Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3022
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2017_2018_co_dap.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2017-2018 Thời gian : 120 phút I.Phần Tiếng Việt (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ" ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như). 1. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. 2. Phân tích tác dụng của các phép tu từ vừa tìm được. II.Phần đọc hiểu văn bản (6 điểm ) Cho đoạn thơ sau: §Êt n­íc ®Ñp v« cïng. Nh­ng B¸c ph¶i ra ®i Cho t«i lµm sãng d­íi con tµu ®­a tiÔn B¸c Khi bê b·i dÇn lui lµng xãm khuÊt Bèn phÝa nh×n kh«ng bãng mét hµng tre §ªm xa n­íc ®Çu tiªn ai nì ngñ Sãng d­íi th©n tµu ®©u ph¶i sãng quª h­¬ng Trêi tõ ®©y ch¼ng xanh mµu xø së Xa n­íc råi, cµng hiÓu n­íc ®au th­¬ng ( ChÕ Lan Viªn- Ng­êi ®i t×m h×nh cña n­íc) 1. Theo em ®o¹n th¬ trªn ®· viÕt vÒ sù kiÖn nµo trong cuéc ®êi ho¹t ®éng cña B¸c Hå kÝnh yªu? Lóc ®ã B¸c cã tªn lµ g×? 2. ViÕt ®o¹n v¨n tr×nh bµy c¶m nhËn cña em vÒ ®o¹n th¬ trªn? III. Phần Tập làm văn (10 điểm) “ Thơ Bác thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại”.Qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”và “ Ngắm trăng” em làm sáng tỏ vấn đề trên. -Hết-
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2017-2018 Thời gian : 120 phút I.Phần Tiếng Việt (4 điểm) 1. Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên: (1,0 điểm) ( Học sinh chỉ đúng một biện pháp nghệ thuật được 0,25 điểm) + Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng "bước nhẹ chân", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" . + Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng" . + Ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba). + Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) . 2. Phân tích tác dụng của phép tu từ: (3,0 điểm) + Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng "bước nhẹ chân", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" ( > Trăng cũng như con người, cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác. ; Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người .( 1 điểm) + Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng" ( 1 điểm) - "Nhẹ": nhấn mạnh, thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác. - "Trăng": Lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người + Ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba) > Tấm lòng lo lắng cho dân cho nước suốt cuộc đời của Bác > Ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác. ( 0,5 điểm) + Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) > làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất > Ca ngợi sự bất tử, Bác còn sống mãi. (0,5 điểm) II. Phần Đọc- hiểu (6 điểm): 1. - Đo¹n th¬ trªn ®· viÕt sù kiÖn Bác ra đi tìm đường cứu .(0,5 điểm) - Lóc ®ã B¸c cã tên là Văn Ba ( anh Ba).(0,5 điểm) 2. ViÕt ®o¹n v¨n tr×nh bµy c¶m nhËn cña em vÒ ®o¹n th¬ trªn -Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. .(0,5 điểm) -Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng .(0,5 điểm) -Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết
  3. lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. (2 điểm) -Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.(2 điểm) III.Phần Tập Làm văn (10 điểm) *Yêu cầu chung 1/ Kỹ năng: - Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về tác phẩm văn học. - Luận điểm, luận cứ rõ ràng, có sức thuyết phục. - Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết. 2/ Kiến thức: -Học sinh cần nắm được những nội dung chủ yếu của ca hai bài thơ để xây dựng luận điểm cho phù hợp với yêu cầu của đề. -Học sinh phải thuộc thơ, nắm được nội dung,nghệ thuật của những bài ca ấy để phân tích làm sáng tỏ nhận định *Dàn bài cụ thể 1.Mở bài:1 điểm -Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông, (0,5 điểm) - Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người. (0,5 điểm) 2.Thân bài:8 điểm *Hình ảnh thiên nhiên tràn ngập trong thơ Bác(4 điểm) Bài thơ Ngắm trăng(2 điểm) -Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa thường lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Bởi thế, thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả trong những áng văn. -Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
  4. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang”. -Trọn vẹn bài thơ không có màu sắc, không có âm thanh.Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Với bài thơ “Đi đường” (2 điểm) - Hình ảnh thiên nhiên hiện ra với bao khó khăn, trắc trở. Đôi khi, thiên nhiên lại cản bước con người: (1 điểm) “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” -Thiên nhiên dữ dội, đầy khắc nghiệt. Thế mà, với Bác, người xem điều đó như không có. Thiên nhiên dữ dội nhưng đối với Bác lại rất thân tình, gần gũi. Đó là cảnh vật vĩ đại nhìn từ trên đỉnh cao: (1 điểm) “Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muon trùng nước non”. -Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình.Bài thơ“Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy: (1 điểm) “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa. (1 điểm) Phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan của Bác(4 điểm) -Không chỉ có thế, thơ Người còn thể hiện một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời bão tố. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, Người hiện lên như một vị tiên ông, ung dung, tự tại, điềm tĩnh vô cùng: (1 điểm) “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang'”. -Dù cuộc đời cách mạng với bao hiểm nguy, khó khăn vất vả thế nhưng Bác vẫn không hề quá lo lắng. Bởi Người luôn nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc.Đường dẫu xa, núi dẫu cao, Người vẫn ung dung bước tới. Và khi đã lên đến tận cùng thì cảnh vật bao la hiện ra trước mắt, đem lại cho Người cảm giác hạnh phúc vô biên của người chiến thắng. (1 điểm)
  5. -Với thiên nhiên, Bác luôn chân thành và nồng nhiệt, thiết ha. Tinh thần ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bài thơ “Ngắm trăng”, được viết lúc người bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Người và cảnh giao hòa trong trạng thái thanh cao, đẹp đẽ vô cùng: (1 điểm) “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. -Hiện lên trong bức tranh tĩnh lặng ấy hình ảnh người tù, người chiến sĩ ung dung, đĩnh đạc mắt hướng về trăng sáng. Bóng tối của ngục tù và sựu lãnh lẽo của buồng giam dường như tan biến mất, chỉ còn đây một tiên nhân đang trong cuộc thưởng du cái đẹp của đất trời. (1 điểm) 3.Kết bài: -Một đời Bác đã hi sinh vì nước vì dân. Chưa bao giờ Người nghĩ đến riêng mình. Với thiên nhiên, Người là một người bạn chân tình, thủy chung.(0,5 điểm) - Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Người vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, với tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung tự tại, điềm tĩnh rất đáng kính phục. (0,5 điểm) Lưu ý: - GV linh hoạt để cho điểm HS, cân nhắc giữa các phần và có khuyến khích Hs sáng tạo trong khi làm bài và diễn đạt. - Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25