Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 6

docx 3 trang thaodu 4760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_6.docx

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 6

  1. 1: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là: A. Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước. B. Độ dàilớn nhất ghi trên thước. C. Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước. D. Cả A, B, C đều sai. 2:Người ta dùng một bình chia độ chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả chìm hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là A. 92cm3 B. 27cm3 C. 65cm3 D. 187cm3 3:Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao động. C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm 4:Vật a và vật b có cùng khối lượng, biết thể tích của vật b lớn gấp 5 lần thể tích của vật a. Hỏi khối lượng riêng của vật nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? A. Khối lượng riêng của vật b lớn hơn 5 lần B. Khối lượng riêng của vật a lớn hơn 5 lần C. Khối lượng riêng của hai vật bằng nhau D. Không thể so sánh được. 5:Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa khối lượng riêng với khối lượng và thể tích của một vật? A. D = m/V B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10.m 6:Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản? A. Người đứng dưới đất kéo thùng vữa lên tầng cao để xây nhà. B. Dùng búa để nhổ đinh. C. Lăn 1 thùng nặng trên tấm ván từ mặt đường lên sàn xe tải. D. Lăn thùng phuy nặng trên mặt đường nằm ngang. 7: Nối một công việc ở cột A với một máy cơ đơn giản thích hợp ở cột B. 1. Dùng xà beng để dịch chuyển vật nặng. A. Đòn bẩy 2. Dùng ván nghiêng để đưa xe lên thềm B. Ròng rọc nhà. C. Mặt phẳng nghiêng 3. Cáp treo 4. Kéo cờ lên cao 1- 2- 3- 4- 8: Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống của các sau: a, Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lực trọng lượng của vật. (lớn hơn/ nhỏ hơn/ bằng) b, Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng ( càng tăng/ càng giảm / không thay đổi) 9: Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống: a. 4780 mm = .m b. 0,32m3 = .cm3
  2. c. P = 79N m = kg d. 10 tấn = kg 10: Sắp xếp các bước sau để được cách đo vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ. a. Đổ nước vào bình chia độ đến vạch V1. Thả chìm vật đó vào chất lỏng, nước dâng lên đến vạch V2. b. Ước lượng thể tích cần đo. c. Tính thể tích vật rắn bằng V2 – V1. d. Chọn bình chia độ có hình dạng, giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất thích hợp. II. tự luận 1: Một thỏi nhôm có thể tích 10 dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3. a. Tính khối lượng của thỏi nhôm ? b. Tính thể tích của thỏi nhôm khác có trọng lượng là 35N 2:Lần lượt treo vào cùng một lò xo các vật có khối lượng sau: m1 = 1kg ; m2 = 1,5kg ; m3 = 0,8kg . Em hãy cho biết trường hợp nào độ biến dạng của lò xo là lớn nhất, nhỏ nhất? Giải thích. 3:Một miếng gỗ nằm yên trên mặt bàn. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên miếng gỗ? Nhận xét về những lực đó. 4.Người ta dùng thước để đo chiều dài của một một chiếc bút chì. Nhìn vào hình vẽ bên và cho biết: - Giới hạn đo của thước? - Độ chia nhỏ nhất của thước? 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 19 20cm - Bút chì dài bao nhiêu cm? 8 5.a. Kể tên những loại máy cơ đơn giản thường gặp và hai ứng dụng mặt phẳng nghiêng mà em biết. b. Kéo vật có khối lượng m = 23kg lên theo phương thẳng đứng cần lực kéo có phương, chiều và độ lớn như thế nào?. 6. Một quả cầu có khối lượng m = 39kg, thể tích V = 5,5dm3 được làm từ sắt nguyên chất . 3 Biết khối lượng riêng của sắt là Dsắt = 7800kg/m . Hãy chứng tỏ quả cầu này bị rỗng và tính thể tích phần rỗng đó. 7. Một ống bê tông nặng 180kg bị rớt xuống hố. Để kéo ống bê tông lên cao, 4 người đã kéo trực tiếp với lực kéo mỗi người là 400N. Hỏi 4 người đó có kéo được ống bê tông lên cao theo phương thẳng đứng không? Vì sao?