Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9 tỉnh Phú Yên năm 2019 - Đỗ Kiên

pdf 3 trang thaodu 13800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9 tỉnh Phú Yên năm 2019 - Đỗ Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_9_tinh_phu_yen_nam_2019_do.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9 tỉnh Phú Yên năm 2019 - Đỗ Kiên

  1. [ĐỀ THI HSG HÓA 9 TỈNH PHÚ YÊN 2019] KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ TỈNH PHÚ YÊN NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: HÓA HỌC Ngày thi: 25/03/2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1: (5,0 điểm) 1. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế oxi, người ta thường nung thuốc tím KMnO4. Trong thực tế, sau khi thu được oxi, hầu hết mọi người đều đem phần chất rắn sau phản ứng (chất rắn X) bỏ đi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng phần rắn X này vào phản ứng điều chế khí Clo, bằng cách cho chúng tác dụng với axit clohidric đặc hoặc chúng ta vẫn có thể tận dụng rắn X này để thu hồi mangan dioxit cần dùng cho một số phản ứng khác (ví dụ như làm xúc tác cho phản ứng nung KClO3, phân hủy H2O2 để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm). a. Viết phương trình hóa học xảy ra khi điều chế khí clo bằng cách cho rắn X tác dụng với axit clohidric đặc. b. Trình bày thao tác thí nghiệm để có thể thu hồi mangan dioxit từ rắn X. 2. Trên bàn thực hành có các mẩu rắn (dạng bột, không có ghi chú tên chất) màu trắng sau: Na2CO3, NaHCO3, NaCl, CaO và Na2SO4. Học sinh Q thực hiện lần lượt 03 thí nghiệm (theo thứ tự 01, 02, 03) mỗi lần tiến hành thí nghiệm đã lấy một trong các hóa chất trên và hóa chất đã chọn ở thí nghiệm trước không được chọn ở lần thí nghiệm sau. Thao tác, hiện tượng và kết quả thí nghiệm được ghi chép nhau sau: Thao tác Hiện tượng Kết luận Chất đã lấy thí Nung nóng, dẫn khí thoát Nước vôi trong 01 nghiệm chỉ có thể là ra vào nước vôi trong bị đục NaHCO3 Hòa tan vào nước cất, cho Chất đã lấy thí 02 dung dịch BaCl2 vào dung Có kết tủa trắng nghiệm chỉ có thể là dịch vừa thu được Na2SO4 Cho vào dung dịch axit Chất đã lấy thí Nước vôi trong 03 HCl dẫn khí thoát ra vào nghiệm chỉ có thể là bị vẩn đục nước vôi trong Na2CO3 Biết rằng học sinh Q đã thực hiện các thao tác và ghi chép lại hiện tượng là đúng. Hỏi: học sinh Q kết luận như vậy đúng hay sai. Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa. Câu 2: (5,0 điểm) [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 1
  2. [ĐỀ THI HSG HÓA 9 TỈNH PHÚ YÊN 2019] 1. Một khoáng vật có công thức tổng quát là aKCl.bMgCl2.cH2O. Nung 27,75 gam khoáng vật trên đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm 10,8 gam. Hòa tan hết lượng chất rắn đó vào trong nước cất, rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 43,05 gam kết tủa. Lập công thức hóa học của khoáng vật trên. 2. Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện để phản ứng xảy ra (nếu có): Cho rằng mỗi mũi tên, viết một phương trình hóa học. 3. X là dung dịch AlCl3. Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn, thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn, thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol của dung dịch X. Câu 3: (5,0 điểm) 1. Hỗn hợp A gồm NaOH, Na2CO3 và Na2SO4. Lấy 10,54 gam A hòa tan hết vào nước cất, được dung dịch B. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,25M vào dung dịch B cho đến khi bọt khí vừa bắt đầu xuất hiện thì ngừng, thấy dùng hết 440 ml dung dịch HCl 0,25M. Mặt khác, khi cho 0,195 mol hỗn hợp A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 21,765 gam kết tủa. a. Xác định khối lượng từng chất trong 10,54 gam hỗn hợp A. b. Nếu nhỏ từ từ từng giọt dung dịch B (ở trên) vào dung dịch HCl (dư) đến khi thu được 448 ml khí CO2 (đktc) thì ngừng. Tính số mol axit HCl đã tham gia phản ứng. 2. Hai học sinh An và Bình cùng tiến hành thí nghiệm với dung dịch hỗn hợp X chứa AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,01M. Học sinh An cho một lượng kim loại Mg vào 200 ml dung dịch X. Phản ứng kết thúc, thu được 5 gam chất rắn. Học sinh Bình cũng dùng 200 ml dung dịch X nhưng cho vào đó 0,78 gam một kim loại R (đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, có hóa trị II trong hợp chất). Phản ứng kết thúc, thu được 2,592 gam chất rắn. a. Học sinh An đã dùng bao nhiêu gam kim loại Mg trong thí nghiệm của mình. b. Tìm kim loại R mà học sinh Bình đã dùng. Câu 4: (5,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ A bằng khí oxi, thu được hỗn hợp X gồm khí và hơi: khí cacbonic, khí nito và hơi nước. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 13,75. Dẫn hết hỗn hợp X đó lần lượt qua ống 1 chứa P2O5 và ống 2 chứa KOH 88 dư. Phản ứng xong, thấy khối lượng ống 2 tăng gấp lần so với khối lượng tăng 63 [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 2
  3. [ĐỀ THI HSG HÓA 9 TỈNH PHÚ YÊN 2019] của ống 1. Số mol oxi cần để đốt cháy hoàn toàn A bằng một nửa tổng số mol khí cacbonic và hơi nước tạo thành. Xác định công thức phân tử của A, biết trị số khối lượng phân tử của A bé hơn 100. 2. Hidrocacbon X có công thức phân tử dạng CnH2n+2 (n là số nguyên dương). Thực hiện phản ứng thế giữa X với clo (có ánh sáng khuếch tan), thu được 26,25 gam hỗn hợp Y gồm hai dẫn xuất clorua (CnH2n+1Cl và CnH2nCl2). Toàn bộ lượng khí hidroclorua thoát ra được hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng xong, thu được dung dịch có môi trường trung tính. a. Xác định công thức phân tử của X, biết tỉ khối hơi của Y so với Heli bằng 21,875. b. Viết công thức cấu tạo dạng khai triển các chất trong Y. [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 3