Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân 9

doc 191 trang Hoài Anh 9080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_9.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân 9

  1. Ngày soạn: 1/ 11/ 2018 Buổi: 27- 31 LUYỆN ĐỀ MỞ Câu 1: Theo báo Trí thức trẻ ” khoảng 22h30 ngày 17/1/2017, một sự cố lớn bất ngờ xảy ra tại xóm chài Cồn Cỏ, ở khu vực cửa sông Cái, thuộc phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang (Khánh Hòa) gây thiệt hại rất lớn về tài sản ” a. Em hãy cho biết thông tin trên nói về vấn đề gì ? b. Hiểu biết của em về vấn đề đó ? a. Thông tin trên phản ánh vụ cháy xảy ra ở xóm chài Cồn Cỏ, ở khu vực cửa sông Cái, thuộc phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang (Khánh Hòa) b.Hậu quả + Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người + Gây ra ô nhiễm môi trường và làm cho tài nguyên rừng bị kiệt quệ. + Gây thiệt hại về tài sản cho gia đình, đất nước và xã hội. - Nguyên nhân: + Chủ quan: thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, lòng tham của con người + Khách quan: Do hậu quả của chiến tranh, do đói nghèo, do sự cố kỹ thuật + Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ chất cháy chất phóng xạ và chất độc hại. + Chỉ những cơ quan, tổ chức cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn - Liên hệ trách nhiệm của công dân và học sinh Câu 2: Có nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một nơi để về ? - khái niệm gia đình : Gia đình là cộng đồng người gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. -Vai trò của gia đình : Ai cũng được sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình nên ai cũng hiểu được giá trị, vai trò của gia đình + Đối với mỗi cá nhân : gia đình là nơi sinh ra ta cho ta có mặt ở trên đời, chính gia đình là nơi nuôi dưỡng ta ta giáo dục ta nên người có được như ngày hôm nay. Ngoài ra gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mỗi chúng ta là nơi để chúng ta sẻ chia mỗi khi ta buồn những lúc ta vui. + Đối với xã hội : Gia đình là tế bào của xã hội có vai trò to lớn trong việc duy trì nòi giống cho gia đình cho dòng họ và cho dân tộc. ngoài ra gia đình còn là nơi tạo ra nguồn lao động cho xã hội cho đất nước. - Thể hiện tấm lòng biết ơn đối với ông bà cha mẹ : Thật tự hào, là một niềm vui không gì có thể sánh được khi em được sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình,
  2. được hưởng sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ của ông bà của anh chị, em thật biết ơn họ đã cho em đến với cuộc sống ý nghĩa này. - Bộc lộ tình cảm chân thành, yêu thương, trân trọng đối với các thành viên trong gia đình : sống trong tình yêu thương của các thành viên trong gia đình em luôn thương yêu anh chị em, kính trọng, hiếu thảo lễ phép với ông bà cha mẹ đúng vai trò vị trí của một người con người cháu. - Những kỷ niệm sâu sắc về gia đình : Sống trong mái ấm gia đình, gia đình luôn mang đế những niềm vui những tiếng cười em sẽ luôn nhớ mãi những kỷ niệm thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương về những niềm vui về những nỗi buồn nó sẽ theo em đi suốt cuộc đời mà không bao giờ em quên. - Tuy vậy mặc dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có nhiều lúc em vẫn làm cho bố mẹ ông bà phải buồn phiền vì mình đó là mình chưa ngoan chưa thật sự chăm lo học hành đôi lúc còn hỗn cãi lại ông bà cha mẹ làm cho họ phải buồn vì mình, nhữn lần bị điểm kém có lẽ những lúc như vậy họ rất buồn vì em. Em rất hối hận vì những việc làm của mình đã làm cho họ buồn em hứa sẽ cố gắng không làm cho họ phải buồn vì em nữa. - Kế hoạch xây dựng gia đình hạnh phúc, đầm ấm. : Sống trong gia đình ai cũng mong muốn xây dựng cho mình một gia đình đầm ấm hạnh phúc vì vậy mỗi người cần phải làm tròn bổn phận trách nhiệm, vai trò của mình trong gia đình để gia đình mãi là bến bờ hạnh phúc cho mỗi người khi trở về. - Liên hệ bản thân : Bản thân em là một người con trong gia đình em cần làm tròn bổn phận là con ngoan, hiếu thảo vâng lời bố mẹ ông bà không làm cho bố mẹ ông bà phải buồn phiền vì mình. Câu 3: Đừng sống phí tuổi thanh xuân cho những trò vui vô bổ, những thói ăn chơi trụy lạc! Mà bạn hãy trao đổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa. Hãy biết sống đẹp, sống có ích ’’ Sống đẹp- ước mơ và lý tưởng sống của giới trẻ hiện nay ? - Hiểu biết về sống đẹp: Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng, là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa (0.5 điểm) - Biểu hiện của sống đẹp : + Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người (0.25 điểm). + Sống đẹp không chỉ là cái đẹp về hình thức mà còn là cái đẹp trong tâm hồn bằng hành động.(0.25 điểm) + Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội(0.25 điểm). - Ví dụ: Học sinh nêu được những tấm gương cụ thể với những biểu hiện của lối sống đẹp(0.5 điểm). - Ý nghĩa của lối sống đẹp + Đối với bản thân : làm cho con người thanh thản, yêu đời, được mọi người yêu quý (0.5 điểm)
  3. +Đối với xã hội : làm cho mối quan hệ xã hội tốt đẹp, xã hội ngày càng văn minh (0.5 điểm) - Mặt trái: bên cạnh lối sống đẹp của nhiều người thì còn tồn tại những hành động hết sức thiếu văn hóa, ích kỷ cá nhân những tên bán nước cầu vinh, sống vì lợi ích bản thân, sống vì đồng tiền mà quên đi trách nhiệm của mình đối với đất nước đối với xã hội (0.25 điểm) - Liên hệ: +Để xây dựng được lối sống đẹp thì mỗi con người chúng ta cần nhận thức đúng và rèn luyện thường xuyên, có những việc làm hành động cụ thể (0.25 điểm) +Phê phán loại bỏ lối sống ích kỷ, vụ lợi cá nhân để góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp (0.25 điểm). Câu 4 : Sống ảo – thực trạng đáng lo ngại của giới trẻ hiện nay? - Hiểu biết về sống ảo: Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống (0.5 điểm) - Hậu quả: + Đối với bản thân: làm cho lối sống sai lệch tinh thần không ổn định, xa lánh đời sống thật, học tập sa sút (0.25 điểm) + Đối với gia đình và xã hội: Tình cảm gia đình bạn bè rạn nứt, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội (0.25 điểm) - Nguyên nhân: + Khách quan: Do sự phát triển của khoa học công nghệ, do được nuông chiều, do bị rủ rê lôi kéo (0.25 điểm): + Chủ quan: Thích thể hiện bản thân, sống thiếu bản lĩnh, thói quen thích hưởng thụ (0.25 điểm) - Giải pháp: + Đối với bản thân mỗi người: có lối sống lành mạnh không bị quá thu hút bởi mạng xã hội, 0.5 điểm) Có lập trường + Đối với gia đình: Cần quan tâm tới con nhiều hơn nhưng không được nuông chiều con quá mức 0.5 điểm) + Đối với nhà trường và xã hội: Cần tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh cho giới trẻ tham gia 0.5 điểm) Câu 5: Viết về người mà em biết ơn nhất -Khái niệm: Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình những người có công với dân tộc với đất nước. - Cần biết ơn: Trong cuộc sống chúng ta cần biết ơn rất nhiều người đó là tổ tiên ông bà cha mẹ người đã sinh thành và nuôi ta khôn lớn. Chúng ta biết ơn thầy cô người không quản ngày đêm dìu dắt dạy giỗ chúng ta nên người. Chúng ta biết ơn Bác hồ , biết ơn những người bạn. Mỗi người đều có những lý do riêng để ta biết ơn. -Ý nghĩa của lòng biết ơn:
  4. + Làm đẹp mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. + Góp phần làm cho xã hội trong sạch lành mạnh. + Làm cho cuộc sống của con người trở nên thân ái dễ chịu. +Thể hiện nét đẹp văn hóa của mỗi con người con người sống có tình có nghĩa son sắt thủy chutng Tuy nhiên người mà em biết ơn sâu nặng nhất đó chính là mẹ. - Công lao. Khi nói tới mẹ ai cũng biết người đã mang nặng đẻ đau sinh ra ta cho ta có mặt trên đời. - Mẹ đã phải hy sinh vì ta để cho ta những thứ tốt đẹp nhất. Người không quản nắng mưa đi lo cho ta chén cơm giấc ngủ, không quản khó khăn nhọc nhằn để cho em có những bát cơm ngon, những bộ quần áo đẹp. Mẹ đã vượt qua bao nhiêu khó nhọc để đem lại cho em cuộc sống tốt đẹp nhất Mẹ không quản đêm trường để thức cùng em lo lắng khi cả đem mình ốm. - Mẹ nhọc nhằn là vậy nhưng có nhiều lúc e đã có lỗi làm cho mẹ buồn. Thật hối hận - Mặt trái: Công lao to lớn của mẹ không ai không cảm nhận không thấu hiểu được nhưng k phải ai cũng biết trân trọng nó mà có những việc làm của những con người hành hạ xúc phạm mẹ ngược đãi mẹ làm cho mẹ phải buồn lòng. Thật đáng hot thẹn cho đạo làm con. 8- Trách nhiệm: + Biết làm tròn bổn phận trách nhiệm của một người con trong gia đình yêu thương kính trọng, ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ. + Biết quý trọng tình cảm thiêng liêng mẹ con + Có những việc làm làm cho mẹ vui lòng + Phê phán những hành vi bạo ngược hành hung xúc phạm mẹ + Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể + Biết thể hiện sự biết ơn ông bà cha mẹ thầy cô giaao các anh hùng liệt sỹ của bản thân bằng những việc làm cụ thể. + Quý trọng những người đã giúp đỡ mình. + Trân trọng ủng hộ những hành vi thể hiện sự biết ơn Câu 6: Văn hóa ứng xử là một nét đẹp văn hóa nhưng giới trẻ đang thờ ơ. - Hiểu biết về văn hóa ứng xử? Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người trong cuộc sống. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng một quốc gia một dân tộc. Giao tiếp ứng xử có văn hóa chính là cơ sở để tạo nên những mối qun hệ tốt đẹp - Thực trạng: + Trong văn hóa ứng xử hiện nay chúng ta thấy được sự ứng xử đẹp của đại bộ phận thanh thiếu niên, họ biết cư xử có đạo đức có văn hóa. Thể hiện lối sống có văn hóa có đạo đức có văn hóa của họ.
  5. + Tuy nhiên bên cạnh đó trong cuộc sống hiện nay thật đáng buồn khi có một bộ phận không nhỏ giới trẻ chúng ta có những hành vi ứng xử thiều văn hóa đó là: nói tục chởi thề ,đánh nhau vì những lý do hết sức ngớ ngẩn. Đó là tình trạng học sinh ngủ gật khi thầy cô đang hăng say giảng bài, dùng điện thoại, nói chuyện riêng trong giờ học - Thiếu văn hóa ứng xử nó gây ra tác hại vô cùng lớn, hậu quả khôn lường mà sau này phải gánh chịu: + Đối với bản thân: thiếu văn hóa ứng xử nó làm đi mối quan hệ giữa con người với con người. Làm giảm đi nhân cách của một con người trong xã hội + Đối với gia đình: Nó ảnh hưởng đến gia phong, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mâu thuẫn gia đình có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. + Đối với xã hội: Việc văn hóa ứng xử xuống cấp làm mai một đi thuần phong mỹ tục của dân tộc . Tính nhân văn của con người giảm gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội tạo ra lối sống thiếu văn minh. - Vậy nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ đâu? + Khách quan: Do giao du với bạn bè có những biểu hiện thiếu lành mạnh. Do gia đình không quan tâm đến con cái Do trật tự xã hội bị đảo lộn, du nhập của văn hóa thiếu lành mạnh. + Chủ quan: Do bản thân từng người thiếu ý thức không trau dồi phẩm chất nhân cách cho bản thân. Do lối sống buông thả, hời hợt - Giải pháp + Bản thân mỗi người cần biết rèn luyện kỹ năng ứng xử giao tiếp với người khác. + Tuyên truyền mọi người về vai trò của văn hóa ứng xử và hậu quả của việc thiếu văn hóa ững xử trong cuộc sống. + Lên án phê phán những việc làm của những con người thiếu văn hóa khi giao tiếp ứng xử với người khác. + Đối với nhà trường cần uốn nắn kịp thời đối với những học sinh giao tiếp không có văn hóa.Cần có những răn đe đối với những trường hợp thiếu sự tiến bộ. Câu 8: Nêu tiến trình quan hệ ngoại giao của nước ta:” Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta và các nước trên thế giới ? Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 187 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnhTrong số các nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã tuyên bố: + thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 3 quốc gia gồm: Liên bang Nga (2012), Ấn Độ (2016), Trung Quốc (2008);
  6. + quan hệ đối tác chiến lược với 12 quốc gia + quan hệ đối tác toàn diện với 10 quốc gia + chúng ta đã mở rộng quan hệ đối ngoại chưa từng có cả về bề rộng lẫn chiều sâu.Từ 11 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1954, đến nay chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới.Lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có quan hệ hợp tác tốt với tất cả nước lớn, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Chúng ta đã giữ vững chủ quyền lãnh thổ, tạo dựng môi trường hòa bình, hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, thu hút gần 260 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đồng thời, Việt Nam đang chủ động, tích cực khẳng định vai trò trong các diễn đàn đa phương quan trọng cũng như các liên kết kinh tế hàng đầu ở khu vực và quốc tế Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta và các nước trên thế giới ? - Khái niệm: Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc , giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc , lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. - Cơ sở: + bình đẳng +Các bên cùng có lợi + Không làm phương hại đến đối tác khác - cần phải hợp tác quốc tế bởi vì: +Trong xu thế hội nhập và mổ cửa nếu không hợp tác sẽ tụt hậu + Để giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu mà bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào cũng không tự giả quyết được. +Đối với VN hợp tác quốc tế sẽ giúp nước ta: ++ Thu hút vốn đầu tư ++ Giải quyết việc làm cho người lao động ++ Học hỏi trình độ khoa học, trình độ quản lý ++ Nâng cao vị thế VN trên trường quốc tế - Hiện nay Vn đã và đang hợp tác rất có hiệu quả cụ thể: + Hợp tác với nhiều quốc gia: có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia : Nga, Nhật, Hàn quốc + Hợp tác trên nhiều lĩnh vực: ++ về kinh tế thu hút được nhiều vốn đầu tư lớn vào nước ta như ODA từ nhật, có nhiều thị trường mới về xuất khẩu. Châu Âu, Châu Mỹ ++ Về y tế: tiếp cận được những tiến bộ mới về y tế trong chữa bênh ung thư , trong phẫu thuật tim, phẫu thuật nụ cười ++ Về Văn hóa Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại qua việc tổ chức tuần lễ Nhật ở VN ++Về KHKT: Xây dựng càu Cần thơ, các loại máy móc hiện đại + Với các tổ chức: là thành viên của nhiều tổ chức trong khu vực và trên thế giới: ASEAN, PAO, UNDP
  7. - Nhờ Hợp tác quốc tế mà Việt nam ngày ngày càng phát triển về mọi mặt: kinh tế , văn hóa, khkt, y tế - Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng và tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc: + Tôn trọng độc lập, chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng cùng có lợi. + Giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, + phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt cường quyền. - Liên hệ trách nhiệm của học sinh và công dân + Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân như các hoạt động: bảo vệ môi trường nơi ở, học tập; tuyên truyền gia đình và cộng đồng thực hiện chính sách dân số của Đảng và nhà nước. + ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hơpi tác quốc tế. + Tích cực vận động, tuyên truyền bạn bè, gia đình và những người xung quanh cùng thực hiện chủ trương chính sách đó. + Có thái độ phê phán với những hành vi, việc làm đi ngược lại với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Câu 10: Cảm nhận của em về gia đình và tình cảm gia đình? Gợi ý Hẳn trong mỗi chúng ta ai ai cũng có cho mình một gia đình. Dù đi đâu về đâu, học tập và làm việc ở những nơi rất xa thì chúng ta luôn hướng về gia đình với một tình yêu lớn nhất. Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hoá dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã được hình thành trong quá trình lịch sử là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách. Vì vậy nhà nước ta lấy ngày 28/ 6 hàng năm làm ngày gia đình Việt Nam. Gia đình là một môi trường vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, là tế bào của xã hội, là môi trường giáo dục nhân cách con người Chúng ta. Sống trong gia đình chúng ta luôn cảm thấy ấm áp, cảm thây mình được đùm bọc che chở của tình yêu vô bờ bến của các thành viên trong gia đình. Sống trong gia đình chúng ta sẽ cảm nhận được sự quan tâm, động viên của mọi người dành cho mình. Đó là tình yêu của ông bà, của cha mẹ, của anh chị em với nhau. Thật là một nỗi bất hạnh không gì bù đắp nổi nếu như ai đó không có gia đình, không có mái ấm của mình. Mới thử trong trí tưởng tượng thôi về hình ảnh của những người không có gia đình thì đó là một mất mát lớn nhất của những nỗi đau lớn nhất của con người. Sống trong gia đình bản thân mỗi người cảm nhận được tình cảm và nghĩa vụ của mỗi người dành cho nhau. Khi nói về gia đình chắc rằng ai cũng tự hào về nó.
  8. - Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều biết trân trọng tình cảm gia đình, biết quý trọng nó mà trong cuộc sống hiện tại có râts nhiều việc kàm hành vi buộc mọi người phải lên tiếng bởi vì nó đỉtái lại lương tâmcủa một con người của một thành viên trong gia đình. Còn có hiện tượng con cái hành hạ xúc phạm ngược đãi cha mẹ, chửi bới đánh đập, thậm chí lấy đi cả mạng sống. Còn có hiện tượng cha mẹ hành hạ ngay đối với đứa con do mình đứt ruột sinh ra. - Trên phương tiện thông tin đại chúng đưa tin có nhiều người vì những hành vi phạm tội của mình mà đã bị pháp luật xử lý thật nghiêm minh. - Những quan hệ trong gia đình vừa là quan hệ tình cảm đạo dức, vừa là quan hệ pháp lý. Các quyền và nghĩa vụ của qua lại của các thành viên trong gia đình luôn luôn xuất phát từ tình cảm đạo đức.pháp luật nước ta quy định. 1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ trông nom yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cảu con điều đó có nghĩa là: + Cha mẹ phải yêu thương con, dành cho con những tình cảm thân thương, ruột thịt nhưng không được nuông chiều con quá mức. + Cha mẹ phải trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên hoặc thành niên bị tàn tật, tức là chăm lo việc học hành sức khỏe của con. + Cha mẹ phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Đièu đó có nghĩa là cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên hoặc thành niên mất năng lực hành vi dân sự. + Cha mẹ phải tôn trọng ý kiến của con, không được áp đặt suy nghĩ của con. Tuy nhiên, cha có thể cần định hướng cho con suy nghĩ đúng đắn và lành mạnh. + Cha mẹ phải chăm lo việc học tập của con. Thường xuyên phải kết hợp với nhà trường để biết được tình hình học tập của con. Dành thời gian cần thiết để giúp đỡ, chỉ dẫn cho con học tập. + Cha mẹ có nghĩa vụ giáo dục con những điều hay lẽ phải, những tình cảm tốt đẹp đạo lý làm người để con phát triển lành mạnh trở thành người con hiếu thảo của gia đình người công dân có ích cho xã hội. + Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, hoặc ngược đãi xúc phạm hành hạ và xúi dục ép buộc con làm nnhững việc trái đạo đức vi phạm pháp luật. + Cha mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của convà có nghĩa vụ bồi thường cho con chưa thành niên gây ra. b. Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà cha mẹ + Con cháu có bổn phận yêu quý ,kính trọng, biết ơn cha mẹ ông bà. Lắng nghe lời khuyên bảo đúng đắn của ông bà cha mẹ. Thể hiện ở sự ân cần thông cảm chăm sóc. Đặc biệt khi ông bà ốm đau già yếu. +Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm: được tặng cho, thừa kế Tài sản này nếu con dưới 15 tuổi thì cha mẹ quản lý, đủ từ 15 tuổi còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình. + Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trường hợp cha mẹ đã chết . Con đã thành niên xin nhận cha không cần sự đồng ý của mẹ, xin nhận mẹ không cần sự đồng ý của cha. c. Anh chị em ruột
  9. Anh chị em ruột có bổn phận yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Có nghĩa vụ đùm bọc nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ ốm đau già yếu. Quy định về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình là nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc; phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Mỗi chúng ta sống trong gia đình cần làm tròn bổn phận trách nhiệm của một người cháu, một người con, một người anh chị trong gia đình để góp phần cây dựng gia đình mình ngày càng hạnh phúc. Câu 11 Ngày 22/5/2016 diễn ra sự kiện Chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bộ máy của dân, do dân và vì dân theo đúng Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”. (Theo Nguyễn Sinh Hùng- Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII). Em hãy cho biết tên sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó? - Ngày 22 tháng 5 năm 2016 ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.( 1 điểm) - Nêu được ý nghĩa:+ Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân (0,5 điểm) + Là sự 8kiện chính trị pháp lý quan trọng của đất nước (0,5 Câu 12 : Gian lận trong thi cử đang là thực trạng rất đáng lo ngại. Là học sinh em suy nghĩ về vấn đề này như thế nào? -Thế nào là gian lận trong thi cử: Gian lận trong thi cử là hành vi của thí sinh quay cóp tài liệu ,trao đổi bài trong phòng thi(0.5đ) -Thực trang: +Nhiều học sinh thực hiện tốt,nghiêm túc nội quy học tập,quy chế trong các cuộc thi .(0.25) +Tuy nhiên,tồn tại một bộ phận không nhỏ học sinh thường xuyên gian lận,không nghiêm túc trong thi cử như giở tài liệu trong khi thi,nhìn theo bài của bạn .(0.25đ) -Dẫn chứng(0.25) -Hậu quả: +Đối với bản thân:*không có chí tiến thủ trong học tập,sinh ra sự lười biếng,ỉ lại.Đánh mất tương lai của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường(0.25đ) *Tạo nên thói quen dựa dẫm,là biểu hiện của những con người thiếu lòng tự trọng,thiếu tự tin,đánh mất đi nhân cách ,phẩm giá của mình(0.25đ) +Đối với nhà trường, xã hội:Gian lận trong thi cử tạo nên kết quả ảo,thành tích ảo,chất lượng giáo dục đi xuống.người học không có kiến thức nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội làm chậm sự phát triển kinh ,tế xã hội của đất nước(0.25đ) -Nguyên nhân: +chủ quan:Do sự lười biếng của học sinh,do mất kiến thức cơ bản,chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn (0.25đ)
  10. +Khách quan:Do thi cử không nghiêm túc,giám thị coi thi thiếu tính nghiêm minh,chạy đua thành tích .(0.25đ) -Giai pháp: +Đối với học sinh:*cần học tập nghiêm túc để khắc phục bệnh lười biếng và gian lận thi cử,xác định mục đích học tập đúng đắn(0.25đ) *Lên án,phê phán những hành vi gian lận trong thi cử(0.25đ) +Đối với nhà trường ,xã hội: *Chấn chỉnh,nghiêm túc trong các cuộc thi,khắc phục bệnh thành tích trong thi cử (0.25đ) *Kỉ luật những giám thị coi thi không nghiêm túc.(0.25đ) *Hủy kết quả thi nếu học sinh gian lận trong thi cử(0.25đ) -Liên hệ bản thân ( Câu 13: Học tập qua loa, đối phó, không học thực sự đang là thực trạng tồn tại ở một số học sinh hiện nay. Là học sinh em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề trên? - - Hiểu biết về học tập qua loa đối phó: + Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ (0,25đ) + Học đối phó là học bị động, không chủ động cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, trong thi cử (0,25đ) - Thực trạng: + Đa số học sinh biết xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn (0,25đ) + Tồn tại một số bộ phận không nhỏ học sinh học đối phó, không học thực sự như: sử dụng tài liệu trong thi cử, học vẹt, nhìn theo bài bạn để được điểm cao (0,25đ) - Dẫn chứng: (0,5đ) - Hậu quả: + Đối với bản thân: * Thiếu kiến thức cơ bản khi bước vào đời, thiếu năng lực, thiếu kỹ năng sống, thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh (0,25đ) * Do học đối phó nên không thấy hứng thú dẫn đến chán học , hiệu quả thấp (0,25đ) + Đối với gia đình: * Không có những thành viên có kiến thức, kỹ năng, ứng xử có văn hóa thực sự thì khó xây dựng gia đình ấm no hòa thuận hạnh phúc (0,25đ) + Đối với xã hội: * Thiếu đi một lớp người lao động có kiến thức, kỹ năng để đáp ứng với xu thế phát triển của xã hội do đó làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước (0,25đ) - Nguyên nhân: + Chủ quan: Bản thân chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn (0,25đ) + Khách quan: Tác động của việc chạy đua theo thành tích của nhà trường, xã hội (0,25đ) - Giải pháp:
  11. + Đối với bản thân: Khẳng định chân lý có kiến thức thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình (0,25đ) Xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn (0,25đ) Lên án phê phán những hành vi học đối phó, học vẹt (0,25đ) + Đối với gia đình, nhà trường, xã hội: Định hướng, nhắc nhở, giáo dục tư tưởng, ý thức để học sinh thấy được tầm qua trọng trong việc xác định mục đích học tập đúng đắn (0,25đ) Nghiêm khắc trong thi cử, tránh việc học kém mà kết quả lại cao ( 0,25đ) - Liên hệ bản thân: là học sinh chủ nhân tương lai của đất nước em cần cố gắng nỗ lực trong học tập để không tiếp thu kiến thức trau dồi kỹ năng để mai này lập nghiệp. Câu 14:: Bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Trong thời gian qua tình trạng bạo lực gia đình xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều loại đối tượng khác nhau. Bạo lực gia đình được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục Theo số liệu khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy có 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần; có khoảng 15% vợ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng chửi, 70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình; 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục gọi là "bạo lực tình dục" hoặc việc buộc phải đẻ con trong khi sức khoẻ của người phụ nữ không đảm bảo, hoặc buộc phải phá thai cũng được xem như một hình thức của bạo lực tình dục. Hậu quả của bạo lực gia đình gây thương tích thân thể chiếm 12,8%; tổn thương về tinh thần 28,3%; Vợ chồng ly thân 5,1%; ly hôn 14,8%; con cái không được chăm lo 13,3%; tử vong 2,8%; tự tử 1,2%; có 2,7% bạo lực về kinh tế (hành vi phá hoại làm hư hỏng về tài sản). Nghiêm trọng hơn bạo lực gia đình đã xâm phạm đến quyền con người, danh dự nhân phẩm tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Thậm chí nó còn làm xói mòn về đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn hại đến tâm lí và sức khỏe của người bị bạo hành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và sức khỏe của những đứa trẻ phải chứng kiến bạo lực gia đình. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình có nhiều, song nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình là do lạm dụng rượu bia (63,7%) và các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, nghiện ma tuý, ngoại tình, ghen tuông, thiếu hiểu biết pháp luật, kinh tế khó khăn, kể cả kinh tế khá giả cũng có bạo lực gia đình. Baọ lực trong gia đình thường do người chồng "khởi xướng". Nguyên nhân sâu xa là
  12. sự tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới và tư tưởng gia trưởng (có quyền "dạy bảo" các thành viên yếu thế trong gia đình bằng vũ lực hoặc nhục mạ). Những hành vi bạo lực gia đình đã thể hiện lối sống thiếu trách nhiệm, việc ứng xử thiếu văn hoá trong gia đình, phản ánh sự suy thoái về đạo đức của một số thành viên trong gia đình. Các hành vi bạo lực thường xảy ra đằng sau những cánh cửa khép kín. Các thành viên trong gia đình còn cố tình che giấu. Thậm chí, nhiều chị em bị chồng đánh bầm tím mặt mày, khi hàng xóm hỏi đến thì lấy lý do là tai nạn xe, hay vấp ngã để bao che cho chồng mình. Chính sự che giấu này, đã vô tình góp phần duy trì hành vi BLGĐ. Ngoài ra, thái độ dửng dưng của nhiều người khi xem chuyện BLGĐ là chuyện riêng của người khác, nên khi thấy hành vi bạo lực xảy ra đã không can thiệp, hoặc không thông báo cho chính quyền địa phương. Bạo lực gia đình là một hiện tượng tiêu cực đi ngược lại những giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam và việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội và tiến bộ xã hội của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bạo lực gia đình là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, gắn liền với truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi địa phương và nhận thức, suy nghĩ của người dân. Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về BLGĐ Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức. Thứ hai: phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng, dòng họ. Bởi đây là truyền thống văn hoá của dân tộc sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong đời sống gia đình; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ; Cần trang bị cho nạn nhân vũ khí để tự bảo vệ như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái Thứ ba: đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa. Thứ tư: phải xử lý nghiêm người có hành vi BLGĐ theo đúng quy định của pháp luật. Thứ năm: thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành. Đây là một giải pháp quan trọng nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tránh việc tuyên truyền chung chung không gắn với chỉ đạo cụ thể, trách nhiệm quản lý của Lãnh đạo các ngành, các cấp.
  13. Việc phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của mọi gia đình và toàn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân. Phải đưa nội dung Phòng chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch công tác. Hàng năm, các cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện tốt việc nắm tình hình các vụ bạo lực gia đình để ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng. Câu 15: Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện xảy ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may suy nghĩ trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực. Suy nghĩ của em về vấn đề trên? - Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật hiện tượng xung quanh trước nỗi đau khổ bất hạnh của người khác. Đây là thái độ là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có bao đời của dân tộc. - Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lý, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói vi rút của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn sống hiện đại. - Biểu hiện: Đó là thái độ dửng dưng trước những khó khăn hoạn nạn của người khác như gặp người bị nạn không giúp họ, thấy bạn bị đánh không can ngăn mà còn hò reo, quay phim cổ vũ - Nguyên nhân: + Do sự phát triển của xã hội mang lại cuộc sống vật chất đầy đủ làm nảy sinh tính ích kỷ, chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn cái tôi quên mất cái ta. + Sự cám dỗ của đồng tiền làm cho con người chỉ quan tâm đến vật chất mà quên đi tinh thần. + Do nhận thức hạn hẹp lệch lạc. +Do lối sống ảo, sự lệ thuộc của con người vào mạng xã hội. -Hậu quả: + Đối với bản thân: Làm cho con người bị suy giảm về đạo đức nhân cách. Bị mọi người xa lánh Có đôi khi dẫn đến bệnh trầm cảm + Đối với xã hội: Làm suy thoái đạo đức dân tộc, ảnh hưởng truyền thống tốt tốt đẹp từ bao đời của cha ông. Làm mất đi môi quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người. - Biện pháp + Đối với mỗi người cần sống có lý tưởng, mục đích đúng đắn, sống tử tế + Biết yêu thương quan tâm giúp đỡ người khác. + Trau dồi tâm hồn + Nêu gương tuyên dương những tấm gương sống có lý tưởng biết hy sinh vì niềm hạnh phúc của mọi người.
  14. Câu 16: Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay? - Lý tưởng sống là ngọn đèn soi sáng bước ta đi. - Thanh niên phải sống như thế nào cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không hối tiếc cho những năm sống hoài sống phí . * trả lời: - Lý tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà con người mong muốn đạt tới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con người. - Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lý tưởng của dân tộc , của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. - Tùy vào từng thời kỳ từng giai đoạn của lịch sử mà lý tưởng sống của thanh niên cũng có sự khác nhau: + Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, đã có hàng triệu người con ưu tú, hầu hết ở tuổi thanh xuân sẵn sàng xả thân vì nước như Lý tự trọng, nguyễn Thị minh khai, Võ Thị sáu .Có thể nói lý tưởng “giải phóng dân tộc” là lẽ sống của hàng triệu người thanh niên Việt Nam khi nước nhà chưa độc lập chưa thống nhất. + Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trên các lĩnh vực sản xuất, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ Quốc cũng đã có bao tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngày nay”” Xây dựng nước Việt nam độc lập, dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng văn minh trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là lý tưởng của Đảng, đồng thời là lý tưởng của mỗi người dân yêu nước trong đó có thanh niên. - ý nghĩa của việc xác định lý tưởng sống ( Thanh niên cần sống có lý tưởng vì: + Thanh niên là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước là lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. + Lứa tuổi của thanh niên là lứa tuổi của những ước mơ cao đẹp. + Người có lý tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người kính trọng. + khi lý tưởng của mỗi người phù hợp với lý tưởng chung của dân tộc, của Đảng thì hành động của họ sẽ góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung và chính họ sẽ được nhà nước,, xã hội tạo điều kiện để phát triển những khả năng của mình. -Ví dụ: trong cuộc sống chnugs ta có rất nhiều tấm gương sáng cao đẹp họ là những thanh niên sống có lý tưởng có ước mơ có hoài bão sẵn sàng hy sinh mọi thứ để bảo vệ, xây dựng Tổ quốc đó là những người cầm súng đứng giữ biên cương ngoài hải đảo xa xôi nơi biên cương hẻo lánh. - Mặt trái: Tuy nhiên trong giới trẻ hiện nay ai cũng xác định cho mình những lý tưởng sống cao đẹp, sống có ước mơ sống có hoài bão mà vẫn con một số thanh thiếu niên thiếu lý tưởng sống, sống dựa đãm phụ thuộc ỷ lại trong chờ
  15. vào những người xung quanh, sống ảo, sống vô cảm sống không có trách nhiệm với bản thân với gia đình với đất nước. - Liên hệ: + xác định được lý tưởng sống cho bản thân. + Không sa vào những mục đích tầm thường, thực dụng. Có ý thức sống theo lý tưởng. + Học tập noi gương những người có lý tưởng sống, phê pháp thói sống thực dụng tầm thường. + luôn suy nghĩ hành động ứng xử theo lý tưởng đã lựa chọn. Câu 17: bạo lực học đường đang trở thành vấn đề bức xúc của phụ huynh nhà trường và xã hội? - Hiểu biết: BLHĐ là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây ra tổn thất về tinh thần và thể xác trong môi trường sư phạm. Đó là tình trạng học sinh đánh nhau, thầy đánh trò và trò đánh thầy. - Thực trạng: Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi ở mọi vùng miền đang trở thành một vấn nạ nghiêm trọng của toàn xã hội. - Biểu hiện: BLHĐ có thể xảy ra dưới nhiều hình thức: + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. + Đánh đạp tra tấn hành hạ làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua các hành vi bạo lực. - Dẫn chứng: + Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là nam sinh mà nay hót nhất chính là các nữ sinh đang được dư luận đề cập nhiều nhất. như ở Quỳnh lưu nghệ an , Phú Thọ + Đó là tình trạng học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo dùng dao đâm chết bạn như học sinh tại TPHCM THCS nguyễn Huệ + lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. + Giáo viên đánh đạp, xúc phạm tơid nhân phẩm của học sinh. - Nguyên nhân: + Từ những lý do không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh dành người yêu, không cùng đẳng cấp + Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. + Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực phim ảnh sách báo, + Do sự giáo dục chưa đúng đắn , thiếu quan tâm của gia đình + Sự giáo dục trong nhà trường nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lẵng quên nhiệm vụ giáo dục con người. + xã hội thờ ơ dửng dưng buông xuôi chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thực tiễn - Hậu quả:
  16. + Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần, tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại, tạo tính bất ổn trong xã hội. + Với người gây bạo lực: Con người phát triển không toàn diện, mầm mống của tội ác mất hết nhân tính sau này, suy thoái đạo đức nhân cách; làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội; bị mọi người xa lánh, căm ghét. - Giải pháp: + Cần nâng cao nhận thức đối với người gây ra bạo lực + xã hội cần có những giải pháp đồng bộ chặt ché giáo dục con if trong gia đình nhà trường và toàn xã hội. + Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo duc cải tạo biện pháp trừng phạt nghiêm khắc làm gương cho người khác + Quan tâm tới văn hóa gia đình. + Tạo nhiều hoạt động sân chơi lành mạnh cho học sinh. Câu 18: nói tục chửi thề đang có dấu hiệu gia tăng trong học sinh hiện nay? Suy nghĩ của em? - Hiểu biết về nói tục chởi thề: Nói tục chửi thề là một biểu hiện trong giao tiếp của mỗi con người. Sự tương tác qua lại với nhau bằng ngôn ngữ nhưng dùng những từ không lịch sự, thô lỗ, không có văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. - Biểu hiện của hiện tượng này là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưg gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe. - Thực trạng: Hiện tượng nói tục chửi thề hiện nay diễn ra nhiều, ở nhiều lứa tuổi, nhưng tập trung nhiều nhất đó là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. ở lứa tuổi này, lời ăn tiếng nói chưa được rèn dữa, chưa có chừng mực, cách ứng xử chưa được khoeso léo dẫn đến nói tục chửi bậy. Những câu chửi thề vô tình trở thành thói quen , câu cửa miệng mỗi khi cất tiếng nói. Mỗi khi đã thành thói quen thì rất khó bỏ, ăn sâu vào tiềm thức Các bạn có thể nói ở mọi lúc mọi nơi, chửi ở bất cứ lúc nào có thể. Nó đã được chuyển biến sang những dạng ngôn ngữ khác mà các bạn trẻ gọi đó là ngôn ngữ thời @. Có nhiều bạn còn mang ngôn ngữ này về nhà giao tiếp với bố mẹ những người lớn tuổi. - Hậu quả: * Đối với cá nhân: + làm đạo đức nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa. + Bị mọi người xa lánh ghê tởm như một căn bệnh. + Việc nói tục chởi thề là cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho ngôn ngữ giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở nên thảm họa. *Đối với xã hội: + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người đối diện. + Là nguyên nhân đãn đến tình trạng bạo lực học đường. + Văn minh xã hội biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
  17. - Nguyên nhân: + Do xuất thân trong những gia đình làm nghề tự do có mối quan hệ xã hội phức tạp. + Do tiếp xúc với nhiều phần tử xã hội hoặc học sinh cá biệt. + Do thói quen do học theo những cái không tốt. - Biện pháp. + trong gia đình cần cẩn trọng với lời ăn tiếng nói + Bản thân phải có tính tự chủ không đua đòi ăn chơi. + Nhà trường cần tổ chức thêm nhiều hoạt dọngĐoàn đọi lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi. + Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa thói hư tật xấu. + Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực ăn nói lịch sự hòa nhã với bạn bè. + Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Câu hỏi: Trong bài hát :” Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sỹ Vũ Hoàng có đoạn ” Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà cần hoi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay ” Cảm xúc và suy nghĩ của em khi nghe lời bài hát trên? - Thể hiện được cảm xúc riêng khi nghe lời bài hát. - Thông điệp của bài hát: Gửi đến tất cả mọi người về long yêu nước và trách nhiệm của mỗi người VN nói cung và thê hệ trẻ nói riêng đối với Tổ Quốc. - Khẳng định: Tình yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người dân Vn. - Mỗi người phải đem hết khả năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ.dẫn chứng - Trong thời kỳ chiến tranh - Trong thời kỳ hòa bình - Phê phán những người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản than mình, vì lợi ích của cá nhân mà bất chấp tất cả, không nghĩ đến người khác, không nghĩ tới cộng đồng, có âm mưu chống phá lật đổ. - Liên hệ bản thân Câu 19: Truyện: Chiếc bình nứt. Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à?. Đó là vì ta luôn biết khuyếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng . Hai năm nay, ta vẫn
  18. hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”. Trình bày hiểu biết của em sau khi đọc câu chuyện trên. - Viết thành bài văn mạch lạc, rõ ràng, thể hiện được các nội dung sau: - Khẳng định câu chuyện rất giàu ý nghĩa, có tính giáo dục - Chúng ta ai cũng có khuyết điểm, ai cũng là “chiêc bình nứt” - Đa số chúng ta đều cảm thấy mặc cảm, tự ti, xấu hổ, dằn vặt về những khuyết điểm của mình nhưng nếu chúng ta biết chấp nhận và tận dụng nó, thì mọi thứ đều có thể trở nên có ích. (Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”.) Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo nhưng hóa ra nó "khuyết" ở chỗ không thể làm cho những luống hoa ven đường mọc lên. Điều đó càng khẳng định không có ai hoàn hảo cả. Và chúng ta cần phải luôn bổ sung cho nhau - Mỗi người cần nỗ lực để hoàn thiện bản thân, đồng thời biết chấp nhận mình và chấp nhận người khác - Cần học tập, rèn luyện lối sống lạc quan, tích cực, có niềm tin Câu 20: Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh đã từng bức xúc: “Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!” Nội dung trên đề cập đến vấn đề gì? Trình bày hiểu biết của em về vấn đề đó? - Nội dung đề cập đến vấn đề: Thực phẩm bẩn. - Nêu được thực phẩm bẩn là: thực phẩm chứa các chấ độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của con người - Thực trạng + Về cơ bản, trong xã hội mọi người đều có ý thức sản xuất, tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn Tuy nhiên có một bộ phận không nhỏ đang cố tình sản xuất thực phẩm bẩn + Đó là tình trạng: chăn nuôi cho thuốc kích thích, tăng trọng, tạo nạc; rau, củ, quả dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; sản xuật thực phẩm giả, kém chát lượng + Ví dụ cụ thể: Măng tẩm lưu huỳnh, cá ướp phân hóa học, hải sản bơm hóa chất (Học sinh có thể lấy ví dụ khác) - Hậu quả + Nguyên nhân của nhiều căn bệnh, đặc biệt là ngộ độc và bệnh ung thư + Tiêu tốn nhiều tiền của của nhân dân. Riêng để khắc phục ngộ độc thực phẩm mỗi năm cả nước tiêu tốn 14 nghìn tỉ đồng + Làm suy thoái giống nòi của dân tộc; gây hoang mang, lo lắng, mất niềm tin trong xã hội . - Nguyên nhân + Ý thức kém của một bộ phận nhân dân +Ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, coi trọng đồng tiền, chạy theo lợi nhuận. + Sự quản lý lỏng lẻo, xử lý chưa nghiêm của các cơ quan nhà nước. - Giải pháp
  19. + Đối với gia đình: Không sản xuất và sử dụng thực phẩm bẩn, có thể tự phục vụ một số thực phẩm sạch cho gia đình như tăng gia sản xuất + Đối với Nhà nước, xã hội: Ban hành các quy định về an toàn thực phẩm; Tuyên dương, xây dựng các mô hình thực phẩm sạch, an toàn; Xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm - Liên hệ bản thân Câu 21: Trong khuôn khổ semgem 30 vừa qua có một câu chuyện gây chú ý:”một tai nạn hi hữu vừa xảy ra tại bờ biển Philippin, nơi diễn ra cuộc thi tranh HCV bộ môn lướt song giữa Arip NUrhidayat( Indonesia) và Roger casugay của đội chủ nhà Philippin.Khi đang bước vào lượt đấu cuối cùng phân định thắng thua, sợi dây xích giữa chân Nurhidayatvaf ván trượt bị đứt lìa.Sóng quá to khiến cho vận động viên Indonesia không thể giữ được ván trượt và bị cuốn trôi ra ngoài khơi. Trong tình cảnh như vậy, Roger Casugaychawsc chắn dành huy chương vàng nếu tiếp tục cuộc thi. Tuy nhiên, vận động viên người philippin quyết định bỏ cuộc để quay lại cứu đối thủ của mình. Cảm xúc, suy nghĩ của em từ câu chuyện trên? Câu 22:Câu chuyện về những người ăn xin đường phố mà chuyển động 24 h phản ánh đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Giả tàn tật, giả nghèo khổ, thậm chí không ngại vơ vào mình những thứ mà người khác cho là đen đủi , xúi quẩy chỉ với mục đích xin được nhiều tiền càng tốt. Món hời bèo bở đó từ nghề ăn xin chính là lý do khiến cho đội quân này ngày càng đông đảo ” Cảm xúc suy nghĩ của em về vấn đề trên? Câu 23: Nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước thảm họa gia tăng dân số hiện nay?.- Nêu được thực trang của việc gia tăng dân số Gia tăng dân số là một trong những thảm họa của loài người .0,5 đ - Gia tăng dân số là sự tăng thêm về số lượng cụ thể nhân khẩu ở một gia đình, địa phương, vùng miền quốc gia. Đây vốn là hiện tượng tự nhiên của đời sống xã hội, con người. Sự gia tăng dân số sẽ cung cấp nguồn lao động trẻ cho xã hội hiện nay góp phần duy trì sự phát triển ổn định và bền vững xã hội. 0,5đ Tuy nhiên, gia tăng dân số vượt quá điều kiện sống cho phép của xã hội sẽ trở thành thảm họa. - hậu quả 0,5 đ + Dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, trình độ dân trí thấp lạc hậu, phát triển các TNXH + Gây sức ép đối với khai thác, bảo vệ tài nguyên, môi trường - nguyên nhân 1,0 đ + Do trình độ dân trí thấp + Thiếu hiểu biết sơ lược về KHHGĐ + Quan niệm lạc hậu: trời sinh voi sinh cỏ / + Phong tục tập quán lạc hậu, trọng nam khinh nữ - Biện pháp 0,5 đ + Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về công tác KHHGĐ + Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt các biện pháp y tế về thực hiện KHHGĐ.
  20. - Bài học nhận thức và hành động 1,0 đ + Nhận thức được tực hiện tốt KHHGĐ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng của đất nước.0,25đ + + Hành động : giới trẻ phải là lực lượng tiên phong gương mẫu trong thực hiện KHHGĐ. 0,25 đ + Là lực lượng tham gia các hoạt động xã hội nhằm vận động tuyên truyền mọi người thực hiện tốt quy định của pháp luật về KHHGĐ.0,25đ ++ Tích cực tham gia các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, xóa bỏ những tập quán, phong tục lạc hậu để thay đổi những quan niệm lạc hậu trong cộng đồng dân cư nơi mình cư trú, học tập và công tác. 0,25đ Câu 24: Những hiểu biết của em khi quan sát bức ảnh sau Câu 4. (6.0 điểm). Truyện: Chiếc bình nứt. Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à?. Đó là vì ta luôn biết khuyếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng . Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”. Trình bày hiểu biết của em sau khi đọc câu chuyện trên.
  21. câu 4: - Viết thành bài văn mạch lạc, rõ ràng, thể hiện được các nội dung sau: - Khẳng định câu chuyện rất giàu ý nghĩa, có tính giáo dục - Chúng ta ai cũng có khuyết điểm, ai cũng là “chiêc bình nứt” - Đa số chúng ta đều cảm thấy mặc cảm, tự ti, xấu hổ, dằn vặt về những khuyết điểm của mình nhưng nếu chúng ta biết chấp nhận và tận dụng nó, thì mọi thứ đều có thể trở nên có ích. (Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”.) - Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo nhưng hóa ra nó "khuyết" ở chỗ không thể làm cho những luống hoa ven đường mọc lên. Điều đó càng khẳng định không có ai hoàn hảo cả. Và chúng ta cần phải luôn bổ sung cho nhau - Mỗi người cần nỗ lực để hoàn thiện bản thân, đồng thời biết chấp nhận mình và chấp nhận người khác - Cần học tập, rèn luyện lối sống lạc quan, tích cực, có niềm tin Câu 3. (6.5 điểm). Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh đã từng bức xúc: “Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!” Nội dung trên đề cập đến vấn đề gì? Trình bày hiểu biết của em về vấn đề đó? Câu 3: 6,5 đ - Nội dung đề cập đến vấn đề: Thực phẩm bẩn - Nêu được thực phẩm bẩn là: thực phẩm chứa các chấ độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của con người - Thực trạng: + Về cơ bản, trong xã hội mọi người đều có ý thức sản xuất, tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn Tuy nhiên có một bộ phận không nhỏ đang cố tình sản xuất thực phẩm bẩn + Đó là tình trạng: chăn nuôi cho thuốc kích thích, tăng trọng, tạo nạc; rau, củ, quả dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; sản xuật thực phẩm giả, kém chát lượng + Ví dụ cụ thể: Măng tẩm lưu huỳnh, cá ướp phân hóa học, hải sản bơm hóa chất (Học sinh có thể lấy ví dụ khác) - Hậu quả: + Nguyên nhân của nhiều căn bệnh, đặc biệt là ngộ độc và bệnh ung thư + Tiêu tốn nhiều tiền của của nhân dân. Riêng để khắc phục ngộ độc thực phẩm mỗi năm cả nước tiêu tốn 14 nghìn tỉ đồng + Làm suy thoái giống nòi của dân tộc; gây hoang mang, lo lắng, mất niềm tin trong xã hội . - Nguyên nhân: + Ý thức của một bộ phận nhân dân còn kém + Ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, coi trọng đồng tiền, chạy theo lợi nhuận + Sự quản lí, xử lí chưa nghiêm minh của các cơ quan Nhà nước
  22. + Đối với mỗi cá nhân: Có hiểu biết đầy đủ về thực phẩm bẩn để phòng tránh và tuyên truyền cho mọi người; tố cáo, lên án, phê phán, tẩy chay các trường hợp vi phạm + Đối với gia đình: Không sản xuất và sử dụng thực phẩm bẩn, có thể tự phục vụ một số thực phẩm sạch cho gia đình như tăng gia sản xuất + Đối với Nhà nước, xã hội: Ban hành các quy định về an toàn thực phẩm; Tuyên dương, xây dựng các mô hình thực phẩm sạch, an toàn; Xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm Trong bài hát” Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sỹ vũ Hoàng có đoạn ” Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta. Mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay ” Cảm Xúc suy nghĩ của em khi nghe lời bài hát trên? Câu 5: 4 điểm- Thể hiện được cảm xúc riêng khi nghe lời bài hát. - Thông điệp của bài hát: Gửi đến tất cả mọi người về long yêu nước và trách nhiệm của mỗi người VN nói cung và thê hệ trẻ nói riêng đối với Tổ Quốc. - Khẳng định: Tình yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người dân Vn. - Mỗi người phải đem hết khả năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ.dẫn chứng - Trong thời kỳ chiến tranh - Trong thời kỳ hòa bình - Phê phán những người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản than mình, vì lợi ích của cá nhân mà bất chấp tất cả, không nghĩ đến người khác, không nghĩ tới cộng đồng, có âm mưu chống phá lật đổ. - Liên hệ bản thân Câu 5: 2 điểm Ngày 1/ 12/ 2016, kỷ niệm 20 năm ,Tổng thư ký LHQBan ky Moon đã nói ” là một bệnh, không giống những bệnh chúng ta thường gặp, là một vấn đề xã hội, là vấn đề về quyền của con người, là vấn đề kinh tế của mỗi quốc gia. Nó chính là thủ phạm cho hang triệu trẻ em bị côi cút. Nó tàn phá xã hội cũng như tàn phá cơ thể con người- làm hao mòn sức lực, suy giảm năng lực, ngăn trở công cuộc phát triển và đe dọa sự bền vững của xã hội” Lời nói trên nhắc đến căn bệnh gì? Mục tiêu của VN nói chung và Vn nói riêng về căn bệnh này? - bệnh HIV/AIDS - Mục tiêu: Mục tiêu 3 không của LHQ nói chung Việt Nam nói riêng. + Không có người nhiễm mới. + Không còn người tử vong do AIDS + Không còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV, tiến tới kết thúc đại dịch vào năm 2020.
  23. Giao tiếp ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận giới trẻ hiện nay đang là vấn đề báo động. Suy nghĩ và hành động của em về vấn đề này? - Hiểu biết về giao tiếp ứng xử:là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày - Thực trạng:+ Đa số giới trẻ- học sinh hiện nay giao tiếp ứng xử có chuẩn mực văn hóa tạo nên môi trường học tập, rèn luyện, làm việc tốt +Tuy nhiên, một số số bộ phận không nhỏ trong giới trẻ vẫn còn tình trạng ăn nói cộc lốc khô khan ,thô lỗ trong giao tiếp gây phản cảm - Dẫn chứng - Hậu quả: + Đối với bản thân: Tạo thành thói quen xấu bị người khác coi thường, thiếu tôn trọng, hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc + Đối với gia đình: Ảnh hưởng đến nề nếp gia đình làm giảo uy tín và danh dự gia đình + Đối với xã hội: làm mai một thuần phong mỹ tục gây cản trở việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng, đơn vị - Nguyên nhân: +Chủ quan: thiếu ý thức, đưa đòi, không nghiêm túc với bản thân. + Khách quan: tác động xấu từ bạn bè, sự quan tâm chưa đúng mức, ảnh hưởng mặt trái sự bùng nổ thông tin - Giải pháp: +Đối với bản thân Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, vâng lời bố mẹ, thầy cô, lễ phép với người lớn Lên án phê phán hành vi giao tiếp ứng xử + Đối với gia đình, nhà trường, xã hội: xây dựng, tuyên truyền, giáo dục tiêu chí văn hóa. Uốn nắn kịp thời hành vi sai lệch thiếu văn hóa - Liên hệ bản thân Hãy trình bày hiểu biết của em khi quan sát bức ảnh sau?
  24. - Bức tranh nói về nạn Bạo lực gia đình - Nêu được bản chất của bạo lực gia đình: đó là thái độ, cử chỉ, hành vi bạo lực giữa các thành viên trong gia đình như: đánh đập, chửi bới, khinh bỉ, đe dọa, lạnh lùng - Thực trạng: + Đa số gia đình Việt Nam sống hòa thuận, hạnh phúc + Một bộ phận không nhỏ có nạn bạo lực gia đình + Nêu một số ví dụ, dẫn chứng - Hậu quả: + Làm rạn nứt, tan vỡ hạnh phúc gia đình + Phá vỡ nề nếp, thuần phong mĩ tục + Ảnh hưởng xấu đến tinh thần, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tính mạng + Kìm hãm sự phát triển của xã hội + Kìm hãm sự phát triển của xã hội - Nguyên nhân: + Do ảnh hưởng của chế độ cũ: trọng nam khinh nữ, gia đình là chuyện riêng + Do thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng lẫn nhau + Xã hội chưa quan tâm đúng mức + Một phần do tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè - Biện pháp khắc phục, ngăn chặn: + Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ + Ban hành pháp luật(Phòng chống bạo lực gia đình, Bình đẳng giới ), xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm. + Khuyến khích, biểu dương các gia đình văn hóa, hạnh phúc Lên án, phê phán, đấu tranh để từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình - Liên hệ bản thân:
  25. Đề 1 : ĐÔ LƯƠNG ĐỀ KĐCL HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: Giáo dục công dân Lớp: 8 Câu 1 (5.0 điểm). Em biết gì về chủ đề phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 của nước ta. Câu 2 (5.5 điểm). Số điện thoại 114 làm em liên tưởng đến bài học nào đã học trong chương trình GDCD 8? Trình bày nội cơ bản của bài học đó. Câu 3 (3.5 điểm). Tình huống: Anh C và anh H là láng giềng của nhau nhưng luôn xảy ra mâu thuẫn vì tranh chấp đất đai. Mỗi người đều có “sổ đỏ” với diện tích là 500 m2 . Sau khi ban địa chính của xã về đo đạc lại thì diện tích vườn của anh H là 450 m2, còn diện tích vườn của anh C là 550 m2 . Hỏi: 50 m2 đất tranh chấp trên bây giờ thuộc quyền sở hữu của ai? Vì sao? Câu 4. (6.0 điểm). Truyện: Chiếc bình nứt. Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à?. Đó là vì ta luôn biết khuyếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng . Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”. Trình bày hiểu biết của em sau khi đọc câu chuyện trên. Hết
  26. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu 1:5đ - Tên chủ đề “ Xét nghiệm HIV sớmHướng tới mục tiêu 90-90-90” 1đ - Mục tiêu 90-90-90: + 90% người người bị nhiễm HIV biết được tình trạng bị nhiễm của mình. + 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút ARV. + 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp nhất để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác.1đ + Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhằm thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống AIDS đến năm 2020, hướng tới mục tiêu 90- 90-90 để kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.1đ + Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân.1đ + Giảm kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV,và trách nhiệm của người nhiễm HIV với gia đình, xã hội.1đ Câu 2: - Số điện thoại 114 làm em liên tưởng đến bài Phòng ngừa tai nạn vu khí, cháy nổ và các chất độc hại. (Bài 15 - GDCD8)1 đ - số liệu về hậu quả chiến tranh, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm 0,5 đ - Ngày nay, con người phải luôn đối mặt với những thảm hoạ do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra. Các tai nạn gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. - Để phòng ngừa, hạn chế tai nạn đó, Nhà nước đã ban hành Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Hình sự và một số văn bản qui phạm pháp luật khác.0,5 đ - Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn. Là công dân, học sinh cần phải: - Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về phòng ngừa tai nạn - Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên - Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên> Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi dục người khác vi phạm Câu 3: - 100 m2 đất đó và tất cả đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước - Vì theo quy định của pháp luật: Đất đai thuộc sở hữu nhà nước - Công dân chỉ có quyền sử dụng đất đai chứ không được sở hữu - Anh C, anh H được sử dụng đúng diện tích ghi trong “sổ đỏ” mỗi người là 500 m2. - Liên hệ bản thân
  27. câu 4: - Viết thành bài văn mạch lạc, rõ ràng, thể hiện được các nội dung sau: - Khẳng định câu chuyện rất giàu ý nghĩa, có tính giáo dục - Chúng ta ai cũng có khuyết điểm, ai cũng là “chiêc bình nứt” - Đa số chúng ta đều cảm thấy mặc cảm, tự ti, xấu hổ, dằn vặt về những khuyết điểm của mình nhưng nếu chúng ta biết chấp nhận và tận dụng nó, thì mọi thứ đều có thể trở nên có ích. (Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”.) - Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo nhưng hóa ra nó "khuyết" ở chỗ không thể làm cho những luống hoa ven đường mọc lên. Điều đó càng khẳng định không có ai hoàn hảo cả. Và chúng ta cần phải luôn bổ sung cho nhau - Mỗi người cần nỗ lực để hoàn thiện bản thân, đồng thời biết chấp nhận mình và chấp nhận người khác - Cần học tập, rèn luyện lối sống lạc quan, tích cực, có niềm tin
  28. Đề 2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔ LƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: Giáo dục công dân Lớp: 9 Thời gian là bài 120 phút (không kể thời gia giao nhận đề thi) Câu 1. (5.0 điểm). “ Cái khó ló cái khôn.” Câu thành ngữ đã nói đến bài học nào trong chương trình GDCD lớp 9? Hãy trình bày nội dung cơ bản của bài học đó? Câu 2. (3.5 điểm). Tình huống: Trên đường đi làm về, anh An nhặt được một chiếc điện thoại di đến xin lại nhưng anh An nhất quyết không trả vì anh cho rằng: mình nhặt được chứ có phải ăn trộm đâu. Theo em, anh An có bắt buộc phải trả chiếc điện thoại đó cho anh Bình không? Vì sao? Câu 3. (6.5 điểm). Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh đã từng bức xúc: “Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!” Nội dung trên đề cập đến vấn đề gì? Trình bày hiểu biết của em về vấn đề đó? Câu 4. (3.0 điểm). Em hãy tìm 4 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về thiếu tự chủ. Câu 5. (2.0 điểm). UNDP, FAO, UNICEF, APEC dịch ra tiếng Việt có nghĩa là gì? Hết
  29. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2 Câu 1: - Câu thành ngữ nói về bài: Năng động, sáng tạo - Sơ lược đặt vấn đề: Nhà phát minh vĩ đại Edixon, Lê Thái Hoàng - N- Sáng tạo: là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra nững giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.ăng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm - Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao. - Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. - Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. - Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống. - Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống. - Để trở thành người năng động, sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm ra cách học tốt nhất cho mình và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống. - Liên hệ bản thân. Câu 2: 3,5 đ - Anh An bắt buộc phải trả lại chiếc điện thoại đó cho anh Bình + Theo quy định của bộ luật dân sự: Nhặt được của rơi phải trả lại cho cho chủ sở hữu + Nếu không trả thì sẽ bị cưỡng chế và xử phạt theo quy định của pháp luật - Liên hệ bản thân: Sống thật thà, trung thực, không chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác Câu 3: 6,5 đ - Nội dung đề cập đến vấn đề: Thực phẩm bẩn - Nêu được thực phẩm bẩn là: thực phẩm chứa các chấ độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của con người - Thực trạng: + Về cơ bản, trong xã hội mọi người đều có ý thức sản xuất, tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn Tuy nhiên có một bộ phận không nhỏ đang cố tình sản xuất thực phẩm bẩn + Đó là tình trạng: chăn nuôi cho thuốc kích thích, tăng trọng, tạo nạc; rau, củ, quả dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; sản xuật thực phẩm giả, kém chát lượng + Ví dụ cụ thể: Măng tẩm lưu huỳnh, cá ướp phân hóa học, hải sản bơm hóa chất (Học sinh có thể lấy ví dụ khác) - Hậu quả: + Nguyên nhân của nhiều căn bệnh, đặc biệt là ngộ độc và bệnh ung thư + Tiêu tốn nhiều tiền của của nhân dân. Riêng để khắc phục ngộ độc thực phẩm mỗi năm cả nước tiêu tốn 14 nghìn tỉ đồng + Làm suy thoái giống nòi của dân tộc; gây hoang mang, lo lắng, mất niềm tin
  30. trong xã hội . - Nguyên nhân: + Ý thức của một bộ phận nhân dân còn kém + Ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, coi trọng đồng tiền, chạy theo lợi nhuận + Sự quản lí, xử lí chưa nghiêm minh của các cơ quan Nhà nước + Đối với mỗi cá nhân: Có hiểu biết đầy đủ về thực phẩm bẩn để phòng tránh và tuyên truyền cho mọi người; tố cáo, lên án, phê phán, tẩy chay các trường hợp vi phạm + Đối với gia đình: Không sản xuất và sử dụng thực phẩm bẩn, có thể tự phục vụ một số thực phẩm sạch cho gia đình như tăng gia sản xuất + Đối với Nhà nước, xã hội: Ban hành các quy định về an toàn thực phẩm; Tuyên dương, xây dựng các mô hình thực phẩm sạch, an toàn; Xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Cho tình huống sau: 3,5 đ
  31. Trong giờ học môn GDCD cô giáo đã đưa ra nội dung thảo luận vào phần đặt vấn đề bài 19 GDCD8: Quyền tự do ngôn luận. Trong quá trình thảo luận, Tuấn có ý kiếm: hành vi gửi đơn kiện ra tòa án đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận. An thắc mắc: Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn kiện có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi. Cả hai bạn ai cũng khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao? a. Em hãy giúp hai bạn giải quyết vấn đề trên? b. Tại sao khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật? Câu 2: 6 điểm: Để học tố bài 6 GDCD 9 Hợp tác cùng phát triển em cần nắm vững những nội dung nào? Câu 3: 4đ: Hiếp pháp nước ta từ khi ra đời đến nay đã mấy lần ban hành, sửa đổi và bổ sung? Đó là những lần nào? Nội dung chủ đạo của những bản hiến pháp ấy? Hiến pháp 2013 có mấy nội dung cơ bản? hãy nêu tên các nội dung đó? câu 4: 6,5 điểm ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM đề 3
  32. Môn thi: Giáo dục công dân Lớp 9 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề thi) Câu 1: 3,5 điểm a- Khẳng định ý kiến của Tuấn là đúng - Giải thích : vì quyền tự do ngôn luận có 2 đặc điểm : + Bàn bạc ,thảo luận,bày tỏ ý kiến (mang tính dân chủ công khai) + Vì vấn đề chung - Hành vi đòi quyền thừa kế có bày tỏ quan điểm , ý kiến của mình nhưng không phải vì vấn đề chung nên không thể hiện quyền tự do ngôn luận. b- Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận phải tuân theo pháp luật vì : - Để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân. - Góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội. - Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội, tìn hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Câu 2: 6 điểm: Để học tố bài 6 GDCD 9 Hợp tác cùng phát triển em cần nắm vững những nội dung nào? - Nêu được các thông tin sự kiện về hợp tác của Việt Nam - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung. - Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác - Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì hợp tác quốc tế là vấn đề mang tính tất yếu. - Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới - Theo nguyên tắc: + Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực + Bình đẳng cùng có lợi + Giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình + Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt, cường quyền - Nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế - Ngay từ bây giờ, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt đông xã hội. Câu 3: 4đ: Hiếp pháp nước ta từ khi ra đời đến nay đã mấy lần ban hành, sửa đổi và bổ sung? Đó là những lần nào? Nội dung chủ đạo của những bản hiến pháp ấy? Hiến pháp 2013 có mấy nội dung cơ bản? hãy nêu tên các nội dung đó? Hiến pháp nước ta từ khi ra đời đến nay đã 5 lần ban hành, sửa đổi và bổ sung
  33. - Hiến pháp năm 1946, nội dung: Tiến hành cuộc CM DTDCND. - Hiến pháp năm 1959, nội dung: XD CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. - Hiến pháp 1980, nội dung: Thời kì quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước - Hiến pháp 1992, nội dung: Đổi mới đất nước - Nội dung của Hp 2013 Câu 4: - Bức tranh nói về nạn Bạo lực gia đình - Nêu được bản chất của bạo lực gia đình: đó là thái độ, cử chỉ, hành vi bạo lực giữa các thành viên trong gia đình như: đánh đập, chửi bới, khinh bỉ, đe dọa, lạnh lùng - Thực trạng: + Đa số gia đình Việt Nam sống hòa thuận, hạnh phúc + Một bộ phận không nhỏ có nạn bạo lực gia đình + Nêu một số ví dụ, dẫn chứng - Hậu quả: + Làm rạn nứt, tan vỡ hạnh phúc gia đình + Phá vỡ nề nếp, thuần phong mĩ tục + Ảnh hưởng xấu đến tinh thần, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tính mạng + Kìm hãm sự phát triển của xã hội + Kìm hãm sự phát triển của xã hội - Nguyên nhân: + Do ảnh hưởng của chế độ cũ: trọng nam khinh nữ, gia đình là chuyện riêng + Do thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng lẫn nhau + Xã hội chưa quan tâm đúng mức + Một phần do tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè - Biện pháp khắc phục, ngăn chặn: + Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ + Ban hành pháp luật(Phòng chống bạo lực gia đình, Bình đẳng giới ), xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm. + Khuyến khích, biểu dương các gia đình văn hóa, hạnh phúc Lên án, phê phán, đấu tranh để từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình - Liên hệ bản thân: ĐỀ SỐ 4 Môn thi: Giáo dục công dân Lớp 9 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề thi) Câu 1. (3.0 điểm) Thông tin: Ngày 27-11-2014, trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Việt Nam tại Paris, bà Đinh Thị Lệ Thanh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An xúc động nói: “Cảm xúc của tôi lúc này hết sức vui mừng và tự hào Tới đây, chúng tôi phải
  34. có chiến lược cụ thể để bảo tồn và phát huy, và truyền dạy cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ” Hỏi: a) Thông tin trên đề cập đến nội dung gì? b) Cảm xúc, suy nghĩ của em khi biết được thông tin đó? Câu 2. (6.0 điểm) Lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.” Hãy trình bày hiểu biết của em về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành. Câu 3. (4.0 điểm) Tình huống: Ngày 30-11-2014, tại nhà văn hoá xã T, huyện Đô Lương đã diễn ra cuộc đấu giá về đất ở. Anh Tuấn đã đấu giá được một thửa đất trị giá 700 triệu đồng. Nhiều người thân và bạn bè đã đến chúc mừng anh và nói rằng anh Tuấn đã sở hữu được một thửa đất có giá trị. Hỏi: a) Người thân và bạn bè của anh Tuấn nói như vậy đúng hay sai? Vì sao? b) Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Công dân được sở hữu những tài sản gì? Câu 4(5.0 điểm) Nhà phát minh vĩ đại Eđixơn (Mĩ) đã từng khẳng định: “Thiên tài chỉ có một phần trăm còn chín mươi chín phần trăm là mồ hôi và nước mắt.” Ý kiến của em về vấn đề trên? Câu 5(2.0 điểm) Trong những năm gần đây, cứ đến ngày 31 tháng 12 hàng năm thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kết hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức một sự kiện đầy tính nhân văn. Em hãy cho biết sự kiện đó là gì? Ý nghĩa? Hết ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 4 Câu 1: Câu 1. (3.0 điểm) Thông tin: Ngày 27-11-2014, trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Việt Nam tại Paris, bà Đinh Thị Lệ Thanh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An xúc động nói: “Cảm xúc của tôi lúc này hết sức vui mừng và tự hào Tới đây, chúng tôi phải có chiến lược cụ thể để bảo tồn và phát huy, và truyền dạy cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ” Hỏi: a) Thông tin trên đề cập đến nội dung gì? b) Cảm xúc, suy nghĩ của em khi biết được thông tin đó?
  35. Thông tin trên đề cập đến nội dung: Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Cảm xúc, suy nghĩ của em: - Thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của Ví, Giặm trong đời sống - Ý thức được tinh thần, trách nhiệm trọng việc bảo vệ, giữ gìn, học hỏi, phát huy Câu 2. (6.0 điểm) Lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.” Hãy trình bày hiểu biết của em về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành. - Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành dựa trên các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. - Hiến pháp hiện hành được Quốc hội khoá XIII sửa đổi, bổ sung và thông qua ngày 28-11-2013, có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 - 6 nội dung cơ bản: + Chế độ chính trị + Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân + Kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường + Bảo vệ Tổ quốc + Tổ chức bộ máy nhà nước: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND, VKSND, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước + Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp - Những điểm mới: + Số điều luật ít hơn, cô động hơn (120 điều, trước đây 147 điều) + Đề cao quyền con người và chú trọng bảo vệ môi trường + Đề cao vai trò của Chủ tịch nước và chính quyền địa phương Câu 3. (4.0 điểm) Tình huống: Ngày 30-11-2014, tại nhà văn hoá xã T, huyện Đô Lương đã diễn ra cuộc đấu giá về đất ở. Anh Tuấn đã đấu giá được một thửa đất trị giá 700 triệu đồng. Nhiều người thân và bạn bè đã đến chúc mừng anh và nói rằng anh Tuấn đã sở hữu được một thửa đất có giá trị. Hỏi: a) Người thân và bạn bè của anh Tuấn nói như vậy đúng hay sai? Vì sao? b) Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Công dân được sở hữu những tài sản gì? - Người thân và bạn bè anh Tuấn nói như vậy là sai - Vì: công dân chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu đất đai - Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bao gồm:
  36. + Quyền chiếm hữu: là quyền trực tiếp nắm giũ, quản lí tài sản + Quyền sử dụng: là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó + Quyền định đoạt: là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá huỷ, vứt bỏ - Công dân có quyền sở hữu: thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế. Câu 4(5.0 điểm) Nhà phát minh vĩ đại Eđixơn (Mĩ) đã từng khẳng định: “Thiên tài chỉ có một phần trăm còn chín mươi chín phần trăm là mồ hôi và nước mắt.” Ý kiến của em về vấn đề trên? - Đồng ý với quan điểm của Eđixơn - Khái niệm năng động, sáng tạo - NĐ, ST có được là nhờ một phần di truyền, còn chủ yếu là nhờ rèn luyện - Muốn có được phẩm chất NĐ, ST thì mỗi chúng ta cần phải tích cực học hỏi, rèn luyện - Chứng minh: Bác Hồ, Eđixơn, - Ý nghĩa của NĐ, ST: Nhờ NĐ, ST mà con người đã làm nên những kỳ tích vẻ vang; tiết kiêm , hiệu quả cao - Lên án biểu hiện ỷ lại, thụ động, chủ quan - Liên hệ bản thân Câu 5(2.0 điểm) Trong những năm gần đây, cứ đến ngày 31 tháng 12 hàng năm thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kết hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức một sự kiện đầy tính nhân văn. Em hãy cho biết sự kiện đó là gì? Ý nghĩa? - Sự kiện đó là tổ chức quyên góp, ủng hộ người nghèo. - Ý nghĩa: + Góp phần giúp đỡ, chia sẻ của xã hội đối với những người có hoàn cảnh khó khăn + Thể hiện truyền thống tương thân tương ái, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam Đề 5: ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS NĂM HỌC 2016- 2017 Câu 1: 6 điểm Tình huống: Để chuẩn bị kiểm tra học kỳ 2 giáo viên ra bài tập về nhà cho cả lớp. Tuấn bàn với các bạn: Để ôn tập đỡ vất vả thì chúng ta phải biết hợp tác với nhau., mỗi nhóm làm hai câu sau đó đem kết quả trao đổi. Làm thế ai cũng đủ bài tập để báo cáo với cô giáo mà lại nhàn nữa. a. Em có suy nghĩ gì về quan đểm hợp tác của bạn Tuấn?
  37. b. Hãy trình bày hiểu biết của em về nội hợp tác cùng phát triển trong giai đoạn hiện nay? c. Những thời cơ và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế? Câu 2: 3 điểm a. Hãy cho biết những cơ quan nào quốc hội, bộ giáo dục và đào tạo, chính phủ, bộ tài nguyên và môi trường, trung ương đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh có thẩm quyền ban hành các văn bản sau đây? Luật đất đai, luật giáo dục, hiến pháp, quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng; Điều lệ đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh; Luật thuế giá trị gia tăng. b.Theo Hiến pháp 2013 bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan: Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan xét xở, cơ quan kiểm sát. Hãy sắp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ quan trên. Quốc hội, UNBD xã, Hội liên hiệp phụ nữ huyện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Sở giáo dục và đào tạo , Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí minh. Câu 3: Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của tập thể Câu 4: 4 điểm Tình huống: Khi bàn về việc sử dụng mạng xã hội , An và Hùng tranh luận với nhau. An cho rằng: Trên mạng xã hội mình có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến, thích nói gì thì nói vì đó là quyền của công dân. Hùng lại bảo: Theo mình, mọi người có quyền bày tỏ quan đểm, ý kiến nhưng phải đúng quy định của pháp luật. Hỏi: Trong tình huống trên, An và Hùng thực hiện quyền gì của công dân? 8Nhận xét của em về quan điểm của hai bạn? Câu 5: 4 điểm Trong bài hát” Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sỹ vũ Hoàng có đoạn ” Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta. Mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay ” Cảm Xúc suy nghĩ của em khi nghe lời bài hát trên? ĐÁP ÁN ĐỀ 6 Câu 1:6 điểm Khẳng định ý kiến của Tuấn là sai Giải thích: Vì mục đích của cô giáo là mỗi người tự làm bài tập để hiểu và khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Nếu làm như Tuấn sẽ không hiểu sâu hết kiến thức đẫn đến chất lượng kém, không phát triển Hơn nữa việc làm đó thể hiện sự đối phó, lừa dối giáo viên, thiếu trung thực trong học tập. Đó không phải là bản chất của hợp tác cùng phát triển.
  38. b. Hiểu biết của em về vấn đề hợp tác trong giai đoạn hiện nay. - Khái niệm hợp tác - Cơ sở của sự hợp tác. - Khẳng định tính tất yếu của hợp tác:+ Giải quyết vấn đề bức xúc + Không hợp tác nguy cơ tụt hậu. - Chính sách và nguyên tắc của hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước - Trách nhiệm của học sinh công dân - Đối với Việt Nam: Phải hợp tác quốc tế vì: + Tiếp cận với trình độ KHKT, tinh hoa văn hóa nhân loại. + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. + Tạo công ăn việc làm cho người lao động. + Quảng bá hình ành ảnh về đất nước và con người VN . + Từng bước nâng cao vị thế VN trên trường quốc tế. - Thách thức: + Nguy cơ tụt hậu lạc hậu so với thế giới + Cạnh tranh gay gắt + Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá nhà nước. + nguy cơ chảy máu chất xám. - Giải pháp: Đảng nhà nước cần có chính sách phù hợp để thúc đẩy quan hệ hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài cần đi tắt đón đầu trong một số lĩnh vực như nguồn nhân lực + Mỗi công dân phải nỗ lực phấn đấu lao động, học tập, cống hiến Câu 2: -Quốc hội ban hành: Các luật - Bộ GDĐT: Quy chế tuyển sinh - Trung ương đoàn than niên cộng sản HCM: Điều lệ Đoàn - Cơ quan quyền lực: Quốc hội - Cơ quan quản lý: UBND, Sở GDĐT - Cơ quan kiểm sát: Viện KSND tối cao. - Hội Liên hiệp đoàn than niên là tổ chức chính trị xã hội. Câu 3: -Khẳng định ý kiến trên là đúng - Khái niệm dân chủ - Khái niệm kỷ luật - Mối qun hệ giữa dân chủ và kỷ luật - Giải thích thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật : Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức và chí hành động - Tác hại của thiếu dân chủ và kỷ luật: Gây mất đoàn kết, vô tổ chức kém chất lượng,hiệu quả trong mọi hoạt động - Ví dụ - Ủng hộ tôn trọng dân chủ và kỷ luật trong tập thể, lên án phê phán thái độ coi thường, vi phạm dân chủ kỷ luật - Liên hệ đến tập thể nơi em sống và làm việc. Câu 4: 3 điểm - Cuộc tranh luận của hai bạn về quyền tự do ngôn luận
  39. - Khái niệm: - không đồng ý với ý kiến của bạn An đồng ý với ý kiến của bạn Hùng vì: + trên mạng xã hội mọi người có quyền được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình nhưng không phải muốn nói gì thì nói. Nó phải đúng lúc, đúng chỗ, có văn hóa và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ai vi phạm sẽ bị xử lý. - Liên hệ bản thân. Câu 5: 4 điểm- Thể hiện được cảm xúc riêng khi nghe lời bài hát. - Thông điệp của bài hát: Gửi đến tất cả mọi người về long yêu nước và trách nhiệm của mỗi người VN nói cung và thê hệ trẻ nói riêng đối với Tổ Quốc. - Khẳng định: Tình yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người dân Vn. - Mỗi người phải đem hết khả năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ.dẫn chứng - Trong thời kỳ chiến tranh - Trong thời kỳ hòa bình - Phê phán những người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản than mình, vì lợi ích của cá nhân mà bất chấp tất cả, không nghĩ đến người khác, không nghĩ tới cộng đồng, có âm mưu chống phá lật đổ. - Liên hệ bản thân Đề số 7:KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016- 2017 VÒNG 2 HUYỆN TÂN KỲ( 150 phút) Câu 1: 4 điểm: Tìm hiểu câu chuyện lê Thái Hoàng- Một học sinh năng động sáng tạo ” gặp những bào toán khó, Hoàng thường thức đến một hai giờ sáng tìm bằng được lời giải mới thôi ” Thấy vậy An cho rằng: Người càng năng động sáng tạo càng vất vả. Em có đòng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2: 4 điểm:Tình trạng hôi của hiện nay?
  40. Câu 3: 5 điểm Trong những năm gần đây nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Bằng vốn hiểu biết của mình hãy làm rõ nội dung trên? Câu 4 :5 điểm Hưởng ứng lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông năm 2016, trường THCS A tổ chức tuyên truyền với chủ đề: Văn hóa giao thông trong học sinh. 8Em hãy viết bài tuyên truyền với chủ đề đó? Câu 5: 2 điểm Ngày 1/ 12/ 2016, kỷ niệm 20 năm ,Tổng thư ký LHQBan ky Moon đã nói ” là một bệnh, không giống những bệnh chúng ta thường gặp, là một vấn đề xã hội, là vấn đề về quyền của con người, là vấn đề kinh tế của mỗi quốc gia. Nó chính là thủ phạm cho hang triệu trẻ em bị côi cút. Nó tàn phá xã hội cũng như tàn phá cơ thể con người- làm hao mòn sức lực, suy giảm năng lực, ngăn trở công cuộc phát triển và đe dọa sự bền vững của xã hội” Lời nói trên nhắc đến căn bệnh gì? Mục tiêu của VN nói chung và Vn nói riêng về căn bệnh này? ĐÁP ÁN ĐỀ 7 Câu 1: Không đồng ý bởi vì: - Khái niệm năng động, khái niệm sáng tạo. - Nhờ năng động sáng tạo:+ Vượt qua khó khăn, thử thách. + Tìm ra đươc cách học mới hay hơn. + Rút ngắn được thời gian, đỡ chi phí tiền của sức lực => đạt kết quả cao trong học tập lao động và học tập. + Góp phần xây dựng đời sống gia đình và xã hội.
  41. + Tạo nên những kỳ tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản than gia đình và xã hội. - Việc Hoàng thức đến một hai giờ sáng tìm bằng được lời gải thể hiện sự say mê nghiên cứu, tìm tòi, khám phá cách giải mới trong học tập. Nhờ vậy Hoàng đạt được nhiều gải cao trong các kỳ thi trong nước và quốc tế. Dây là năng động sáng tạo trong học tập. - Lấy được ví dụ nhờ năng động sáng tạo mà con người đỡ vất vả hơn. Đó là máy thu hoạch cà fe - Mặt trái. - Liên hệ trách nhiệm. Câu 2: 4 điểm - Hình ảnh phản ánh tình trạng hôi của - Hôi của là một hành vi lấy cắp đồ của người khác do nhiều người thực hiện cùng lúc. Hành vi xấu này xảy ra khi chủ tài sản không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình trước số đông. - Thưc trạng: Hôi của là hiện tượng xấu của xã hội, cho thấy sự vô cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm đáng báo động trong thời gian gần đây. Bên cạnh những hành ảnh vô cùng đẹp của mọi người xúm lại không quản mưa nắng để giúp người khác nhặt đồ, thu gom tài sản bị rơi thì còn đó những hình ảnh vô cùng xấu: Tìm mọi cách nhanh nhất để lấy tài sản của người khác. - Hậu quả: + Xuống cấp đạo đức nhân cách. + Đánh mất đạo lý làm người. + Là hành vi không những vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật. + Ảnh hưởng đến truyền thống đạo đức. + Làm mất đi nét đẹp nhân cách. + Xấu đi quan hệ giữa con người- con người. + Làm mất đi hình ảnh của người Vn trong mắt bạn bè thế giới. - Nguyên nhân: chủ quan+ Nhận thức, lòng tham, ý thức coi thường pháp luật, bệnh vô cảm. + Do tác động xấu của xã hội , bị lôi kéo rủ rê. - Biện pháp. + Nâng cao nhận thức, trau dồi đạo đức tình cảm. + Giáo dục đạo đức. + Các chế tài xử phạt nghiêm khắc. + Tuyên truyền, vận động mọi người ý thức tôn trọng + Phê phán , lên án hành vi vô cảm. + Nêu gương những tấm gương sáng về lối sống nhân ái. Câu 3: Trình bày được các ý sau: - Khái niệm hợp tác - Cơ sở của sự hợp tác. - Khẳng định tính tất yếu của hợp tác:+ Giải quyết vấn đề bức xúc + Không hợp tác nguy cơ tụt hậu. - Chính sách và nguyên tắc của hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước - Trách nhiệm của học sinh công dân - Đối với Việt Nam: Phải hợp tác quốc tế vì:
  42. + Tiếp cận với trình độ KHKT, tinh hoa văn hóa nhân loại. + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. + Tạo công ăn việc làm cho người lao động. + Quảng bá hình ành ảnh về đất nước và con người VN . + Từng bước nâng cao vị thế VN trên trường quốc tế. -Vn đã và đang hợp tác có hiệu quả cụ thể: + Với nhiều quốc gia: có qun hệ thương mại với hơn 200 quốc gia: Nhật,Mỹ, + Với nhiều tổ chức trong khu vực và trên thế giới: + Trên nhiều lĩnh vực: ++Kinh tế: Thu hút đươc jnguoonf đầu tư từ nước ngoài ++: Văn hóa: tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. ++: KHKT: xây dựng cầu mỹ thuận ++Y tế: tiếp cận tiến bộ y tê để chữa bệnh. - Thách thức: + Nguy cơ tụt hậu lạc hậu so với thế giới + Cạnh tranh gay gắt + Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá nhà nước. + nguy cơ chảy máu chất xám. - Giải pháp: Đảng nhà nước cần có chính sách phù hợp để thúc đẩy quan hệ hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài cần đi tắt đón đầu trong một số lĩnh vực như nguồn nhân lực + Mỗi công dân phải nỗ lực phấn đấu lao động, học tập, cống hiến Câu 4: - Thực trạng: giảm nhưng đang nghiêm trọng Đây là vấn đề bức xúc của xã hội. - Hậu quả: + Đối với con người. + Đối với xã hội - Nguyên nhân: chủ quan khách quan. - Giải pháp: + Nhà nước cần tuyên truyền ,vận động + Đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm khắc. + Bản thân: Thể hiện để góp phần tạo nên môi trường giao thông an toàn cho mình và cho cộng đồng, mỗi công dân nói chung học sinh nói riêng chúng ta cùng chung tay hành động một cách quyết liệt bằng việc tham gia giao thông có văn hóa. Cụ thể: + Chấp hành đúng, gương mẫu và tự giá đối với luật giao thông như: Tự giác đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy, xe đạp điện, không đi dàn hàng ngang + Biết nhường nhịn, giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông, không chen lẫn, tụ tập đông người + Lên án, đấu tranh, phê phán những hành vi sai trái của người khác, nhắc nhở bạn bè người thân cùng thực hiện. Mỗi cử chỉ văn hóa giao thông làm nên nét đẹp nhân cách của mỗi người và thông qua hành động đó chứng tỏ ta là người lịch sự, văn minh, văn hóa.
  43. - Học sinh là đối tượng tham gia giao thông khá đông trong xã hội, vì vậy chúng ta hãy cùng nhau làm những gì có thể để đảm bảo an toàn giao thông cho mình. - hãy cùng nhau tự bảo vệ mình khỏi tai nạn giao thông. Câu 5: 2điểm - bệnh HIV/AIDS - Mục tiêu: Mục tiêu 3 không của LHQ nói chung Việt Nam nói riêng. + Không có người nhiễm mới. + Không còn người tử vong do AIDS + Không còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV, tiến tới kết thúc đại dịch vào năm 2020. ĐỀ 8 PHÒNG GIÁO DỤC TÂN KỲ ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 DỰ THI TỈNH NĂM 2016- 2017( 150 PHÚT) Câu 1:4,5 điểm Tình huống: Cuối học kỳ, nhiều môn có câu hỏi ôn tập, Hùng bàn với các bạn: Chúng mình chia ra mỗi người làm một môn sau đó chép của nhau, khi cô giáo kiểm tra ai cũng có đủ đáp án. Nghe vậy, một số bạn cho rằng đó là cách làm hay. a. Em có đồng tình với cachs làm đó không? Vì sao? b. Tại sao nói làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội?
  44. Câu 2: 6 điểm Trống chùa ai vỗ thì thùng Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng. Câu ca dao trên phản ánh thực trạng gì của xã hội? Suy nghĩ của em về thực trạng đó. Câu 3: 2 điểm Vào hồi 17h 10 phút( 23h10 phút) ngày 27/ 11/ 2014, khó có thể diễn tả được g iây phút chờ đợi hồi hộp đến nghẹt thở của các thành viên trong đoàn VN, các bác việt kiều và nhóm phóng viên theo dõi. Khi chiếc búa trên tay của ông Chủ tịch Jose manuel Rodriguez Cuadoros vang lên, tất cả đứng bật dậy reo hò vui mừng sung sướng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong hội trường chính của UNESCo Thông tin trên nói về sự kiện gì? Em biết gì về thông tin này? Câu 4: 4 điểm Tại sao trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế hiện nay, Đảng nhà nước ta rất quan tâm giáo dục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ? Câu 5 3, 5 điểm Bằng kiến thức đã học em hãy cho biết: a. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật VN. b. Mối quan hệ giữa Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. c. trình tự thủ tục xây dựng, ban hành Hiến pháp. ĐÁP ÁN ĐỀ 8 PHÒNG GIÁO DỤC TÂN KỲ ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 DỰ THI TỈNH NĂM 2016- 2017( 150 PHÚT) Câu 1: 4, 5 điểm a. Không đồng tình Bởi vì: nếu làm như vậy chúng ta sẽ không nắm vững được kiến thức và không hiểu bài mà chỉ để đối phó khi cô giáo kiểm tra. Hùng chỉ quan tâm đến số lượng ( năng suất) mà không quan tâm đến chất lượng thì sẽ không đạt kết quả cao trong học tập.
  45. b. Bởi vì: Đối với xã hội khi làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, chất lượng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội, đảm bảo sức khỏe thúc đẩy xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần, sức khỏe của người dân được nâng cao. - Đối với cá nhân và gia đình :khi làm việc có năng suất, CL,HQ người lao động sẽ có thu nhập cao, cảm thấy hạnh phúc tự hào về thành quả lao động của mình từ đó có điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản than và gia đình. c. Yếu tố cần thiết - nâng cao tay nghề - Rèn luyện sức khỏe. - Tự giác trong lao đọng và học tập. - Có kỷ luật và luôn năng đọng sáng tạo. Câu 2: 6 điểm - Học sinh có thể xác định: + Không chí công vô tư. + Không liêm khiết. + Tình trạng tham ô tham nhũng. - Biểu hiện: + Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn để biến tài sản của cơ quan, nhà nước thành của mình. + Hám lợi ích kỷ toan tính, vụ lợi cá nhân. - xã hội hiện nay đang tồn tại hiện tượng này. - dẫn chứng: + Những vụ tham nhũng của Nguyễn Đức Kiên + Rút ruột công trình. + lấn chiếm đất đai, nhận hối lộ. - Hậu quả: +Cá nhân, gia đình: mất uy tín, tha hóa phẩm chất đạo đức, dư luận xã hội lên án, pháp luật trừng trị. + Xã hội: thiệt hại tài sản nhà nước, mất trật tự, mất lòng tin, của nhân dân, mất công bằng xã hội. - Bày tỏ thái độ: + Đáu tranh phê phán + Xử lý nghiêm của pháp luật + Cần sự lên của dư luận. + Đồng tình ủng hộ với những việc làm đúng của chí công vô tư. - Liên hệ trách nhiệm bản thân. Câu 3: 2 điểm - Đây là sự kiện vinh danh dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. - Ngày 27. 11. 2014: Dân ca ví dặm nghệ tĩnh được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
  46. - Dân ca Nghệ Tĩnh là một thể loại đặc trưng,nó mang hơi thở của cuộc sống sinh hoạt, lao động của bà con. Theo xu thế phát triển, nó lại mang những âm hưởng mới, dạy chúng ta về tình yêu thiên nhiên, đất nước con người. và đặc biệt hơn dân ca nghệ tĩnh chỉ có thể được hát bởi con người xứ Nghệ, nói giọng Nghệ, nó có đặc trưng riêng cũng vì thế. Dân ca,ví giặm Nghệ Tĩnhlà một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung VN. Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ nghệ, được hát hầu hết trong mọi hoạt động đời thường, từ ru con đẹt vải, trồng lúa Lời ca của dân ca ví dặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy tận tụy với người khasccungx như ca ngợi đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người.dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Vntrong mọi khu dân cư của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân địa phương, làm nên bản sắc riêng của văn hóa xứ Nghệ. Câu 4: 4 điểm - Bởi vì: Khái niệm truyền thống - các truyền thống - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, gìn giữ để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn. Bởi đây là tài sản vô giá của dân tộc, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi dân tộc và mỗi cá nhân. - Quá trình mở rộng quan hệ quốc tế mang lại nhiều thành tựu nhưng cũng đặt ra những thách thức, khó khăn nhất định + Thuận lợi: Chúng ta được tiếp cận với nền văn hóa phong phú của nhân loại. Là cơ hội để chúng ta tiếp thu cái hay, cái đẹp của nhân loại. từ đó làm giàu them cho nền văn hóa Vn. + Khó khăn thách thức: Sự du nhập của nhiều luồng văn hóa mới nếu không biết tiếp thu có chọn lọc cho phù hợp thì dễ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc VN. Vì vậy cần coi trọng vấn đề giáo dục truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ để họ biết giữ gìn, kế thừa thừa và phát huy những giá trị vốn có trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. - Liên hệ bản thân Câu 5: 3.5 điểm a.Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước vì vậy vị trí của Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. b. Mối quan hệ: các văn bản pháp luật khác được xây dựng và ban hành trên cơ sở các quy định của Hp, không được trái với HP c. Quốc hội quy định việc ban hành, sửa đổi Hp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. - QH thành lập ủy ban duwk thảo HP. - Ub dự thảo HP soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình QH dự thảo HP.
  47. - HP được thông qua khi có ít nhất 2/ 3 tổng số đại biểu biểu quyết tán thành. Đề số 9: PHÒNG GIÁO DỤC THANH CHƯƠNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH VÒNG 1 NĂM HỌC 2016- 2017 Câu 1: 6 điểm Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình. Bằng tiếng sóng Trường Sa- Hoàng Sa dội vào ghềnh đá Sóng cuồn cuộn lên dáng hình đất nước. Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau. Lời bài hát Tổ Quốc gọi tên mình cũng là lời của triệu triệu con tim người VN bắt nguồn từ truyền thống quý báu của dân tộc. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm nổi bật truyền thống đó.
  48. Câu 2: 4 điểm Bàn về tự chủ có ý kiến cho rằng người tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và những người xung quanh. Hiểu biết của em về ý kiến trên? Câu 3: 4 điểm Tình huống: Do nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, anh Dũng đã viết đơn xin phép cơ quan nhà nước mở rộng nhà máy nhưng do chờ đợi quá lâu, anh Dũng đã tiến hành mở rộng nhà máy như dự định. Ngày 15/ 2/ 2016 UBND xã X nơi công ty anh Dũng hoạt động đã xử phạt hình chính Công ty anh Dũng 3tr và yêu cầu dừng việc thi công. Anh Dũng cho rằng việc xử phạt của UBND xã X là sai ngày 10/ 7/ 2016 anh Dũng đã làm đơn khiếu nại lên UBND huyện yêu cầu giải quyết . a. Theo em việc khiếu nại của anh Dũng là đúng hay sai? Vì sao? b. So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản giữa khiếu nại và tố cáo? Câ 4 6 điểm Giao tiếp ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận giới trẻ hiện nay đang là vấn đề báo động. Suy nghĩ và hành động của em về vấn đề này? ĐÁP ÁN ĐỀ 9 Câu 1: 6 điểm - Khái niệm truyền thống - kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nghĩa là bảo vệ, tiếp nối và làm rạng rỡ các truyền thống của dân tộc - Khẳng định dân tộc VN có nhiều truyền thống tốt đẹp - Khẳng định lời bài hát được đề cập trên cũng là lời củatriệu triệu con tim người VN hướng về biển đảo thể hiện truyền thống tiêu biểu của dân tộc Vn đó là truyền thống yêu nước. - Yêu nước: Yêu nước là tình cảm của mình giành cho nơi mình được sinh ra, nơi mà bao đời gia đình của mình ở đó, gắn bó và phát triển.
  49. Nhưng tình yêu nước không như một món hàng, muốn có là có. Tình yêu nước bắt đầu từ yêu những cái tầm thường nhất của đất nước đó. Yêu từ cái cây trồng trên con đường mình hàng ngày đi, yêu cái con phố nơi mình ở . Thậm chí, nó còn là yêu lãnh thổ đất nước mình, yêu cái nền văn hóa của dân tộc mình, yêu cái tiếng nói của nước mình .Tình yêu nước là một cái gì đó rất thiêng liêng, nó có thể cao hơn cả những tình cảm khác. - Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã có từ xưa và lưu truyền đến ngày nay điều đó được thể hiện: + Ngày xưa: Trong thời kỳ chiến tranh + Hiện nay: Trong thời kỳ hòa bình - Đặc biệt trong thời gian qua khi Trung Quốc xâm phạm, làm ô nhiễm biển thì thái độ tinh thần của nhân dân phản đối quyết liệt dưới mọi hình thức. - Ý nghĩa +Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá nó góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân. + Góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc VN. + Tạo nên sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn thử thách. - Phê phán một số biểu hiện làm mai một truyền thống: Chạy theo lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước, lười nhác, thích hưởng thụ. - Liên hệ bản thân: Thể hiện lòng tự hào, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc. Câu 2: 4 điểm - Em không đồng ý với ý kiến trên - Khái niệm tự chủ: tự chủ là làm chủ bản thân - Biểu hiện của tính tự chủ: Biết kiềm chế cảm xúc, không nao núng, hoang mang khi khó khăn, biết tự ra quyết định cho mình - Khẳng định người tự chủ là phải có hành động đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh và luôn quan tâm đến mọi người. - Dẫn chứng - ý nghĩa của tự chủ +Tính tự chủ giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có đạo đức có văn hóa. + Đứng vững trước những khó khăn thử thách, cám giỗ không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực. - Mặt trái của tự chủ - Liên hệ bản thân Câu 3: 4 điểm a. Theo em việc khiếu nại của anh Dũng là sai vì: + Thời hạn khiếu nại vượt quá 90 ngày + Khiếu nại vượt cấp b. So sánh điểm giống và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo - Giống: + Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hp và pháp luật.