Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_201.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2016 – 2017 Khóa ngày 21/10/2016 Môn thi: Lịch sử 9 Thời gian 120 phút không kể thòi gian giao đề A- LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (3,0 điểm) Những nét chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Câu 2: (4 điểm) Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn - rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn - rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do? B- LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: (6 điểm). Bằng kiến thức lịch sử Việt Nam đã học, em hãy chứng minh: Nửa sau thế kỷ XIX, đứng trước âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, triều Nguyễn đã tính toán thiển cận, lạc hậu. Xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ lên trên cả quyền lợi dân tôc, triều Nguyễn đã trượt dài trên con đường đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Câu 2: (4 điểm) Lập bản thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo mẫu sau: Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc Câu 3: (3 điểm) Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị ?
- PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn thi: Lịch sử Năm học 2016 – 2017 A- LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (3,0 điểm) Những nét chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nội dung trả lời Điểm - Từ khi thực dân phương Tây xâm lược, nhân dân các nước ĐNA đã kiên quyết đấu tranh. Do thế lực đế quốc mạnh, nên thất bại. Chính sách cai 0,5 trị hà khắc làm cho mâu thuẫn dân tộc thêm gay gắt, phong trào đấu tranh nổ ra liên tục, rộng khắp. + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và truyền bá 0,5 chủ nghĩa Mác, Năm 1920 Đảng cộng sản thành lập. + Ở Phi-líp-pin phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha giành 0,5 thắng lợi, dẫn tới sự ra đời nước cộng hòa Phi-líp-pin + Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha-Xoa lãnh đạo, của nhà sư 0,5 Pu-côm-bô (1866 – 1867) + Ở Lào, năm 1901, nhân dân Xa-va-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ 0,5 trang. Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven Ở Miến Điện + Ở Việt Nam: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng. Phong trào nông dân Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 - 0,5 1913) Câu 2: (4 điểm) Vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Nội dung trả lời Điểm - Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong 1,0 lịch sử cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ. - Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp 1,0 vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, 1,0 chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp
- giải phóng dân tộc. - Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên 1,0 thế giới, nhất là các nước A, Phi, Mĩ la tinh B- LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: (6 điểm). Nội dung trả lời Điểm Ngày 1/9/1858 Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, Nguyễn Tri Phương phối 0,5 hợp với nhân dân anh dũng chống trả, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. Tháng 2/1859 Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định, triều Nguyễn đã chống cự yếu ớt, không kiến quyết động viên nhân dân chống 0,5 Pháp. Quân Pháp ở Gia Định gặp khó khăn nhưng triều đình đã bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp. Năm 1862 triều Nguyễn ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Tiếp đó vì quyền lợi dòng họ, chỉ lo thương 0,5 lượng với Pháp để chuộc lại các tỉnh đã mất, nhưng điều đó đã đẩy triều đình lún sâu vào con đường bán nước. Năm 1867 triều đình lại để mất 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ.Tiếp tục đàn 0,5 áp phong trào đấu tranh của nhân dân Ngày 20/11/1873 Pháp đánh thành Hà Nội, 7000 quân triều đình dưới sự 0,5 chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã thất bại vì sự nhu nhược, bảo thủ của triều Nguyễn. Sau Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất ngày 21/12/1873, quân Pháp hoang mang, nhân dân ta phấn khởi chống Pháp thì triều đình lại ký với 0,5 Pháp hiệp ước Giáp Tuất, theo đó Pháp rút khỏi Bắc Kỳ còn triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp. Ngày 19/5/1883 Pháp bị phục kích và đánh bại tại Cầu Giấy lần 2 thì 0,5 nhà Nguyễn chủ trương thương lượng với Pháp. Ngày 19/5/1883 Pháp bị phục kích và đánh bại tại Cầu Giấy lần 2 thì 0,5 nhà Nguyễn chủ trương thương lượng với Pháp. Ngày 18/8/1883 Pháp đánh vào cửa biển Thuận An, triều Nguyễn hốt 0,5 hoảng xin đình chiến, liên tiếp ký 2 hiệp ước Hắc măng và Pa tơ nốt. Với 2 hiệp ước này chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến 0,5 Nguyễn với tư cách là 1 quốc gia phong kiến độc lập. Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Câu 2 (4 điểm): Bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: Giai cấp, Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc Điểm
- tầng lớp Địa chủ - Kinh doanh ruộng đất, bóc Cơ bản mất hết ý thức dân tộc, làm 0,75 PK lột (địa tô). (0.25) tay sai cho đế quốc. (0.5) Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn Nông dân Làm ruộng. (0.25) sàng đứng lên đấu tranh vì độc lập, 0,75 ấm no. (0.5) Kinh doanh công thương Một bộ phận có ý thức dân tộc Tư sản nghiệp. (buôn bán, mở nhưng cơ bản là thoả hiệp với đế 0,75 xưởng lao động). (0.25) quốc. (0.5) Tiểu tư Làm công ăn lương, buôn Sống bấp bênh, một bộ phận có tinh 0,75 sản bán nhỏ. (0.5) thần yêu nước, chống đế quốc. (0.5) Kiên quyết chống đế quốc, giành Công Bán sức lao động làm thuê. độc lập dân tộc, xoá bỏ chế độ 1 nhân (0.5) người bóc lột người. (0.5) Câu 3: (3 điểm) Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị ? Nội dung trả lời Điểm - Sau khi Đảng CSVN thành lập 3/2/1930, ở Quảng Trị việc xây dựng cơ sở Đảng, thành lập các chi bộ Đảng được xúc tiến mạnh mẽ. Giữa tháng 4/1930 dưới sự chỉ đạo của xứ ủy Trung 0,5 Kì ban vận động thành lập Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Quảng Trị được thành lập. Hoàn - Ngày 21/4/1930 tại nhà ông Nguyễn Phu làng Đại Hào (Triệu cảnh 0,5 Đại-Triệu Phong) tiến hành Hội nghị thành lập tỉnh ủy. ra đời - Hội nghị nhất trí thành lập BCH lâm thời Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Quảng Trị, cử đồng chí Lê Thế Tiết làm bí thư tỉnh 0,5 ủy Quảng Trị. - Tháng 11/1930, tại Tân Tường (Cam Lộ) BCH Đảng bộ chính 0,5 thức thành lập do đồng chí Trần Hữu Dực làm bí thư. - Đảng CSVN tỉnh Quảng Trị ra đời đã đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đó là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê Nin với phong 0,5 trào công nhân và phong trào yêu nước. Là bước ngoặt vĩ đại Ý trong lịch sử cách mạng tỉnh Quảng Trị. nghĩa - Từ đây Quảng Trị đã có một chính đảng để lãnh đạo nhân dân chống kẻ thù xâm lược giải phóng quê hương đất nước. Đáp 0,5 ứng được nhu cầu thực tiễn của phong trào cách mạng trong tỉnh.