Đề thi thử THPT môn Địa lý Lớp 12 năm 2019 lần 2 - Mã đề 301 - Trường THPT Anh Sơn 1
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT môn Địa lý Lớp 12 năm 2019 lần 2 - Mã đề 301 - Trường THPT Anh Sơn 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_mon_dia_ly_lop_12_nam_2019_lan_2_ma_de_301_t.doc
Nội dung text: Đề thi thử THPT môn Địa lý Lớp 12 năm 2019 lần 2 - Mã đề 301 - Trường THPT Anh Sơn 1
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2019 TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ (Đề thi có 05 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: SBD: Mã đề thi 301 Câu 41: Cho bảng số liệu Một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 Sản phẩm 2000 2005 2010 2014 Than sạch (nghìn tấn) 11 609 34 093 44 835 41 086 Dầu thô khai thác (nghìn tấn) 16 291 18 519 15 014 17 392 Khí tự nhiên dạng khí (triệu m3) 1 596 6 440 9 402 10 210 Điện (triệu kwh) 26 683 52 078 91 722 141 250 Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014? A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp đều có xu hướng tăng. B. Sản lượng than sạch tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2010. C. Sản lượng điện tăng trưởng nhanh nhất. D. Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng không ổn định. Câu 42: Cho bảng số liệu Cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 2005-2014 (Đơn vị: %) Năm 2005 2007 2010 2012 2014 Khai thác 57,7 49,4 47,0 46,5 46,1 Nuôi trồng 42,3 51,6 53,0 53,5 53,9 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào thể hiện thích hợp nhất cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta giai đoạn 2005-2014? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Câu 43: Cho biểu đồ Hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam tăng không ổn định. B. Tổng số vốn đăng kí và số dự án tăng ổn định. C. Tổng số vốn đăng kí tăng chậm hơn số dự án. D. Quy mô của các dự án giảm mạnh đến năm 2010, sau đó lại tăng. Trang 1/5 - Mã đề thi 301
- Câu 44: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 9, từ Móng Cái đến Thanh Hóa bão hoạt động vào thời gian A. tháng VIII- XI B. tháng VIII-X C. tháng VI-X D. tháng VII- X Câu 45: Điều kiện quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là A. cần sử dụng nhiều giống mới cho năng suất cao. B. Công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đi tiêu thụ cần được đổi mới. C. đẩy mạnh phát triển các sản phẩm không qua giết thịt. D. cơ sở thức ăn cần phải được đảm bảo tốt. Câu 46: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các cảng biển: Vũng Áng, Chân Mây lần lượt thuộc về các tỉnh ở Bắc Trung Bộ là A. Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh. B. Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế. C. Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế. D. Nghệ An, Thừa Thiên – Huế. Câu 47: Trung Quốc có trên 50 dân tộc trong đó nhiều nhất là A. người Ui-gua. B. người Mông Cổ. C. người Hán. D. người Choang. Câu 48: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện qua: A. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh. B. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc. C. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. D. bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu. Câu 49: Cho biểu đồ Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ở nước ta giai đoạn 2005- 2014 Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Sản lượng thịt bò hơi, sữa, trứng gia cầm đều tăng. B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi không ổn định. C. Sản lượng trứng gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất. D. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ổn định. Câu 50: Điều kiện sinh thái nông nghiệp nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. B. thường xảy ra bão, lụt, nạn cát bay, gió Lào. C. nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. D. khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết ở Đồng bằng sông Cửu Long có các khu kinh tế ven biển nào sau đây? A. Định An, Năm Căn, Nhơn Hội. B. Định An, Năm Căn, Phú Quốc. C. Định An, Năm Căn, Vân Phong. D. Định An, Năm Căn, Dung Quất. Câu 52: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn vì A. một bộ phận của lãnh thổ không thể tách rời của nước ta. Trang 2/5 - Mã đề thi 301
- B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất. C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta. D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta. Câu 53: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh? A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động. B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận. C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực. D. Nhu cầu về điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng nhiều. Câu 54: Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên nước ngọt phong phú chủ yếu là do A. nằm ở hạ nguồn hai hệ thống sông lớn. B. vị trí nằm tiếp giáp với biển. C. có lượng mưa dồi dào. D. địa hình bằng phẳng. Câu 55: Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do A. thiếu giống cây trồng và vật nuôi. B. thời tiết và khí hậu thất thường. C. thiếu lực lượng lao động. D. thiếu đất canh tác cho cây trồng. Câu 56: Đi từ Bắc vào Nam tương ứng là các hệ thống sông lớn như: A. Sông Hồng, sông Trà Khúc, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Cửu Long. B. Sông Hồng, sông Cả, sông Trà Khúc, sông Đồng Nai, sông Đà Rằng, sông Cửu Long. C. Sông Hồng, sông Trà Khúc, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Đà Rằng, sông Cửu Long. D. Sông Hồng, sông Cả, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Cửu Long. Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, cho biết hai quần đảo nào nước ta có nhiều rạn san hô? A. Quần đảo Thổ Chu và Côn Sơn. B. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. C. Quần đảo Trường Sa và Cô Tô. D. Quần đảo Hoàng Sa và Côn Sơn. Câu 58: Chọn ý đúng nhất trong các ý sau đây thể hiện sức ép dân số đến A. Tài nguyên môi trường, an ninh lương thực, quốc phòng. B. Lao động viêc làm, tài nguyên môi trường, phát triền kinh tế. C. Chất lương cuộc sống, tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế. D. Chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, ổn định chính trị. Câu 59: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 12 thứ tự các vườn quốc gia từ Bắc xuống Nam là A. Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Bể. B. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên. C. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể. D. Cát Tiên, Cúc Phương, Bạch Mã, Ba Bể. Câu 60: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là A. tài nguyên khoáng sản ít. B. đất đai kém màu mỡ. C. tài nguyên rừng nghèo. D. mùa khô kéo dài. Câu 61: Di sản văn hóa thế giới thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Phố cổ Hội An, Phong Nha Kẽ Bàng. B. Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn. C. Di tích Mỹ Sơn, Phan Rang – Tháp Chàm. D. Di tích Mỹ Sơn, Cố Đô Huế. Câu 62: Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở nước ta nhờ vào điều kiện nào sau đây? A. Khí hậu thuận lợi, nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm phong phú. B. Mùa khô kéo dài là điều kiện để phơi, sấy sản phẩm cây công nghiệp. C. Đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn. D. Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Câu 63: Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay? A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. D. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. Trang 3/5 - Mã đề thi 301
- Câu 64: Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên: A. khí hậu có hai mùa rõ rệt. B. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá. C. có nhiều tài nguyên khoáng sản. D. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt. Câu 65: Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải A. chuyển đổi cơ cấu cây trồng. B. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn. C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. D. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn. Câu 66: Cơ cấu lãnh thổ kinh tế đang chuyển dịch theo hướng A. hình thành các ngành kinh tế trọng điểm. B. hình thành các khu vực tập trung cao về công nghiệp. C. hình thành các vùng kinh tế động lực. D. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 67: Căn cứ vào bản đồ thuỷ sản, Atlat ĐLVN trang 20, hai tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng cao nhất cả nước năm 2007 là A. Đồng Tháp, Cần Thơ. B. Trà Vinh, Sóc Trăng. C. Kiên Giang, An Giang. D. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận. Câu 68: Theo chiều Bắc - Nam, phần đất liền nước ta nằm trong khoảng vĩ độ: A. 8034’B - 22023’B. B. 8034’B - 21023’B. C. 8034’B - 23023’B. D. 8034’B - 20023’B. Câu 69: Sử dụng Atlat địa lý trang 13 và trang 8, hãy cho biết Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loại khoáng sản có giá trị kinh tế nào: A. Than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm. B. Dầu mỏ, bô xít C. Than, dầu mỏ, thiếc, chì kẽm. D. Than, đá vôi, dầu khí Câu 70: Sử dụng Atlat địa lý trang 14 và trang 8, hãy cho biết khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Than bùn, quặng sắt. B. Đá vôi, dầu khí C. Dầu mỏ, quặng sắt. D. Dầu khí, bô xít Câu 71: Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do: A. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến. B. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét. C. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc. D. Vị trí địa lí và hình thể nước ta. Câu 72: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết tên 4 cánh cung của vùng núi. Đông Bắc theo thứ tự từ Đông sang Tây A. Đông Triều, Trường Sơn Nam, Ngân Sơn, Bắc Sơn. B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Hoành Sơn, Trường Sơn Bắc. D. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. Câu 73: Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn? A. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân. B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá. D. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương. Câu 74: Căn cứ vào Atlat trang 25, hãy xác định các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là A. Hà Nội, Huế, Đà Nẳng, Tp. Hồ Chí Minh. B. Lạng Sơn, Hạ Long, Hải Phòng, Vinh C. Quy Nhơn. Đà Lạt, Nha Trang, Buôn Ma Thuột. D. Cần thơ, Phú Quốc, Cà Mau, Tây Ninh. Câu 75: Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với Bắc Trung Bộ là do Trang 4/5 - Mã đề thi 301
- A. lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam. B. phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn nhiều khó khan. C. không có khả năng phát triển công nghiệp. D. lãnh thổ gồm các khu vực đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và biển. Câu 76: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam? A. Có nhiều cao nguyên xếp tầng. B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. C. Cao nhất nước ta. D. Hướng Tây Bắc-Đông Nam. Câu 77: Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh do A. thiên tai động đất, sóng thần xảy ra nhiều B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới C. khủng hoảng tài chính trên thế giới D. sức mua thị trường trong nước giảm. Câu 78: Để phát huy thế mạnh công nghiệp của Bắc Trung Bộ, vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết là A. điều tra trữ lượng các loại khoáng sản. B. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng. C. thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. D. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Câu 79: Thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta là A. cả 3 thành phần kinh tế trên. B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. C. kinh tế ngoài Nhà nước. D. kinh tế Nhà nước. Câu 80: Các khoáng sản có trữ lượng lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. than đá, sắt, apatit, đá vôi. B. than đá, sắt, dầu khí, crôm, apatit. C. crôm, vàng, titan, bô xít, than nâu. D. than bùn, dầu khí, thiếc, bô xít. HẾT Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành trong khi làm bài thi. Trang 5/5 - Mã đề thi 301