Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần 3 môn Ngữ văn Lớp 8 - Vòng 2 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 7010
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần 3 môn Ngữ văn Lớp 8 - Vòng 2 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_olympic_danh_cho_hoc_sinh_trung_hoc_lan_3_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic dành cho học sinh trung học lần 3 môn Ngữ văn Lớp 8 - Vòng 2 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO OLYMPIC DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NAM ĐỊNH LẦN THỨ 3 – NĂM HỌC 2018-2019 VÒNG 2 - Môn: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) Đọc văn bản 1 và 2, sau đó trả lời các câu hỏi từ 01 đến 10: Văn bản 1: (10,0 điểm) “Sân ga Thanh Hóa chiều mưa đổ một người mẹ dắt con một em gái mắt tròn đen lay láy một bàn tay chìa ra run rẩy một thều thào như với riêng tôi “Ai làm ơn nuôi cháu nên người?” Trả lời thế nào với cái nhìn đen láy với bàn tay run run chìa ra đấy? tôi nhận diện bàn tay vàng móng ấy tay cấy cày làm nên gạo nuôi tôi Bây giờ đồng trắng nước trôi bàn tay xỉa mặt tôi gấp gáp? hay chính mẹ tôi từ dưới đất dắt đất lên thử lòng tôi chăng? Tôi giấu mặt vào giữa đám đông đám đông chảy như một giòng nước xiết tay lần mãi hầu bao rỗng lép chả lẽ moi ra một nhúm ngôn từ đẹp trả vào lòng tay trũng như đồng chiêm đang ngửa lên? Nhận về nuôi giúp mẹ đứa em? chữ nghĩa tôi không sàng thành gạo trong túi chỉ còn lạo sạo vài bài thơ” (Nguyễn Duy, Quê nhà ở phía ngôi sao, Nxb Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM, tr.48) Câu 1. Tìm những từ láy miêu tả mẹ con người ăn xin. Nêu giá trị biểu cảm của những từ láy đó. (2,0 điểm) Câu 2. Nhân vật trữ tình đã nhận ra điều gì trước bàn tay chìa ra đấy? của người ăn xin? (1,0 điểm) Câu 3. Tình huống khó xử nào khiến nhà thơ bộc lộ cảm xúc? (1,0 điểm) 1
  2. Câu 4. Những câu thơ có sử dụng dấu hỏi chấm trong văn bản có ý nghĩa gì? (1,0 điểm) Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày cảm nhận khổ thơ cuối. (5,0 điểm) Văn bản 2: (10,0 điểm) “Ta đi giữa cánh đồng làng phơi phới tiết xuân, chợt nghĩ về những chậu quất vàng, những cành đào thắm; nghĩ về phiên chợ quê nườm nượp dòng xuân; nghĩ về không gian thoang thoảng hương trầm nhắc cháu con sum vầy bên mâm cơm chiều ba mươi Tết Ta nghĩ về màn mưa bụi êm êm buông mờ lối ngõ, về tiếng trống hội làng bồn chồn, rạo rực theo bước chân dập dìu tài tử giai nhân. Nhớ lắm những đoàn xe cài lá ngụy trang, đưa ta cùng lớp lớp thanh xuân hướng về biên giới Người đi xa gửi trao tuổi trẻ cho người ở lại chăm mùa vun xới những mùa xuân Ôi, mùa xuân nồng nàn, xao xuyến! Xuân đi qua biết bao cuộc đời mà vẫn chưa thôi hồi hộp, say mê”. (Trần Văn Lợi, Những nốt nhạc mùa xuân, Tạp chí Văn nhân, số 1,2/2019, tr. 05) Câu 6. Trong dòng tâm tưởng của tác giả, không gian mùa xuân hiện lên qua những tín hiệu nào? (1,0 điểm) Câu 7. Tìm một trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lí và một trường từ vựng chỉ tính chất của hoạt động con người. (1,0 điểm) Câu 8. Điệp ngữ “nghĩ về” kết hợp với các từ “nhớ lắm, ôi” có tác dụng diễn tả điều gì? (1,0 điểm) Câu 9. “Xuân đi qua biết bao cuộc đời mà vẫn chưa thôi hồi hộp, say mê”, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên của tác giả. Vì sao? (2,0 điểm) Câu 10. Lấy chủ đề KÍ ỨC MÙA XUÂN, em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 01 trang giấy thi. (5,0 điểm) HẾT Họ tên, chữ ký của Giám thị 1: . Họ tên, chữ ký của Giám thị 2: . 2