Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 567 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 567 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_chat_luong_lan_4_mon_dia_ly_lop_11_ma_de_567.doc
Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 567 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn
- SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 4 NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: ĐỊA LÝ 11 Thời gian làm bài: 45 phút Lớp Mã đề thi 567 Họ, tên thí sinh: SDB: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Lãnh thổ Hoa Kỳ không tiếp giáp với A. Bắc Băng Dương. B. Thái Bình Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương. Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp cải cách công nghiệp Trung Quốc. A. Thực hiện chính sách mở cửa tăng cường trao đổi với thị trường thế giới. B. Các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ. C. Thu hút vốn đầu tư vào các đặc khu kinh tế và khu chế xuất. D. Giao quyền sử dụng đất và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Câu 3: Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản A. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước. B. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. C. Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động. D. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động. Câu 4: Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng? A. Xuất bản tạp chí với nhiều thứ tiếng. B. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày. C. Các trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung. D. Tổ chức các hoạt động chính trị. Câu 5: Đảo nào có diện tích lớn nhất Nhật Bản? A. Xi-cô-cư. B. Sa-ru-xi-ma. C. Hôn-su. D. Hô-cai-đô. Câu 6: Dân số Hoa Kì tăng nhanh, một phần quan trọng là do: A.tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử giảm. B. tỉ suất nhập cư lớn, tỉ suất tử giảm. C. tỉ suất sinh tăng, tỉ suất nhập cư cao. D. tỉ suất tử giảm, tỉ suất xuất cư nhỏ. Câu 7: Các tổ chức liên kết đặc thù trên Thế giới thường được thành lập bởi các quốc gia có A. nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội. B. lịch sử phát triển đất nước giống nhau. C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau. D. sự phát triển kinh tế xã hội đồng đều. Câu 8: Đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc là có A. nhiều tài nguyên khoáng sản kim loại màu nổi tiếng. B. các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. C. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. D. kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa. Câu 9: Điểm giống nhau về dân số thành thị của LB Nga và Hoa Kì là chủ yếu sống ở các thành phố A. trung bình và các thành phố vệ tinh. B. lớn và các thành phố vệ tinh. C. nhỏ và các thành phố vệ tinh. Trang 1/2 - Mã đề thi 567
- D. nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp của Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trọng rất lớn trong GDP. B. Phát triển theo hướng thâm canh. C. Chú trọng năng suất, chất lượng. D. Phương pháp chăn nuôi tiên tiến. Câu 11: Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề dân cư – xã hội nào sau đây? A. Thiếu hụt nuồn lao động trong tương lai. B. Tình trạng mất cân bằng giới tính. C. Dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số. D. Cơ cấu dân số già, tỉ lệ người già trong dân số ngày càng cao. Câu 12: Người dân của các nước thành viên EU có thể mở tài khoản tại các ngân hàng của các nước khác là hình thức biểu hiện của A. Tự do lưu thông tiền vốn. B. Tự do di chuyển. C. Tự do lưu thông dịch vụ. D. Tự di lưu thông hàng hóa. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1. (1 điểm) Kể tên 4 mặt tự do lưu thông của Liên minh châu Âu. Câu 2. (3 điểm) Nêu chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc. Tại sao sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc lại tập trung ở Miền Đông và ven biển? Câu 3. (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản Năm Nhóm tuổi 1970 2005 Dưới 15 tuổi (%) 23,9 13,9 Từ 15-64 tuổi (%) 69,0 66,9 Trên 65 tuổi (%) 7,1 19,2 Tổng số dân (triệu người) 104,0 127,7 a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1970 và 2005. b. Nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. Cơ cấu dân số đó có ảnh hưởng thế nào đến kinh tế -xã hội Nhật Bản. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2/2 - Mã đề thi 567