Đề thi học kì II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2018-2019

doc 4 trang thaodu 4240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2018-2019

  1. LỚP LTĐH – NTTHĐỀ 09 / 2019 SỞ GD – ĐT ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT MÔN: HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài 45 phút Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố là: H = 1; O = 16; Al = 27; Fe = 56; Mg = 24; Cr = 52; Sr = 88; Ba = 137; Na = 23; Cl = 35,5; Ca = 40; S = 32; K = 39; Cu = 64, Zn = 65, N = 14 , P = 31 Đề gồm 30 câu trắc nghiệm Câu 1: Dung dịch nào dưới đây không hòa tan được Cu kim loại? A. Dung dịch Fe(NO3)3. B. Dung dịch hỗn hợp NaNO 3 và HCl. C. Dung dịch NaHSO4. D. Dung dịch HNO3. Câu 2: Vật làm bằng hợp kim Zn-Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan O 2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại anot xảy ra quá trình A. oxi hóa Cu. B. khử Zn. C. oxi hóa Zn. D. khử O 2. Câu 3: Có các nhận xét sau: 1. Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ. 2. Độ cứng của Cr > Al. 3. Cho K vào dung dịch CuSO4 tạo được Cu. 4. Về độ dẫn điện: Ag > Cu > Al 5. Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao. Số nhận xét đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 4: Cho các thí nghiệm sau: (1) Cho Mg vào dd H2SO4 (loãng). (4) Cho Al(OH)3 vào dd H2SO4 (đặc, nóng). (2) Cho Fe3O4 vào dd H2SO4 (loãng). (5) Cho BaCl2 vào dd H2SO4 (đặc, nóng). (3) Cho FeSO4 vào dd H2SO4 (đặc, nóng). (6) Cho Al(OH)3 vào dd H2SO4 (loãng) Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng mà H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 5: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: X, Y, Z, T lần lượt là A. AlCl3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl3. B. Al 2(SO4)3, NH4NO3, (NH4)2SO4, FeCl3. C. AlCl3, NH4NO3, (NH4)2SO4, FeCl3. D. Al 2(SO4)3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl3. Câu 6: Để điều chế Ag từ dung dịch AgNO3, không thể dùng phương pháp nào sau đây? A. Điện phân dung dịch AgNO3. B. Nhiệt phân AgNO 3. C. Cho Ba phản ứng vói dung dịch AgNO3. D. Cu phản ứng với dung dịch AgNO 3. Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh sắt vào dd CuCl2. (2) Nhúng thanh sắt vào dd CuSO4. (3) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng. (4) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dd H2SO4 loãng. (5) Nhúng thanh đồng vào dd Fe2(SO4)3. (6) Nhúng thanh nhôm vào dd H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4. (7) Đốt hợp kim Al-Fe trong khí Cl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 8: Chất nào dưới đây được dùng để khử oxit sắt trong lò cao trong quá trình sản xuất gang? A. CO B. H2 C. C D. CO2 Câu 9: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ? A. Crom. B. Niken. C. Sắt. D. Wolfram.
  2. LỚP LTĐH – NTTHĐỀ 09 / 2019 Câu 10: Nguyên tố Sắt khá phổ biến trong tự nhiên thường tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất. Trong vỏ trái đất khối lượng của Sắt chiếm khoảng A. 6%. B. 10%. C. 4%. D. 5%. Câu 11: Hoà tan hết m gam Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO4 0,25M. Giá trị của m là: A. 0,28 gam. B. 1,68 gam. C. 1,4 gam. D. 7,0 gam. Câu 12: Hòa tàn 10 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là A. 15,2 gam. B. 10,9 gam. C. 12,4 gam. D. 11,2 gam. Câu 13: Lấy m gam sắt để ngoài không khí thu được hỗn hợp rắn X (gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4) có khối lượng 12 gam. Đem hỗn hợp rắn X hoà tan hoàn toàn trong HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO (đktc). Vậy m có giá trị là A. 8,96 gam. B. 10,08 gam.C. 9,82 gam.D. 11,2 gam. Câu 14: Trong các khẳng định sau, khẳng định không đúng là: A. Nếu lượng CO2 tăng quá nhiều sẽ phá vở cân bằng tự nhiên gây ra hiệu ứng nhà kính B. Khí CO rất độc, nồng độ khoảng 250 ppm có thể gây tử vong vì ngộ độc C. CH4 trong không khí nếu nồng độ đạt 1,3 ppm thì gây hiệu ứng nhà kính D. Hơi thủy ngân nhẹ hơn không khí nên lơ lửng và rất độc, gây tai nạn cho con người và động vật Câu 15: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu trong thuốc lá là: A. BecberinB. NicotinC. Axit nicotinicD. Mocphin  Cho từ từ dd NaOH 1,5M phản ứng với 1 lít dung dịch Al(NO3)3 Khối lượng kết tủa thu được có quan hệ với thể tích dd NaOH như hình vẽ:
  3. LỚP LTĐH – NTTHĐỀ 09 / 2019 Câu 16: Nồng độ dung dịch Al(NO3)3 ban đầu là: A. 0,05M B. 0,08M C. 0,12M D. 0,1M Câu 17: Nồng độ CM của NaNO3 và NaAlO2 sau phản ứng có giá trị gần đúng là: A. 0,291; 0,123 B. 0,213; 0,146 C. 0,242; 0,048 D. 0,296; 0,048 Câu 18: Cho các hợp chất của sắt sau: Fe 2O3, FeO, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe3O4, FeCl3. số lượng các hợp chất vừa thể hiện tính khử , vừa thể hiện tính oxi hóa là; A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 19: Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch chất X, thu được kết tủa màu lục thẫm. Chất X là A. FeCl3. B. CrCl3. C. MgCl2. D. FeCl2. Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H 2 bằng 19. Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36. Câu 21: Cho 56 ml khí CO2 hấp thụ hết vào 100ml dung dịch chứa NaOH 0,02M và Ba(OH) 2 0,02M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 0,0432g B. 0,4925g C. 0,2145g D. 0,394g Câu 22: Điện phân Al2O3 nóng chảy trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây, cường độ dòng điện 5 A, thu được 3,6 gam nhôm kim loại ở catot. Hiệu suất của quá trình điện phân này là: A. 80% B. 90% C. 100% D. 70% Câu 23: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn? A. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. B. Tráng thiếc lên bề mặt sắt. C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. D. Gắn đồng với kim loại sắt. Câu 24: Nhóm các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp thủy luyện là A. Cu, Ag. B. Al, Cr. C. Mg, Cu. D. Ba, Au. Câu 25: Metyl propionat là tên gọi của chất nào sau đây? A. CH3CH2CH2COOCH3. B. CH3CH2COOCH3. C. C2H5COOC2H5. D. HCOOC3H7. Câu 27: Este nào sau đây có mùi chuối chín? A. Etyl axetat. B. Eyl fomat. C. Etyl butirat. D. Isoamyl axetat.
  4. LỚP LTĐH – NTTHĐỀ 09 / 2019 Câu 28: Cho m gam hỗn hợp (Na, Al) vào nước dư thấy thoát ra 8,96 lít khí (đktc) và còn lại 2,7 gam kim loại không tan. Khối lượng m của hỗn hợp ban đầu là A. 12,7 gam. B. 9,9 gam. C. 21,1 gam. D. tất cả đều sai Câu 29: Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1M thu được khí NO và m gam kết tủa. - Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 và không có khí H2 bay ra. A. 1,6 gamB. 3,2 gamC. 6,4 gamD. đáp án khác. Câu 30: Hòa tan hết hỗn hợp gồm a mol FeS2 và 0,1 mol Cu2S trong dung dịch HNO3 loãng, chỉ thu được hai muối sunfat và có khí NO thoát ra. Trị số của a là: A. 0,2 B. 0,15 C. 0,25 D. 0,1.