Đề thi khảo sát học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Phú Thọ (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 5990
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Phú Thọ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_du_thi_cap_tinh_mon_dia_ly_lop.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Phú Thọ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TX PHÚ THỌ KÌ THI KHẢO SÁT HSG DỰ THI CẤP TỈNH - LỚP 9 NĂM HỌC: 2018 -2019 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi có 04 trang ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm) Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho tài nguyên sinh vật nước ta phong phú? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Nằm ở nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa. C. Lãnh thổ kéo dài khoảng 15 vĩ độ. D. Nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật. Câu 2. Sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc là do ảnh hưởng của các yếu tố nào sau đây? A. Hình dáng lãnh thổ và địa hình. B. Khí hậu và địa hình. C. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu. D. Vị trí địa lí và địa hình. Câu 3. Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư là vùng A. Thềm lục địa. B. Lãnh hải. C. Tiếp giáp lãnh hải. D. Đặc quyền kinh tế. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây của nước ta chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng? A. Đông Bắc Bộ. B. Tây Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 5. Tính chất gió mùa của khí hậu nước ta là do: A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu. B. Nằm gần như trung tâm khu vực gió mùa châu Á. C. Quanh năm chịu sự thống trị của gió mùa. D. Quanh năm chịu sự thống trị của gió Tín phong. Câu 6. Miền khí hậu phía Nam có một mùa khô sâu sắc vì: A. Gió Tín phong nửa cầu Bắc thống trị. B. Thời gian mùa khô kéo dài. C. Gió tín phong nửa cầu Nam thống trị. D. Biến đổi khí hậu toàn cầu. Câu 7: Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi nước ta: A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam. C. Sông có lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa nhiều. D. Phần lớn sông đều ngắn, dốc, dễ lũ lụt. Câu 8. Địa hình làm cho khí hậu vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Mùa đông lạnh nhất cả nước. B. Mùa hạ đến sớm và kết thúc muộn. C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. D. Khí hậu có đủ ba đai cao. Câu 9: Đường ranh giới được coi như biên giới quốc gia trên biển của nước ta là A. Đường cơ sở B. Ranh giới giữa vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải
  2. C. Ranh giới giữa vùng tiếp giáp lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế D. Ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế Câu 10: Đặc điểm nào của khí hậu nước ta không phải là do tác động của yếu tố địa hình. A. Khí hậu phân hóa từ Bắc vào Nam B. Khí hậu phân hóa theo độ cao C. Khí hậu diến biến thất thường D. Khí hậu phân hóa từ Tây sang Đông Câu 11. Năng suất lao động của ngành đánh bắt thủy sản nước ta còn thấp do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Thiên tai thường xuyên xảy ra. B. Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật. C. Hệ thống cảng cá lạc hậu, thiếu đồng bộ. D. Phương tiện đánh bắt chậm được đổi mới. Câu 12. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện ở nước ta là A. Sự phân mùa khí hậu. B. Cơ sở hạ tầng còn yếu. C. Sông ngòi ngắn, dốc. D. Lưu lượng nước nhỏ. Câu 13. Cho các nhận định sau về vai trò của rừng đặc dụng: 1. Chắn gió, chắn cát. 2. Duy trì và phát triển các loài gen quí. 3. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 4. Phát triển du lịch sinh thái. Nhận định đúng là: A. (1), (2) B. (2), (3) C. (4), (1) D. (2), (4) Câu 14. Điều kiện nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển du lịch biển ở nước ta? A. Vùng biển rộng, nhiều phong cảnh đẹp. B. Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp. C. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư. D. Vị trí gần đường hàng hải quốc tế. Câu 15: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990-2010 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1994 1998 2000 2005 2010 2014 Xuất khẩu 2,4 4,1 9,4 14,5 32,4 74,8 150,2 Nhập khẩu 2,8 5,8 11,5 15,6 36,8 84,8 147,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016) Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất ? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 16. Sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ đang gặp những khó khăn nào sau đây? A. Trên đất liền ít khoáng sản. B. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. C. Cơ cấu ngành sản xuất mất cân đối. . Chất lượng môi trường đang bị suy giảm. Câu 17: Tây Nguyên trồng được cây công nghiệp cận nhiệt là do: A. Có 2 mùa rõ rệt. B. Có mùa đông lạnh. C. Khí hậu phân hóa theo độ cao. D. Hệ đất phong phú. Câu 18: Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất nước ta chủ yếu do A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Khí hậu ổn định, ít thiên tai. C. Trình độ thâm canh lúa nước cao. D. Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào. Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Nhiều vũng vịnh sâu, kín gió.
  3. B. Nhiều bãi biển, thắng cảnh đẹp. C. Sông ngòi dày đặc, tiềm năng thủy điện lớn. D. Lượng mưa trung bình năm lớn nhất cả nước. Câu 20. Vai trò quan trọng của rừng phòng hộ ven biển ở Bắc Trung Bộ là A. Ngăn chặn nạn cát bay và cát chảy. B. Cung cấp nhiều lâm sản có giá trị. C. Hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. D. Bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Dựa vào át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Lập bảng cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 1960-2007. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn trên. Câu 2: (3,0 điểm) Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Phân tích các tiểm năng để phát triển du lịch ở nước ta. Theo em số lượt khách quốc tế đến nước ta chủ yếu từ châu lục nào? Tại sao? b. Kể tên các tuyến giao thông theo hướng Bắc-Nam ở nước ta. Tuyến nào quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách? Câu 3: (3,5 điểm) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Nêu và đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế xã hội ở vùng Bắc Trung Bộ. Vùng này có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp nào? Vì sao? b. Vì sao vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng? Câu 4: (3,5 điểm) Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG ĐIỆN, THAN VÀ DẦU THÔ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2012 Năm Điện (tỉ KWh) Than (triệu tấn) Dầu thô (triệu tấn) 2000 26,7 11,6 16,3 2005 52,1 34,1 18,5 2010 91,7 44,8 15,0 2012 115,1 42,1 16,7 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, than, dầu thô nước ta giai đoạn 2000 – 2012. b. Nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng đó. Thí sinh được sử dụng Át lát địa lí Việt Nam Họ và tên SBD
  4. PHÒNG GD&ĐT TX PHÚ THỌ HDC KÌ THI KHẢO SÁT HSG DỰ THI CẤP TỈNH - LỚP 9 NĂM HỌC: 2018 -2019 MÔN: ĐỊA LÍ HDC 04 trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 11 D 2 A 12 A 3 C 13 D 4 B, C 14 B 5 B 15 C 6 A, B, D 16 A, B, D 7 A 17 C 8 A 18 C 9 B 19 C,D 10 C 20 A II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Dựa vào át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: (2,0đ) a. Lập bảng cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 1960-2007. Bảng số liệu thể hiện cơ cấu dân số nước ta giai đoạn: 1960-2007 (đơn vị: %) Năm 1960 1976 1979 1989 1999 2000 2005 2007 0,5 NT 84,3 75,3 80,8 79,9 76,4 75,8 73,1 72,6 TT 15,7 24,7 19,2 20,1 23,6 24,2 26,9 27,4 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn trên. 1,5 * Nhận xét: - Tỉ lệ dân thành thị chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đang tăng (dc). Do nước ta đang tiến hành CNH, ĐTH, mở cửa hội nhập với khu vực và toàn cầu. Đô thị có chất lượng cuộc sống cao, cơ sở hạ tầng phát triển, kinh tế phát triển mạnh đặc biệt là CN và DV 0,5 nên thu hút nhiều người dân về đô thị. Tâm lí của người dân thích sống trong các đô thị. - Tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị còn nhỏ và tăng chậm do nước ta mới bước vào giai 0,5 đoạn đầu của quá trình CNH, quá trình ĐTH chưa cao, trình độ ĐTH còn thấp. - Tỉ lệ dân NT cao do nước ta vẫn là nước SX NN, phần lớn dân cư vẫn tập trung 0,5 chủ yếu ở NT. 2 Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: (3,0đ) a. Phân tích các tiểm năng để phát triển du lịch ở nước ta. Theo em số lượt 2,0 khách quốc tế đến nước ta chủ yếu từ châu lục nào? Tại sao? * Nước ta có nhiều tiềm năng đề phát triển du lịch: 1,5 + Tài nguyên du lịch tự nhiên: 0,75 - Địa hình: đa dạng: núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp,
  5. địa hình cat tơ độc đáo với nhiều hang động đẹp và hình thù kì quái, nhiều thắng cảnh nổi tiếng (VHL, động Phong Nha, Tràng An, động Tam thanh, Nhị Thanh, Động Hương Tích ). Đường bờ biển kéo dài với nhiều bãi cát có giá trị về du lịch (125 bãi cát) tiêu biểu(Nha Trang, Lăng Cô, Mũi né, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bãi Cháy ). Nhiều khu vực núi cao có khả năng phát triển du lịch (Phan xi păng, Sa pa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn ) Nhiều đảo có giá tri du lich(Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo ) - Khí hậu: + Nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa đa dạng theo mùa, từ B-N, từ thấp lên cao tạo điều kiện để phát triển du lịch tắm biên, đặc biệt ở phía Nam hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm. Du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực khí hậu mát mẻ quanh năm(Sa pa, Đà Lạt, Tam Đảo ) - Nước: có nhiều sông có giá trị về du lịch (SH, SCL, sông Hương ). Nhiều hồ đẹp (Ba Bể, Hòa Bình, Thác bà, Núi Cốc, Xuân Hương, hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, ). Nhiều suối khoáng nóng thu hút nhiều khách du lịch. - Sinh vật: Phong phú đa dạng, có nhiều VQG, nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị về du lịch (dc). + Tài nguyên du lịch nhân văn: 0,75 - Các di tích lịch sử: (dc) - Các công trình kiến trúc:(dc) - Các lễ hội truyền thống:(dc) - Các làng nghề truyền thống:(dc) - Văn hóa dân gian:(dc) - Ẩm thực:(dc) - Di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (dc) * Số lượt khách quốc tế đến nước ta chủ yếu từ châu Á vì: có vị trí thuận lợi, có nhiều nét tương đồng trong văn hóa và đời sống, giá thành dịch vụ du lịch phù hợp 0,5 với điều kiện kinh tế của người dân ở châu lục này. b. Kể tên các tuyến giao thông theo hướng Bắc-Nam ở nước ta. Tuyến nào quan 1,0 trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách? * Các tuyến GTVT theo hướng B-N: Đường bộ gồm quốc lộ 1A và đường HCM. Đường sắt có đường sắt Thống Nhất, Đường biển có tuyến Hải Phòng-Sà Gòn. * Tuyến GTVT quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách là quốc lộ 1A. 3 Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: (3,5đ) a. Nêu và đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế xã hội ở 2,0 vùng Bắc Trung Bộ. Vùng này có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp nào? Vì sao? * Đặc điểm vị trí địa lí của vùng BTB: - Là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc đến dãy Bạch Mã ở phía Nam. 0,5 - Phía bắc giáp: ĐBSH và TD&MNBB, phía tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông, phía nam giáp DHNTB. * Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế xã hội ở vùng Bắc Trung Bộ: - Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc với các vùng lãnh thổ phía Nam, là cửa ngõ thông ra biển của Lào, ĐB Thái Lan và Đông bắc CPC, nằm trên tuyến hành lang 0,5 kinh tế Đông-Tây. - Dễ dàng giao lưu KT với các vùng trong cả nước và các nước trong khu vực. * Vùng này có thế mạnh phát triển hai ngành công nghiệp là khai khoáng và SX VLXD vì có tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt ở Thạch Khê-Hà Tĩnh lớn nhất cả 1,0 nước, Crôm ở Cổ Định-Thanh Hóa duy nhất cả nước, thiếc ở Quỳ Châu, Quỳ Hợp-
  6. Nghệ An, Mangan ở Ngệ An, ti tan ở ven biển Hà Tĩnh và có đá vôi hầu như vô tận. b. Vì sao vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng? - ĐBHS có mùa đông kéo dài với thời tiết rất lạnh và khô nên các cây nhiệt đới không phù hợp để phát triển. - Các cây vụ đông phù hợp để phát triển trong vụ đông ở ĐBSH là: các loại rau ôn đới, ngô, hoa. 1,5 - Các loại cây này chịu lạnh và chịu hạn tốt lại đem lại gia trị KT cao và nhu cầu trên thị trường ngày càng lớn. - Việc đưa vụ đông thành vụ SX chính góp phần giải quyết việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, làm tăng hệ số sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong NN. 4 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, than, dầu 2,5 (3,5đ) thô nước ta giai đoạn 2000 – 2012. Bảng số lệu thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, than, dầu thô nước ta giai đoạn 2000 – 2012. (đơn vị: %) Năm Điện Than Dầu thô 2000 100 100 100 0,5 2005 195,1 294,0 113,5 2010 363,7 386,2 92,0 2012 431,1 362,9 102,5 Vẽ biểu đồ đường: yêu cầu đẹp, chia tỉ lệ chính xác, ghi đầy đủ số liệu, năm, các tiêu chí ở trục tung, trục hoành, có tên biểu đồ và chú thích (thiếu mỗi một trong các yêu 2,0 cầu trên trừ 0,25 điểm) b. Nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng đó. 1,0 * Nhận xét: 0,5 - Sản lượng điện , than, dầu thô đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đều và có sự biến động. - Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện nhanh nhất (dc) - Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô chậm nhất và có sự biến động (dc) - Tốc độ tăng trưởng sản lượng than (dc) và có sự biến động. * Giải thích: 0,5 - Điện tăng là do nước ta đang tiến hành CNH-HĐH, DS ngày càng tăng nhanh và chất lượng cuộc sống ngày càng cao nên nhu cầu về điện cho SX và sinh hoạt ngày càng lớn. Điện là ngành công nghiệp trọng điểm tác động đến nhiều ngành KT và phải đi trước một bước. Nước ta đã XD được nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện lớn. - Than tăng do nhu cầu về than cho SX điện ngày càng lớn. đầu tư nhiều máy móc, kĩ thuật hiện đại để khai thác. - Dầu tho tăng chậm vì chúng ta chưa khai thác thêm mở dầu nào mới, các mỏ dầu phần lớn đã được khai thác từ trước năm 1990. Công nghệ khai thác chậm được đổi mới. ĐIỂM PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 + Câu 4 = 12,0 điểm