Đề thi kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019

doc 3 trang thaodu 3330
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_132_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019

  1. TRƯỜNG THPT KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2018-2019 TỔ: HÓA HỌC Môn: HÓA HỌC – KHỐI 11 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC Mã thi 132 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; K=39; Ca=40; Fe=56; Mg=24; Cu=64; Ag=108; Al=27; N=14; Zn=65; S=32; Ni=59; Cl=35,5; S=32; Ba=137, Br=80; Ca=40; Ag=108; Mn=55; I=127. Câu 1: Một ancol X có tỉ khối so với hiđro là 30. Công thức của X là A. C4H10O. B. C3H8O. C. CH4O. D. C2H6O Câu 2: Trong X (ancol no đơn chức mạch hở), oxi chiếm 34,783% về khối lượng. Phân tử khối của X là A. 46. B. 74. C. 60. D. 32 Câu 3: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3 Khí Y là A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2 Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một ankan A thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là A. C3H8. B. C5H12. C. C4H10. D. C3H6. Câu 5: Chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong amoniac ? A. CHC-CH2-CH3. B. CH3-CC-CH3. C. CHCH. D. CHC-CH3. Câu 6: Dẫn 3,36 lít (đktc) khí propin đi qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa vàng. Giá trị m là A. 22,05. B. 22,20. C. 36,00. D. 21,75. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 13,44 lít khí CO 2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu được a gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a lớn nhất có thể là A. 18,4. B. 31,7. C. 16,9. D. 27,9. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, nhẹ hơn không khí, mạch hở thu được 7,04 gam CO 2. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị m là A. 4,0. B. 2,6. C. 2,08. D. 3,75. Câu 9: Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 82,76%. Công thức phân tử ankan X là A. C5H12. B. C4H8. C. C4H10. D. C3H8. Câu 10: Số các đồng phân ancol ứng với C3H8O là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 11: Cho 0,94 gam C6H5OH (phenol) tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 20. B. 40. C. 30. D. 10. Câu 12: Hỗn hợp M gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z đều có cùng loại nhóm chức với công thức phân tử tương ứng là CH4O, C2H6O, C3H8O3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 10,08 lít CO 2 (ở đktc) và 12,60 gam H2O. Mặt khác, 18,6 gam M hòa tan được tối đa 3,675 gam Cu(OH) 2. Phần trăm khối lượng của X trong M gần nhất là A. 25. B. 37. C. 18. D. 16. Câu 13: Số đồng phân thơm của chất có công thức phân tử C8H10 là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 14: Thuốc thử để phân biệt etanol và phenol là A. dung dịch KMnO4 B. Cu(OH)2. C. Na. D. dung dịch brom. Câu 15: Cho dãy các chất: CH≡C-CH=CH2; CH3-CH3; CH2=CH2 ; CH2=CH-CH2-OH; C6H6 (benzen); C6H5-OH (phenol), C6H5-CH=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 16: Số nguyên tử cacbon có trong phân tử benzen là Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. A. 12. B. 10. C. 6. D. 8. Câu 17: Cho m gam phenol tác dụng với dung dịch Br2 dư thu được 6,62 gam kết tủa trắng. Giá trị m là A. 3,76. B. 18,80. C. 1,88. D. 37,60. Câu 18: Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 2 ml C2H5OH khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt. Bước 2: Sau đó thêm tiếp từng giọt H 2SO4 đặc (khoảng 4 ml) đồng thời lắc đều thu được dung dịch X, sau đó cho lên giá đỡ như hình vẽ: Bước 3: Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí. Phát biểu nào sau đây sai? A. Đá bọt cho vào để hỗn hợp sôi đều. B. Sau bước 3, chất trong ống nghiệm thường thấy có màu đen. C. Đá bọt có vai trò xúc tác cho phản ứng xảy ra nhanh hơn. D. Dung dịch Y là dung dịch NaOH loãng để loại khí SO2. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm metan, etilen và axetilen, sau phản ứng thu được 3,92 lít khí CO2 (đktc) và 4,95 gam H2O. Giá trị của m là A. 2,542. B. 2,650. C. 2,375. D. 12,650. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp 3 ankin X, Y, Z thu được 3,36 lít CO 2 (ở đktc) và 1,8 gam H2O. Giá trị của x là A. 0,15. B. 0,25. C. 0,20. D. 0,05. Câu 21: Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2-2a. Đối với stiren, giá trị của n và a lần lượt là A. 8 và 5. B. 5 và 8. C. 8 và 4. D. 4 và 8. Câu 22: Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, đạm, ancol metylic, Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là A. C2H4. B. CH4. C. C3H6. D. C6H6. Câu 23: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1, sản phẩm chính thu được là A. 1-brom-2-metylbutan. B. 2-brom-2-metylbutan. C. 2-metyl-2brombutan. D. 2-brom-3-metylbutan. Câu 24: Chất X có công thức cấu tạo: CH3 CH3 CH C 3 CH CH2 CH3 CH3 Tên gọi của X theo IUPAC là A. 2,2-đimetyl-4-metylpentan. B. 2,4,4-trimetylpentan. C. 2,2,4-trimetylpentan. D. 2-metyl -4,4-đimetylpentan. Câu 25: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch hoặc chất lỏng X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu Thuốc thử Hiện tượng thử X và Y Kim loại Na Sủi bọt khí không màu T Dung dịch Br2 Dung dịch mất màu Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Tạo dung dịch màu xanh lam Z và T Dung dịch KMnO4 đun nóng Dung dịch mất màu Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. ancol etylic, stiren, toluen, glixerol. B. ancol etylic, glixerol, toluen, stiren. C. glixerol, ancol etylic, toluen, stiren. D. ancol etylic, glixerol, stiren, toluen, Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Hiđrocacbon A thuộc dãy đồng đẳng A. anken. B. ankađien. C. ankin. D. ankan. Câu 27: Cho 7,8 gam benzen tác dụng với dung dịch Br2 dư (xúc tác là bột Fe) thu được m gam brombenzen. Giá trị m là Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. A. 20,1. B. 34,5. C. 17,5. D. 15,7. Câu 28: Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ bị mất nhãn: ancol etylic, toluen, phenol. Để nhận biết 4 chất đó có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây? A. Quỳ tím, dung dịch K2CO3. B. Nước Br2, Na. C. Na, dung dịch AgNO3 trong NH3. D. Quỳ tím, nước Br2. Câu 29: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng kế tiếp thu được 0,7 mol khí CO 2 (đktc). Công thức phân tử của 2 anken là A. C3H8 và C4H10. B. C3H6 và C4H10. C. C3H4 và C4H6. D. C3H6 và C4H8. Câu 30: Cho 8,4 gam anken (X) làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 48 gam Br2. Công thức phân tử của (X) là A. C3H8. B. C2H4. C. C3H6. D. C2H6. Câu 31: Cho ankan X có công thức cấu tạo: CH3 CH3 C - CH2 - CH - CH2 - CH3 CH CH ` 3 3 Số nguyên tử cacbon bậc I và bậc III ứng với công thức cấu tạo của X lần lượt là A. 2 và 1. B. 4 và 1. C. 1 và 3. D. 5 và 1. Câu 32: Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm etan và etilen qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 1,344 lít khí (đktc) thoát ra. Thành phần phần trăm thể tích của etilen là A. 60%. B. 25%. C. 30%. D. 40% . Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho 3 giọt dung dịch CuSO 4 5% và 10 giọt dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH) 2. Rót thêm 5 giọt dung dịch glixerol vào ống nghiệm chứa Cu(OH) 2, lắc nhẹ. Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 10 giọt dung dịch AgNO 3 1%, sau đó nhỏ tiếp từng giọt dung dịch NH 3 5% cho kết tủa tan vừa hết. Sau đó dẫn khí axetilen được điều chế sẵn vào ống nghiệm trên. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kết thúc thí nghiệm 1, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh lam. B. Ở thí nghiệm 2, xuất hiện kết tủa vàng. C. Phản ứng ở thí nghiệm 2 dùng để nhận biết axetilen và các ankin có liên kết ba đầu mạch. D. Ở thí nghiệm 1, gliexrol phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có công thức là (C3H7O2)2Cu. Câu 34: Cho 6,0 gam một ancol X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với Na dư thấy có 1,12 lít khí H2 thoát ra (đktc). Công thức phân tử của X là A. C4H8O. B. C3H8O. C. C4H10O. D. C2H6O. Câu 35: Để nhận biết các dung dịch hoặc chất lỏng sau: glixerol, etanol và phenol có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch brom, quỳ tím. B. Cu(OH)2, quỳ tím C. Dung dịch brom, Cu(OH)2. D. Na, dung dịch brom. Câu 36: Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CHCl. C. CH2=CH2. D. CH3-CH3. Câu 37: Cho hỗn hợp gồm 7,2 gam CH3OH (metanol) và 4,6 gam C3H8O3 (glixerol) tác dụng với Na dư, sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 6,72. B. 4,20. C. 6,16. D. 3,08. Câu 38: Ở điều kiện thích hợp, ancol etylic (C2H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây? A. Na. B. CuO. C. O2. D. NaOH. Câu 39: Hiđrocacbon Y có công thức cấu tạo như sau: CH3 CH3 C CH2CH2CH3 CH3 Khi cho Y tác dụng với clo ánh sáng thích hợp, số dẫn xuất monoclo đồng phân cấu tạo là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 40: Cho 14 gam hỗn hợp (A) gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H 2 (đktc). Thành phần % khối lượng mỗi chất tương ứng trong A lần lượt là A. 32,85% và 67,15%. B. 29,75% và 70,25%. C. 70,25% và 29,75%. D. 67,14% và 32,86%. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132