Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2016 - 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Hãy phân tích biện pháp tu từ trong đoạn trích sau ? “Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người” (Tố Hữu - Việt Bắc) Câu 2: (4 điểm) Viết bài văn ngắn bàn về lời bài hát sau của nhạc sĩ Trần Lập: "Đừng sống giống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết riêng mình. Tâm hồn luôn luôn băng giá. Đừng hóa thân thành đá, vì tâm hồn đá giá băng". Câu 3 (12 điểm) Chân dung Hồ Chí Minh qua: “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” - (Ngữ văn 8-tập 2)
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CAM LỘ CHÂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Môn Ngữ văn 9 Năm học 2016- 2017 Câu 1: (4 điểm): Phân tích biện pháp tu từ trong đoạn trích - Biện pháp nhân hoá: “Người đi rừng núi trông theo bóng Người” => Nói lên tấm lòng yêu mến của nhân dân Việt Bắc đối với Bác Hồ (Rừng núi ở đây không chỉ là rừng núi thiên nhiên Việt Bắc, mà còn là đồng bào Việt Bắc. Rừng núi tượng trưng cho người dân Việt Bắc). (2 điểm) - Điệp từ “nhớ” ở câu thứ nhất và câu thứ ba để nói rõ hơn tấm lòng nhớ mong Bác (nhớ mong tha thiết, khôn nguôi) đối với Bác. (2 điểm) Câu 2: (4 điểm) *Mở bài: giới thiệu dẫn dắt vấn đề (0,5) *Thân bài:- Giải thích ý nghĩa của ca từ: Hòn đá vốn là một thứ nhỏ bé, là vật vô tri vô giác, đá sống một cuộc đời vô danh, cách xa mọi người. Ở đây, hòn đá chính là ẩn dụ tượng trưng cho lòng vô cảm của con người. Nếu như con người sống nghèo nàn về mặt tâm hồn, chai sạn cảm xúc trước tình yêu thương thì rồi kết cục cũng sẽ trở thành hòn đá kia. Trơ trọi một mình, cô đơn giữa đời, tâm hồn sẽ hóa đá . Như vậy, cả lời ca mang ý nghĩa như một lời khuyên chân thành : hãy biết sống đồng cảm với mọi người, biết mở rộng tấm lòng để hòa vào biển lớn yêu thương của nhân loại, đừng bao giờ chỉ sống cho riêng mình mà quên đi những người khác.( 1,0) -Bàn luận: Tại sao ta lại phải “Đừng sống như hòn đá”? Sống như đá là lối sống vị kỷ, sống chỉ cho riêng bản thân mình, sống vô cảm với mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Cuộc sống đó không tồn tại tình yêu thương và cũng không thể có được yêu thương, chính vì thế mà nó trở nên vô nghĩa và ảm đạm tối tăm. Sống như hòn đá sẽ đẩy con người vào tình cảnh cô đơn, bị mọi người xung quanh xa lánh không muốn tiếp xúc. (Kết hợp một số dẫn chứng tuyết phục) (1,0) -Bài học nhận thức và hành động: Từ việc phân tích trên, ta rút ra bài học cho bản thân mình. Về nhận thức, ca từ bài hát đã bàn đến vấn đề về lối sống vô cảm của con người con người và khuyên ta sống phải biết đến yêu thương, biết cho đi tình thương của mình. Về mặt hành động, ta phải học cách yêu thương bằng việc tăng cường thêm những hành động ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, yêu thương để được yêu thương. (1,0) * Kết bài: Khẳng định vấn đề. Cách rèn luyện cho bản thân. (0,5)
  3. Câu 3: (12 điểm): I. Yêu cầu: Bài viết đúng thể loại, có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. II- Nội dung: Học sinh trình bày trình tự bố cục như sau: a. Mở bài: Giới thiệu về Hồ Chí Minh (1,5 điểm) b. Thân bài: *Hoàn cảnh sáng tác bài thơ (1,5 điểm) *Giới thiệu chân dung Hồ Chí Minh (5 điểm) - Đại nhân: (1,5 điểm) + Yêu tổ quốc + Yêu thiên nhiên + Yêu thương con người “Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người” (Tố Hữu) - Đại trí: (1,5 điểm) + Bài học đánh cờ, thể hiện chiến lược quân sự, lãnh đạo: “Lạc nước hai Xe đành bỏ phí Gặp thời một Tốt cũng thành công” (Nhật kí trong tù) - Đại dũng: (2 điểm) Tinh thần thép: Ung dung, lạc quan, tự tại (trong 1 số bài của Bác). Bác chỉ nhắc đến một từ thép trong bài từ “Nhật kí trong tù”, nhưng bài nào, dòng nào, câu nào cũng ánh lên tinh thần thép: + Đi đường: Rèn luyện ý chí nghị lực + Ngắm trăng:Vượt lên hoàn cảnh + Tức cảnh Pác Bó: Lạc quan, tin tưởng cuộc sống. *Mở rộng, nâng cao vấn đề: (1,5 điểm) Liên hệ thú lâm tuyền của Bác với người xưa - Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến: Sống ẩn mình, gửi tâm sự với cảnh, quay về với thiên nhiên - Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với hoạt động yêu nước, cứu nước -> Chất cộng sản trong con người Hồ Chí Minh - Hình ảnh, tư tưởng Bác gắn với hành động của bản thân em và thế hệ trẻ hôm nay.
  4. c. Kết bài: (2 điểm) - Cảm nghĩ về chân dung Hồ Chí Minh, Hình ảnh về người chiến sĩ cộng sản. - Liên hệ bản thân: Hướng rèn luyện để trở thành con người có nhân cách cao thượng. III. Biểu điểm : - Điểm 10-12: Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. Tỏ ra sắc sảo, lời văn có hình ảnh, có ý kiến riêng trong cảm nhận. - Điểm 8 - <10 : Đạt được các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức nêu trên (chứng minh luận điểm rõ ràng, nổi bật trọng tâm, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng chính xác) - Điểm 6- <8: Bài làm đạt được 2/3 các yêu cầu trên, cảm nhận được nội dung, hệ thống hóa được hệ thống luận điểm và dẫn chứng. Diễn đạt rõ ý. - Điểm 4- <6: Xác định được yêu cầu tuy nhiên còn lúng túng trong lập luận, còn mắc những sai phạm thuộc về kĩ năng diễn đạt. - Điểm 2- <4: Xác định yêu cầu của đề chưa đầy đủ, sắp xếp, trình bày lộn xộn, hệ thống dẫn chứng còn nghèo, thiếu chính xác. - Điểm 0- <2: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề bài, hoặc có vài ý nào đó. * Lưu ý : - Tùy theo mức độ đạt được của bài viết, người chấm vận dụng linh hoạt nội dung hướng dẫn chấm để ghi điểm phù hợp. - Giám khảo khi chấm cần có sự linh hoạt trong việc phát hiện những bài làm có sự sáng tạo, hành văn lưu loát có chất văn.