Đề thi học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9

docx 4 trang thaodu 11090
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9.docx

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9

  1. I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đầu của đán án đúng. Câu 1. Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào? A. Chiến tranh. B. Thương lượng hòa bình. C. Kích động bạo loạn lật đổ. D. Tạm đình chỉ việc giao lưu. Câu 2. FAO là tổ chức có tên gọi là? A. Tổ chức lương thực thế giới. B. Tổ chức Liên minh Châu Âu. C. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương. D. Tổ chức y tế thế giới. Câu 3. Để bảo vệ hòa bình các quốc gia – dân tộc cần phải A. đẩy mạnh xung đột vũ trang. B. tiếp tay cho các thế lực thù địch. C. duy trì ngòi nổ chiến tranh. D. xây dựng mối quan hệ bình đẳng. Câu 4. Người xưa có câu: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn; Ghét nhau bò hòn cũng méo” là thể hiện phẩm chất nào của con người? A. Thiếu khách quan. B. Thiếu lịch sự, tế nhị. C. Thiếu tính tự chủ. D. Thiếu chí công vô tư. Câu 5. Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là? A. Tôn trọng, bình đẳng. B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện. C. Tôn trọng và thân thiện. D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi. Câu 6. Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư? A. Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn. C. Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra. B. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. D. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. Câu 7. Biểu hiện của tự chủ là? A. Nói dối là bị ốm để nghỉ học. B. Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp. C. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game. D. Quay cóp trong giờ kiểm tra Câu 8. Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào? A. B là người không thật thà. B. B là người không thẳng thắn. C. B là người không tự tin. D. B là người không tự chủ. Câu 9. Em không tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Dân chủ là được tham gia bàn bạc công B. Có kỉ luật, dân chủ mới được thực hiện việc chung. có hiệu quả. C. Dân chủ là làm tất cả những gì mình thích. D. Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. Câu 10. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: “ là biết làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình”.
  2. A. Tự chủ. B. Khiêm nhường. C. Trung thực. D. Chí công vô tư. Câu 11. Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Q là người trung thực. B. Q là người láu cá. C. Q là người không công bằng. D. Q là người khiêm nhường. Câu 12. Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố vì hoà bình vào năm nào ? A. Năm 1999. B. Năm 2000. C. Năm 2001. D. Năm 2002. Câu 13. Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra A. sự thống nhất hành động. B. sự đấu tranh chống đống lẫn nhau. C. xung đột giữa các nhóm. D. xung đột bất đồng quan điểm. Câu 14. Câu nói: “Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận” nói đến điều gì ? A. Trung thành. B. Thật thà. C. Chí công vô tư. D. Tự chủ. Câu 15. Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ? A. Giỏ nhà ai quai nhà ấy. B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ. C. Tích tiểu thành đại. D. Tự lực, tự cường. Câu 16. Dân chủ để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “ ” đó là? A. Tạo cơ hội. B. Là điều kiện. C. Là động lực. D. Là tiền đề. Câu 17. Phẩm chất nào dưới đây là điều kiện dân chủ được đảm bảo thực hiện có hiệu quả? A. Tự chủ. B. Năng động.C. Liêm khiết. D. Kỉ luật. Câu 18. Đoàn viên chi đoàn 9B được nghiêm túc tìm hiểu, lựa chọn và bỏ phiếu bầu Bí thư chi đoàn trong kì đại hội. Việc làm đó thể hiện mối quan hệ nào dưới đây? A. Năng động và sáng tạo. B. Tự lập và sáng tạo. C. Dân chủ và kỉ luật. D. Biết ơn và tự chủ. Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của chí công vô tư? A. Đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. B. Luôn làm theo lẽ phải. C. Công bằng, không thiên vị. D. Xuất phát từ lợi ích chung. Câu 20. Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì ”. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm? A. Hòa bình, độc lập và phát triển. B. Hòa bình, dân chủ và phát triển. C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển. D. Hòa bình, hợp tác và phát triển. Câu 21. Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào? A. Lặng im. B. Chính phủ nước ngoài.
  3. C. Người nhà. D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Câu 22. Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để A. giải quyết mọi mâu thuẫn. B. thỏa mãn nhu cầu cá nhân. C. thúc đẩy xung đột vũ trang. D. ngăn chặn hợp tác toàn diện. Câu 23. Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là? A. Khiêm nhường. B. Dân chủ. C. Trung thực. D. Kỉ luật. Câu 24. Việt nam đặt mối quan hệ ngoại giao với CuBa vào năm bao nhiêu? A. Năm 1950. B. Năm 1955. C. Năm 1960. D. Năm 1975. Câu 25. “ .là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng và hợp tác giữa các nước”. Điền từ thích hợp vào dấu “ ”. A. Hòa bình. B. Bảo vệ hòa bình. C. Quan hệ hữu nghị. D. Độc lập chủ quyền. Câu 26. Bảo vệ hòa bình là nhiệm vụ của A. từng quốc gia. B. mỗi châu lục. C. những nước đang có chiến tranh. D. toàn thể nhân loại. Câu 27. Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghệ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì? A. Năng động, sáng tạo. B. Kỉ luật. C. Dân chủ. D. Tự chủ. Câu 28. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Phan Châu Trinh. C. Cao Bá Quát. D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Câu 29. Tổ chức nào sau đây có nhiệm vụ giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế? A. Liên hợp quốc. B. Cơ quan năng lượng quốc tế. C. Tổ chức di cư quốc tế. D. Tổ chức y tế thế giới. Câu 30. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Xây dựng nếp sống văn hóa. B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc. C. Chống chiến tranh hạt nhân. D. Hợp tác cùng phát triển. Câu 31. Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào? A. 11/2/2006. B. 2/11/2006. C. 13/2/2007. D. 11/1/2007. Câu 32. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính không tự chủ? A. Thay đổi kế hoạch tuỳ theo công việc cụ thể. B. Thay đổi mốt theo thần tượng của mình. C. Bình tĩnh suy xét trước khi đưa ra ý kiến. D. Từ tốn trong nói cư xử với mọi người Câu 33. Mục đích của quan hệ hữu nghị thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
  4. A. Gây áp lực giữa các dân tộc. B. Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. C. Chế nhạo bản sắc văn hóa của nhau. D. Dùng vũ lực giải quyết tranh chấp. Câu 34. Để rèn luyện tính tự chủ học sinh cần có thái độ nào dưới đây? A. Bình tĩnh, tự tin. B. Dân chủ, kỉ luật. C. Năng động, sáng tạo. D. Khoan dung, độ lượng. Câu 35. Quay cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì? A. Vi phạm quyền tự chủ. B. Vi phạm pháp luật. C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm quy chế. Câu 36. Minh là học sinh lớp 9A, trong một lần xảy ra mâu thuẫn với Thảo, Minh đã dùng những lời lẽ thiếu văn hóa để xúc phạm Thảo. Việc làm của Minh thể hiện điều gì? A. Thiếu tự chủ. B. Vô văn hóa. C. Mất lịch sự. D. Thực hiện quyền dân chủ. Câu 37:Tô-mát Ê-đi –xơn (1847-1931) là nhà phát minh vĩ đại người nước nào? A.Mĩ B.Liên Xô C.Đức D.Anh Câu 38:Việc làm không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A.Tham gia các lễ hội truyền thống. B.Tháng nào cũng đi xem bói để biết trước những gì xảy ra và tránh điều xấu. C.Thờ cúng tổ tiên. D.Đi thăm các đền chùa, các di tích lịch sử. Câu 39:Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là? A.Tạo ra được nhiều sản phẩm . B. Làm ra những sản phẩm đẹp trong một thời gian cần thiết. C. Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng về nội dung , hình thức trong thời gian ngắn D. Tạo ra nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn nhất. Câu 40:Hành vi thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật là? A.Trong giờ học, Bình luôn chăm chú lắng nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài. B.Huy hay nói tự do. Nói để lời khi thầy cô đang giảng bài. C.Tuấn là lớp trưởng, Tuấn tự đề ra kế hoạch thu tền của các bạn trong lớp để gây quỹ lớp. D.Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A không dám nêu ý kiến của mình.