Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 8100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC: 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU (3,0 ĐIỂM) Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu bên dưới. Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác tạo ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khổ thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn . Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi. (Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức) Câu 1(0.5điểm). Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên. Câu 2(0,75điểm). Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác tạo ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Câu 3(0,75điểm). Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi. Câu 4(1,0điểm). Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) Câu 1: (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về chủ đề:Cuộc sống không bao giờ hết những thử thách. Câu 2: (5,0 điểm) Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả hành động trỗi dậy của nhân vật Mị qua hai đoạn văn sau: -“Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách ” -“Lúc ấy trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay ” ” Cảm nhận tâm trạng của nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật này. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC: 2018 – 2019 Môn thi: Ngữ văn Phần Câu Đáp án - Hướng dẫn chấm Điểm 1 Phong cách ngôn ngữ chính luận 0,5 2 - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu là: 0,75 + So sánh: Cuộc đời - con đường đi khó + Ẩn dụ: những hố sâu do người khác tạo ra/ sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh - tượng trưng cho những cạm bẫy do con người tạo ra hoặc khó khăn do thiên nhiên gây ra. + Liệt kê những cạm bẫy, những khó khăn trên đường đời: những hố sâu do người khác tạo ra/ sự tấn công của thú dữ/ mưa bão/ tuyết lạnh - Tác dụng: Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng, gợi nhiều suy ngẫm về những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Lưu ý: Cho điểm học sinh trả lời đúng một trong những biện pháp tu từ trên. 3 - Câu nói khẳng định: Trong cuộc đời nếu ta chọn sai hướng thì con đường 0,75 Đọc- đi đến thành công sẽ rất dài, rất nhiều gian nan, thử thách, ngược lại, nếu Hiểu có những quyết định, lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến những kết quả tốt (3,0 đẹp, nhanh chóng đi đến thành công. điểm) 4 Hs có thể rút ra những thông điệp khác nhau, nhưng cần phù hợp với nội 1,0 dung đoạn văn bản. Có thể rút ra một trong các thông điệp sau: - Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta không thể chọn cách trốn tránh mãi được mà cần phải đối mặt, đương đầu để vượt qua. - Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, thận trọng, trách nhiệm và quyết đoán để có những lựa chọn đúng đắn. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh 2,0 1 (chị) về chủ đề:Cuộc sống không bao giờ hết những thử thách. a.Đảm bảo cấu trúc: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn và đảm bảo 0,25 dung lượng khoảng 200 chữ, tránh viết quá ngắn hoặc quá dài so với quy định. b.Nêu vấn đề nghị luận: Những thử thách là điều không bao giờ thiếu 0,25 trong cuộc sống của mỗi con người. c. Triển khai vấn đề 1,0 Làm * Giải thích vấn đề: “Thử thách” là những yếu tố gây khó khăn, cản trở văn đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà (7,0 buộc con người ta phải vượt qua. điểm) *Phân tích, bàn luận - Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống, lao động, học tập và trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Thử thách luôn luôn là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như đối với toàn xã hội.
  3. – Những thử thách trong cuộc sống có thể do khách quan hoặc chủ quan mang lại, nó có thể là hữu hình và cũng có thể vô hình. – Con người cần phải có những thử thách để phát triển. Thử thách là một đòi hỏi tất yếu, là động lực để con người phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống. – Để vượt qua thử thách, con người cần có sức mạnh và luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh, cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, con người cần phải có niềm tin, ý chí, nghị lực và luôn trau dồi tri thức, kinh nghiệm. – Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công. Ngược lại, có không ít người đã đầu hàng trước thử thách, có khi chỉ là thử thách rất nhỏ và chấp nhận thất bại, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cộng đồng xã hội. *Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu 0,25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0,25 về vấn đề nghị luận 2 Phân tích tâm trạng nhân vật Mị qua hai đoạn văn, từ đó nhận xét về 5.0 sức sống tiềm tàng của nhân vật này. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết 0.25 luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm - Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. 0.25 - "Vợ chồng A Phủ"trích trong tập “Truyện tây Bắc”. Tác phẩm phản ánh bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động. - Giới thiệu nhân vật Mị Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, có nhiều chàng trai theo đuổi. Vì 0.25 món nợ truyền kiếp, Mị đã bị bắt về cúng ma và làm con dâu gạt nợ nhà thống lí, trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về tinh thần. Thế nhưng với phẩm chất tốt đẹp của người lao động, sức sống cứ tiềm tàng, âm ỉ rồi bùng cháy mãnh liệt khiến Mị có thể trỗi dậy giải thoát cho A Phủ và cho chính mình. 2. Phân tích hai đoạn văn a. Đoạn văn thứ nhất: * Hoàn cảnh: Sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo trong không khí 1,25 mùa xuân đang về, tâm trạng Mị có sự thay đổi. Từ kiếp sống nô lệ, cam chịu, tâm hồn Mị đã có sự hồi sinh. Mị muốn đi chơi và sửa soạn để đi chơi. * Tâm trạng Mị:
  4. - Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng” +Sống trong thân phận làm dâu gạt nợ, tinh thần Mị tưởng như đã bị tê liệt hoàn toàn. Nhưng khi đêm tình mùa xuân đến đã đánh thức khát khao trong Mị sống lại. Bây giờ Mị không nói, nhưng tâm hồn Mị đã hồi sinh và ý thức được cuộc sống vô nghĩa ở hiện tại. + Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng. Hành động ấy cho thấy Mị đang muốn thắp sáng lại căn phòng cũng là thắp sáng cho tâm hồn và cuộc đời đầy đau khổ, tăm tối của mình. - Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo + Tiếng sáo là biểu tượng cho tình yêu, Hạnh phúc, khát vọng tuổi trẻ và là biểu tượng cho cuộc sống tự do + Tiếng sáo từ ngoại cảnh trở thành tiếng sáo trong tâm tưởng, vẫn rập rờn trong đầu Mị như thúc giục Mị đi theo tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc. - Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. + Những khát khao ấy cho thấy Mị đã thực sự sống lại với quá khứ tươi đẹp ngày trước. Trong những đêm tình mùa xuân, Mị đã từng hẹn hò đi chơi với người yêu qua âm thanh tiếng sáo. + Mị dường như quên đi sự có mặt của A Sử. Những câu văn ngắn, nhịp điệu nhanh, nêu ra ước muốn và các hành động liên tiếp của Mị thể hiện sự thôi thúc như một sự chuẩn bị tất yếu cho một sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn. - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế. b. Đoạn văn thứ hai * Hoàn cảnh - Sau đêm tình mùa xuân, Mị càng trở nên vô hồn, vô cảm. Trong những đêm làm bạn với bếp lửa, Mị đã bắt gặp A Phủ bị trói đứng. - Ban đầu Mị thản nhiên, lạnh lùng nhưng khi nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, từ thương 1.25 cho mình Mị thương cho A Phủ. - Mị quyết định cắt dây cởi trói và chết thay cho A Phủ. *Tâm trạng của Mị -“Lúc ấy trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại +Nếu Mị là thân phận con dâu gạt nợ thì A Phủ là kẻ ở không công. Chỉ vì để hổ ăn mất một con bò mà A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng. Sự gặp gỡ của Mị và A Phủ là sự gặp gỡ của những con người cùng cảnh ngộ. + Nhà văn đã tạo ra thời điểm thuận lợi cho sự trỗi dậy của Mị. Đó là lúc trong nhà “tối bưng” với không gian yên tĩnh, vắng vẻ. - Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. + Đây là hành động táo bạo, là sự phản kháng tất yếu của một con người đã bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn. + Hành động thể hiện sự đồng cảm, tình yêu thương của những con người cùng cảnh ngộ. Tình yêu thương giữa những con người cùng khổ đã tạo nên sức mạnh để Mị vượt qua nỗi sợ hãi trước cường quyền giải thoát cho A Phủ. + Hành động này cũng là kết quả tất yếu của quá trình hồi sinh trong hồn Mị, thể hiện cho một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. + Thể hiện ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Tô Hoài.
  5. - Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay ” ” + Mị ý thức được việc làm của mình, cô hốt hoảng bởi lo cho A Phủ và chính mình. Chính Mị cũng không thể nghĩ mình lại có thể làm được như vậy. + Dẫu đã vượt qua sự sợ hãi cường quyền nhưng Mị vẫn bị ám ảnh bởi thế lực thần quyền. Mị luôn cho rằng, đã bị cúng ma rồi thì “chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”. - Nghệ thuật: miêu tả nhân vật qua diễn biến tâm lý, ngôn ngữ và hành động. 4. Nhận xét: - Cả hai đoạn văn đề tập trung làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua những hành động trỗi dậy thật quyết liệt. Sức sống của Mị chỉ tạm thời bị che lấp chứ không bị dập tắt và khi có cơ hội là sẽ bùng lên mạnh mẽ. - Khác: + Nếu đoạn văn thứ nhất thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân với khát vọng vượt thoát khỏi hiện thực, khao khát tự do, được hưởng tình yêu và hạnh phúc thì đoạn văn thứ hai lại tập trung thể 0,5 hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ với vẻ đẹp đầy nội lực, lòng dũng cảm và sự quyết đoán của nhân vật. + Nếu khát vọng đó ở trong đoạn 1 mới chỉ dừng lại ở những diễn biến trong tâm trạng, ở sự hồi sinh trong tâm hồn nhưng rồi nhanh chóng bị dập tắt bởi nghịch cảnh. Còn sức sống tiềm tàng của Mị ở đoạn văn thứ hai đã chuyển hóa thành hành động cụ thể, cắt dây cởi trói cho A Phủ và sau đó là tự giải thoát cho cuộc đời mình. 5. Đánh giá: * Nội dung: - Vẻ đẹp của nhân vật Mị: là người có sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do mãnh liệt - Tư tưởng của nhà văn: Thể hiện tiếng nói nhân đạo sâu sắc, tiến bộ của nhà văn: khẳng định, trân trọng vẻ đẹp và khát vọng chính đáng của người lao động, tìm ra con đường đấu tranh để giải phóng cho nhân vật * Về nghệ thuật: - Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế - Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên - Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân 0,5 vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc. - Ngôn ngữ kể truyện tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Giám khảo linh hoạt khi chấm bài. Thưởng điểm cho bài viết sáng tạo, giàu chất văn.