Đề thi khảo sát học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 2320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 6 – NĂM HỌC 2016 -2017 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm): Đọc kĩ đoạn truyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Một lần vua đi qua, dừng chân nghỉ bên quán nước, thấy trầu têm giống như Tấm têm ngày xưa mới ngỏ ý hỏi: – Bà ơi, trầu này ai têm mà khéo vậy? Bà lão thật thà: – Trầu này con gái bà têm. Nhà vua muốn gặp con gái của bà, bà mới gọi Tấm ra, vua vui mừng nhận ra Tấm, cho người đón nàng về cung. Về đến cung, Tấm kể rõ sự tình cho nhà vua nghe, nhà vua tức giận cho người đem mẹ con Cám lên xử tội, nhưng Tấm thương cảm, xin nhà vua tha tội. Nhà vua đuổi mẹ con Cám ra ngoài cung, vừa ra khỏi thành, giông tố ập đến, mẹ con Cám bị sét đánh chết giữa đồng.” (Phần kết truyện cổ tích “Tấm cám” – Nguồn “Truyencotichhay.com”) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn truyện trên? b. Sắp xếp các từ được gạch chân thành các từ loại: danh từ, động từ, tính từ. c. Nêu nội dung khái quát của đoạn truyện? d. Viết đoạn văn 3-5 câu trình bày cảm nhận của em về phần kết thúc truyện trên. Câu 2 (7 điểm): Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ nhất của em. ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 6 – NĂM HỌC 2016 -2017 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm): Đọc kĩ đoạn truyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Một lần vua đi qua, dừng chân nghỉ bên quán nước, thấy trầu têm giống như Tấm têm ngày xưa mới ngỏ ý hỏi: – Bà ơi, trầu này ai têm mà khéo vậy? Bà lão thật thà: – Trầu này con gái bà têm. Nhà vua muốn gặp con gái của bà, bà mới gọi Tấm ra, vua vui mừng nhận ra Tấm, cho người đón nàng về cung. Về đến cung, Tấm kể rõ sự tình cho nhà vua nghe, nhà vua tức giận cho người đem mẹ con Cám lên xử tội, nhưng Tấm thương cảm, xin nhà vua tha tội. Nhà vua đuổi mẹ con Cám ra ngoài cung, vừa ra khỏi thành, giông tố ập đến, mẹ con Cám bị sét đánh chết giữa đồng.” (Phần kết truyện cổ tích “Tấm cám” – Nguồn “Truyencotichhay.com”) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn truyện trên? b. Sắp xếp các từ được gạch chân thành các từ loại: danh từ, động từ, tính từ. c. Nêu nội dung khái quát của đoạn truyện? d. Viết đoạn văn 3-5 câu trình bày cảm nhận của em về phần kết thúc truyện trên. Câu 2 (7 điểm): Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ nhất của em.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0.5 điểm) b. Mỗi từ trả lời đúng được 0,1 điểm - Danh từ: nhà vua, trầu, con gái, cung - Động từ: gặp, nhận, đón, ra - Tính từ: thật thà, khéo c. 0.5 điểm: HS nêu được nội dung: Nhà vua gặp lại Tấm và đưa nàng về cung, mẹ con Cám bị trời trừng phạt. ( Mỗi ý 0.25 đ) d. (1,0 điểm) * Yêu cầu về hình thức: (0,25 điểm) - Viết đúng đoạn văn cảm nhận. - Dùng từ đặt câu đúng, không sai chính tả, diễn đạt đúng. * Yêu cầu về nội dung : (0.75 điểm) - Nêu được chi tiết kết thúc truyện: Tấm trở lại làm hoàng hậu sống hạnh phúc với nhà vua, còn mẹ con Cám phải đón nhận cái chết. (0,25) - Đó là một kết cục có hậu, công bằng, hợp với khát vọng ở hiền gặp lành của nhân dân ta: Cái thiện chiến thắng cái ác, hạnh phúc mỉm cười với người lương thiện và sự trừng phạt đích đáng sẽ đến với kẻ độc ác. (0,25 điểm) - Phần kết cũng góp phần cho thấy phẩm chất hiền lành, giàu lòng vị tha, bao dung của cô Tấm hoặc Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua phần kết: Phải luôn sống hướng thiện, làm việc tốt thì sẽ được đền đáp xứng đáng, không nên làm những việc xấu xa, sẽ phải nhận hậu quả khôn lường, (0,25 điểm Câu 2: (2 điểm) * Yêu cầu về hình thức : - Kiểu bài: kể chuyện đời thường. - Bài viết có bố cục 3 phần. - Biết kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - Diễn đạt trong sáng, hành văn trôi chảy, rõ ý, không mắc lỗi về dùng từ đặt câu. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể kể kỷ niệm của các em với một người thân; kỷ niệm với bạn bè, thầy cô; kỷ niệm về một chuyến đi, một chuyến về thăm quê, Tuy nhiên: - Đó phải là một kỷ niệm để lại trong tâm hồn em những ấn tượng sâu sắc, khó phai mờ - Kể lại diễn biến kỷ niệm ấy một cách hợp lý, các sự việc liên kết chặt chẽ. Câu chuyện để lại trong tâm hồn em một bài học, một cảm xúc sâu lắng * Biểu điểm: - Đạt yêu cầu về hình thức, nội dung 7 điểm. - Kĩ năng đạt yêu cầu nội dung, chọn ngôi kể phù hợp nhưng còn hạn chế về trình bày. 5 - 6 điểm. - Kĩ năng dựng truyện, viết lời kể còn hạn chế. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp 3 - 4 điểm. - Bài viết quá yếu về kỹ năng viết văn nói chung và văn kể chuyện trình bày xấu, cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả Dưới 3 điểm. - Những bài kể lan man, sai đề, lạc đề Không cho quá 2,5 điểm
  3. Lưu ý: Hướng dẫn chấm ở trên chỉ mang tính chất định hướng, tham khảo. Giáo viên tùy vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm hợp lí. Chiết điểm đến 0,25.