên? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 28: Vận động quấn vòng của tua cuốn bầu bí cùng loại với vận động nào sau đây ? A. Vận động bắt mồi của cây gọng vó. B. Vận động đóng mở của khí khổng ở lá cây họ đậu. C. Vận động xếp lá của cây trinh nữ khi có sự va chạm. D. Vận động nở hoa của bồ công anh. Câu 29: Nước được hấp thụ vào cây theo cơ chế thụ động diễn ra theo phương thức A. vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan cao (môi trường đất) đến nơi có nồng độ chất tan thấp (rễ), tiêu tốn năng lượng B. vận chuyển từ nơi có thế nước cao (môi trường đất) đến nơi có thế nước thấp (rễ), tiêu tốn nhiều năng lượng. C. vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan cao (môi trường đất) đến nơi có nồng độ chất tan thấp (rễ), không tiêu tốn năng lượng. D. vận chuyển từ nơi có thế nước cao (môi trường đất) đến nơi có thế nước thấp (rễ), không tiêu tốn năng lượng. Câu 30: Một bệnh nhân khi xét nghiệm máu, người ta thấy nồng độ glucôzơ trong máu thấp. Giải thích nào sau đây nhiều khả năng đúng nhất? A. Bệnh nhân đã uống một lượng lớn nước ngọt trên đường đến bệnh viện. B. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. C. Bệnh nhân đã không ăn gì vài giờ đồng hồ trước đó. D. Do đo sai lượng hoocmôn. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132