Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 6621
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: ĐỀ THI KHẢO SÁT Lớp: 6 Môn: Ngữ Văn 6 Thời gian làm bài :60 phút Điểm Lời phê của Thầy cô giáo Đề bài I. Phần trắc nghiệm: (2 đ): Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời mà em cho là đúng Câu 1: Truyền thuyết là gì? A. Những câu chuyện hoang đường. B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật. Câu 2: Chi tiết nào dưới đây trong truyện Thánh Gióng không liên quan đến hiện thực lịch sử? A. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng. B. Từ hôm sau gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi C. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. D. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Câu 3: Theo em truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ra đời vào thời đại nào của lịch sử dân tộc? A. Thời đại Văn Lang - Âu Lạc C. Thời nhà Trần. B. Thời nhà Lý. D. Thời nhà Nguyễn. Câu 4: Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh? A. Hùng Vương kén rể. B. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ. C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh. D. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ Câu 5: Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động? A. Sức mạnh của nhân dân. C. Cái thiện chiến thắng cái ác. B. Công bằng xã hội. D. Cả 3 mơ ước trên Câu 6: Kết thúc có hậu của truyện Thạch Sanh thể hiện qua chi tiết nào? A. Thạch Sanh giết được chằn tinh. B. Thạch Sanh cứu được công chúa. C. Tiếng đàn của Thạch Sanh buộc quân sĩ 18 nước chư hầu xin hàng. D. Thạch Sanh lấy công chúa và được làm vua Câu 7: Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là gì? A. Gây cười. B. Phê phán những kẻ ngu dốt. C. Khẳng định sức mạnh của con người. D. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người Câu 8: Truyện em bé thông minh được kể bằng lời của ai? A. Nhân vật em bé. B. Viên quan. C. Nhà vua.
  2. D. Người kể chuyện giấu mặt Phần II: Tự luận (8đ) Câu 1: (4,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.” (Ngữ văn 6, tập 1) a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì? (1đ) b) “Cậu con trai” được nhắc đến trong đoạn văn trên là ai? Thuộc kiểu nhân vật nào(1đ) c) Chọn và trình bày ý nghĩa một chi tiết thần kì trong văn bản mà em đã xác định ở câu a. (2đ) Câu 2: (4 điểm) a) Đóng vai Thủy Tinh, em hãy kể lại cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”. (4,0 điểm) ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM Phần I: Trắc nghiệm(2đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B A D D D D D Phần II: Tự luận Phần Câu Yêu cầu Điểm Đoạn trích trong văn bản “Thạch Sanh” 4,0 a - Đoạn văn được trích từ văn Bản “Thạch Sanh” 0,5 - Thể loại: truyện cổ tích 0,5 - “Cậu con trai” được nhắc đến trong đoạn trích trên là 0,5 Câu 1 b Thạch Sanh. (Đọc hiểu) - Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ, có tài năng 0,5 kì lạ. - HS chọn và trình bày ý nghĩa một chi tiết thần kì của 2,0 c văn bản: Có thể chọn: + Tiếng đàn: tượng trưng cho công lý, cái thiện, yêu chuộng hòa bình. + Niêu cơm: tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình. Kể lại cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. 4,0 a.Đảm bảo thể thức đoạn văn, hoặc bài văn ngắn 0,5 b. Xác định đúng ngôi kể, sự việc để kể: ngôi kể: thứ 0,5 Câu 2 nhất (lời Thủy Tinh); sự việc: cuộc giao tranh giữa Sơn (Tạo lập Tinh và Thủy Tinh. văn bản) c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn (hoặc bài văn): 2,0 theo thứ tự các sự việc trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”. d. Sáng tạo: có cách kể độc đáo, có sự kết hợp yếu tố 0,5 miêu tả, biểu cảm
  3. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn 0,5 chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt