Đề thi học sinh giỏi 3 môn văn hóa cấp huyện - Môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi 3 môn văn hóa cấp huyện - Môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_3_mon_van_hoa_cap_huyen_mon_ngu_van_lop.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi 3 môn văn hóa cấp huyện - Môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
- UBND HUYỆN KỲ THI HỌC SINH GIỎI 03 MÔN VĂN HÓA LỚP 8 PHÒNG GD&ĐT CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) ĐỀ BÀI Phần I: Đọc - hiểu (6.0 điểm): Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 NXB Tổng hợp TP HCM, 2012) Câu 1. (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. (1.5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai”. Câu 3. (2.0 điểm): Tại sao có thể nói:“Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu”. Câu 4. (2.0 điểm): Thông điệp mà em rút ra từ câu nói: “Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước”? II. Phần II: Tập làm văn (14.0 điểm) Câu 1. (4.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói trong phần đọc - hiểu: “Để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”. Câu 2. (10 điểm): Bàn về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao (Ngữ văn 8- tập 1), có liên hệ với truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri (Ngữ văn 8- tập 1). Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ;, Số báo danh:. . . . . . . . . . .
- UBND HUYỆN KỲ THI HỌC SINH GIỎI 03 MÔN VĂN HÓA LỚP 8 PHÒNG GD&ĐT CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: Ngữ văn I. Hướng dẫn chung: - Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng ) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan, công bằng. - Tổng điểm toàn bài là 20 điểm. II. Hướng dẫn cụ thể: Phần Câu Nội dung Điểm 1 PTB Đ Chính : Nghị luận 0,5 Câu văn: “ Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước măt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hông nhưng cũng không ít chông gai”. - Biện pháp tu từ : Ân dụ :“ Đi qua” ( sống , trải qua) ; “Hoa hồng” ( niềm 0,5 2 vui, niềm hạnh phúc, thuận lợi ,thành công ); Chông gai: ( nỗi buồn, khó khăn, thất bại ) ĐỌC -Tác dụng: Ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt giàu hình ảnh, gợi cảm. Mượn hình HIỂU ảnh cụ thể để diễn tả về giá trị cuộc đời: Để có được niềm vui , niềm hạnh 1,0 phúc thành công trong tương lai, chúng ta phải trải qua, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách -Có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rớm máu. - Bởi vì: Cuộc sống luôn phong phú và đa dạng,vì vậy bản thân nó luôn chứa đựng những khó khăn ,thử thách . Vượt qua được những thử thách đó chúng 2,0 3 ta phải chấp nhận đau đớn,thậm chí phải trả giá bằng nhiều thứ, không phải chỉ một lần mà là nhiều lần. Mỗi lần như thế sẽ giúp ta tường thành hơn trong cuộc đời. - Điều quan trọng là mỗi người cần phải có dũng khí đề đương đầu với nghịch cảnh, khó khăn và biết đứng lên sau vấp ngã. - Thể thức : viết đúng quy ước của đoạn văn - Nội dung: HS có thể viết theo gợi ý sau: 2,0 + Khó khăn thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý chí và nghị 4 lực. + Sự nỗ lực, cố gắng, sự trải nghiệm của bản thân mỗi người sẽ đem đến thành công, vinh quang cho bạn và ngược lại : nếu nhụt tâm, chùn bước bạn sẽ chỉ nhận thất bại
- Phần Câu Nội dung Điểm - Xác định đúng vấn đề nghị luận; Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 1 Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết 0,25 TẬP (4 đ) hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. LÀM - Có thể viết đoạn văn theo hướng sau : VĂN 1. Giải thích: - Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một 1,0 công việc , một kế hoạch, mục tiêu nào đó buộc con người phải vượt qua. - Thất bại là trạng thái không đáp ứng được mục tiêu, mong muốn hoặc dự định. Thất bại có thể để lại hậu quả không mong muốn, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần từ nhỏ đến lớn. => Trong cuộc sống , thử thách và thất bại luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội : 2. Bàn luận vấn đề: - Con người luôn phải đối diện với những thử thách, thất bạị trong cuộc sống, lao động , học tập và trong cả những mối quan hệ xã hội . Không có ai 2,0 sống mà không phải đối diện với khó khăn, thử thách và không từng nếm trải một lần thất bại trong cuộc đời - Những thử thách, thất bạị có thể do khách quan hoặc chủ quan đem lại, có thể hữu hình, cũng có thể vô hình. Thử thách và thất bạị có mặt ở khắp mọi măt đời sống, tồn tại dưới mọi hình thức - Con người cần phải có những khó khăn, thử thách , thất bại để phát triển. Đây cũng là động lực đê con người phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.Chỉ có dũng cảm đương đầu với thách thức, thất bại, mới có thể có cơ hội tồn tại ,phát triển và thành công. ( dẫn chứng ) 3. Mở rộng: - Trong thực tế vẫn tồn tại số ít những con người đã đầu hàng trước thử thách (dù là thử thách nhỏ) và chấp nhận thất bại.Thậm chí còn ảnh hưởng 0,25 xấu đến cộng đồng, xã hội. 4. Bài học nhận thức và hành động. - Thử thách, thất bại luôn là môi trường để rèn luyện con người. tuổi trẻ cần học tập, rèn luyện để vượt qua thử thách, không run sợ trước thất bai để 0,5 vươn lên. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận có đầy đủ 3 phần: Mở bài, (10 thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai 0,5 đ) các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng các thao tác lập luận, có sự kết hợp giữa các lí lẽ và dẫn chứng. * Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo các hướng sau: 1. Giải thích ý kiến: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. - Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn xây dựng 1,0 theo lối “lạ hóa” , là hoàn cảnh có vấn đề mà nhà văn đặt nhân vật vào để nhân vật được thử thách và bộc lộ tính cách , số phận - Vấn đề sống còn : là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cốt tử, quyết định nên sự thành công của truyện ngắn. =>Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá trị và sức sống lâu dài. Giá trị và sức sống ấy chỉ có được khi tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình
- Phần Câu Nội dung Điểm huống . 2.Lí giải quan điểm của NMC: - Tại sao NMC lại cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. Vì :- Tình huống truyện là sự việc xảy ra trong bối cảnh đặc biệt; tình huống là "thứ nước rửa ảnh diệu kì" mà nhờ đó nhân vật nổi hình, nổi sắc, tư tưởng và tài năng của nhà văn được bộc lộ một cách rõ nét; 1,0 - Xây dựng được một tình huống truyện độc đáo là vấn đề sống còn của truyện ngắn, là chiếc chìa khoá để có thể mở được cánh cửa đi vào khám phá giá trị của một tác phẩm văn chương. -Điều này đòi hỏi nhà văn phải có tài năng khám phá , phát hiện những khía cạnh nghịch lý của đời sống , có vốn sống, sự trải nghiệm sâu sắc để sáng tạo được những tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. 3. Chứng minh qua các tác phẩm: (7,5 đ) Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định hướng của đề, cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau: * Truyện ngắn “ Lão Hạc” . a. Giới thiệu tác giả Nam Cao. - Giới thiệu truyện ngắn LH, nêu ý kiến của MNC. b. Chứng minh ý kiến: - Truyện Lão Hạc của Nam Cao đã thực sự thành công khi nhà văn xây dựng được các tình huống có giá trị: + Tình huống 1: Cuộc trò chuyện giữa ông giáo và lão Hạc về chuyện bán con chó Vàng : - Phân tích, lí giải giá trị của tình huống ( có dẫn chứng cụ thể) * Gợi ý : Nam Cao xây dựng một tình huống truyện bình thường ( Ai nuôi chó mà chả giết thịt hay bán đi) nhưng làm nổi bật một nhân cách phi thường 5,0 - Lão Hạc nhà nghèo, vợ chết ,con trai bỏ đi; sống tuổi già cô dơn côi cút, bệnh tật, lay lắt qua ngày - Lão nuôi con chó vàng để bầu bạn sớm tối ( cho nó ăn trong bát , tắm cho nó, trò chuyện, tâm sự ,mắng yêu .) - Nhiều lần lão nói chuyện : Sẽ bán cậu Vàng với ông giáo, vì lão “ không nuổi nổi”, vì “ Cả tôi và cậu Vàng ngày ăn hết ba hào gạo .mà vẫn đói deo đói dắt ” -Phải dứt ruột bán đi cậu Vàng, lão Hạc đau đớn, khổ tâm, dằn vặt, ân hận, tự trách móc bản thân: “ tôi già bằng ngần này tuổi còn đi lừa một con chó” - Bán xong cậu Vàng, lão Hạc lấy tiền gửi ông giáo để lo hâụ sự cho mình. Từ đó lão sống vật vờ, qua ngày và rơi vào bế tắc cùng quẫn => Qua đó khái quát được ý: Lão Hạc, một người nông dân hiền lành, nhân hậu, tốt bụng , có lòng tự trong. Cuộc đời dù gặp nhiều đau khổ ,bất hạnh nhưng nhân cách vẫn cao đẹp, đáng nể phục. + Tình huống 2: Lão Hạc xin bả chó và cái chết đầy bất ngờ, dữ dội. - Phân tích, lí giải giá trị của tình huống ( có dẫn chứng cụ thể) * gợi ý: Nam Cao xây dựng một tình huống truyện bất thường ( lão Hạc tự đánh bả chính mình ) nhưng làm nổi bật một khát vọng phi thường. (quan niệm sống tự trọng, đói cho sạch, rách cho thơm ở lão Hạc). - Lão Hạc nói dối Binh Tư xin bả để đánh bẫy con chó lạ , nhưng thực chất là lão “ đánh bẫy” chính mình. => Chi tiết lão Hạc xin Binh Tư ít bả chó đã
- Phần Câu Nội dung Điểm khiến câu chuyện trở nên gay cấn, gợi sự tò mò cho người đọc và sự hiểu nhầm nơi ông giáo. - Lão Hạc chết một cách bất thường : Vật vã, đau đớn, khổ sở ( dẫn chứng ) suốt hai giờ đồng hồ rồi mới nhắm mắt. - Cái chết dữ dội, tủi nhục nhưng là sự giải thoát cho lão Hạc và có giá trị tố cáo hiện thực xã hội sâu sắc. => Qua đó khái quát được ý: Nhà văn Nam Cao đã đặt nhân vật vào những hoàn cảnh éo le nhằm giúp nhân vật tự bộc lộ tính cách bản thân. Cũng như làm nổi bật chủ đề của tác phẩm : Phản ánh hiện thực xã hội PK đen tối, bất công; Cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ. * Liên hệ với truyện ngắn : Chiếc lá cuối cùng - Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình 1,5 huống hai lần. + Lần đảo ngược thứ nhất: Giôn-xi bị bệnh hiểm nghèo, cô tuyệt vong nằm chờ cái chết , bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. + Lần đảo ngược thứ hai: cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. => Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. * HS : Lí giải giá trị của tình huống nêu trên trong việc làm nổi bật nhân vật và chủ đề tư tưởng của t/p (có dẫn chứng cụ thể ,phù hợp ) 5. Đánh giá nét sáng tạo riêng trong việc xây dựng tình huống truyện của cả hai tác giả: - Vốn sống,vốn trải nghiệm của mỗi nhà văn: + Nam Cao am hiểu sâu sắc cuộc sống và tâm lí người nông dân , chọn được 0,5 những tình huống độc đáo góp phần làm nổi bật số phận nhân vật và chủ đề tác phẩm. + Ô - Hen ri cảm thông sâu sắc trước cảnh ngộ éo le của hai cô họa sĩ nghèo, Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn , làm nổi bật cảnh ngộ, tính cách nhân vật và chủ đề của tác phẩm 4. Bàn luận, khái quát vấn đề: Khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống của thể loại truyện ngắn. - Truyện ngắn rất quan trọng tình huống. "Tình huống truyện như một lát cắt trên thân cây cổ thụ mà qua từng đường vân thớ gỗ, ta có thể thấy được trăm năm của một đời thảo mộc". 0,5 - Đối với người sáng tác: Phải có hiểu biết sâu sắc về đặc trưng thể loại , lao động nghệ thuật sáng tạo, đặc biệt chú trọng cách dựng tình huống truyện độc đáo để tác phẩm có ý nghĩa và sức sống lâu dài, vượt tầm thời đại. - Đối với người đọc: trân trọng giá trị của những tác phẩm truyện ngắn ; Càm nhận vể truyện qua phân tích tình huống truyện là một con đường tiếp cận tác phẩm đúng đắn. * Lưu ý:1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ sác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.