Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Dũng (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 7901
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Dũng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Dũng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT VINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1. NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG MÔN: Ngữ văn LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể giao đề) Câu 1 : ( 3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Với những tiếng thổn thức trong đáy tim và những giọt nước mắt luôn luôn đọng ở gò má, chị Dậu cố sống cố chết, nhũng nhẵng dẫn con và chó lẽo đẽo dưới ánh nắng mùa hè. Con vẫn lướt mướt khóc, chó vẫn ý ẳng kêu, chị vẫn nhất định giả câm giả điếc, mong cho chóng đến nhà cụ nghị.” (Trích chương XI, “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) a. Xác định những phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn văn? b. Tìm từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn văn? c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép “Con vẫn lướt mướt khóc, chó vẫn ý ẳng kêu, chị vẫn nhất định giả câm giả điếc, mong cho chóng đến nhà cụ nghị.” d. Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu), cảm nhận hình ảnh những giọt nước mắt của chị Dậu có trong đoạn văn trên. Câu 2 : ( 7,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” ( trích “ Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng) PHÒNG GD&ĐT VINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1. NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG MÔN: Ngữ văn LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể giao đề) Câu 1 : ( 3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Với những tiếng thổn thức trong đáy tim và những giọt nước mắt luôn luôn đọng ở gò má, chị Dậu cố sống cố chết, nhũng nhẵng dẫn con và chó lẽo đẽo dưới ánh nắng mùa hè. Con vẫn lướt mướt khóc, chó vẫn ý ẳng kêu, chị vẫn nhất định giả câm giả điếc, mong cho chóng đến nhà cụ nghị.” (Trích chương XI, “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) a. Xác định những phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn văn? b. Tìm từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn văn? c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép “Con vẫn lướt mướt khóc, chó vẫn ý ẳng kêu, chị vẫn nhất định giả câm giả điếc, mong cho chóng đến nhà cụ nghị.” d. Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu), cảm nhận hình ảnh những giọt nước mắt của chị Dậu có trong đoạn văn trên. Câu 2 : ( 7,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” ( trích “ Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng)
  2. PHÒNG GD&ĐT VINH HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1. NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG MÔN: Ngữ văn LỚP 8 Câu 1: ( 3 điểm ) a, Những phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn văn: tự sự, miêu tả, biểu cảm( 0,5 điểm) b, Từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn văn: thổn thức, nhũng nhẵng, lẽo đẽo, lướt mướt, ý ẳng ( 0,5 điểm) c,- Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu ghép ( 0,5 điểm) Con / vẫn lướt mướt khóc, chó / vẫn ý ẳng kêu, chị / vẫn nhất định giả câm giả điếc, C1 V1 C2 V2 C3 V3 mong cho chóng đến nhà cụ nghị. - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép: quan hệ đồng thời ( 0,5 điểm) d, ( 1 điểm) * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: - Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) hoàn chỉnh, cân đối, hợp lí. - Hành văn lưu loát, diễn đạt trôi chảy. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết chuẩn chính tả, câu đúng ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày cảm nhận riêng của bản thân về hình ảnh những giọt nước mắt của chị Dậu theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lí. Sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình ảnh cảm nhận - Cảm nhận: + Hình ảnh những giọt nước mắt của chị Dậu thể hiện sự dằn vặt, nỗi đau đớn, xót xa của chị Dậu khi phải đứt ruột bán đi đứa con của mình để lấy tiền nộp sưu cho chồng + Hình ảnh những giọt nước mắt của chị Dậu thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia của nhà văn trước nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo gây bao nỗi khổ đau cho người dân nghèo vô tội. * Cách cho điểm: - Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về hình thức, kĩ năng và nội dung ( 1 điểm ) - Đảm bảo kĩ năng dựng đoạn, đảm bảo một nửa yêu cầu về nội dung, còn mắc một số lỗi nhỏ về cách dùng từ, diễn đạt ( 0,5 điểm ) Câu 2: ( 7 điểm ) * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:
  3. - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề trong văn bản hoàn chỉnh, đầy đủ, cân đối, hợp lí. - Lời văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, luận điểm rõ ràng - Trình bày sạch sẽ, chữ viết chuẩn chính tả, sử dụng từ, câu đúng ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo được các ý chính sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm nhận chung về nhân vật - Cảm nhận về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”: + Bé Hồng là một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng và bất hạnh + Bé Hồng là một chú bé có tình yêu thương mẹ thật mãnh liệt, sâu sắc (thể hiện trong cuộc trò chuyện với bà cô và khi được gặp mẹ) - Đánh giá: + Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, lời văn tha thiết, dạt dào cảm xúc giúp người đọc cảm nhận được tuổi thơ đầy cay đắng và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng + Qua hình ảnh nhân vật bé Hồng tác giả thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những trẻ thơ bất hạnh đồng thời lên tiếng tố cáo xã hội đương thời đã bóp nghẹt quyền sống, quyền hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em * Cách cho điểm: - Đáp ứng tốt những yêu cầu về hình thức, kĩ năng và nội dung ( 6 - 7 điểm ) - Đáp ứng khá những yêu cầu về nội dung, còn mắc một số lỗi nhỏ về dùng từ, diễn đạt ( 4- 5 điểm ) - Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về nội dung song nội dung bài nghị luận còn sơ sài, mắc một số lỗi về dùng từ, diễn đạt ( 3 – 3,5 điểm ) - Bài làm còn hạn chể nhiều về hình thức, kĩ năng và nội dung không cho quá 2 điểm Lưu ý: Tùy theo thực tế bài làm của HS, giám kháo có thể linh động chiết điểm phù hợp. Khuyến khích những bài làm có tính độc lập, sáng tạo trong cách cảm nhận