Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 1

docx 5 trang thaodu 2610
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_de_so_1.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 1

  1. Đề số 1 Câu 1. Nước Việt Nam nằm ở A. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới. B. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới. C. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới. Câu 2. Biểu hiện của tính da dạng địa hình ven biển nước ta là A. có vịnh cửa sông và bờ biển mài mòn. B. có đầm phá và các bãi cát phẳng. C. có nhiều địa hình khác nhau. D. có các đảo ven bờ và quần đảo xa bờ. Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở A. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. B. hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn. C. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời. D. trong năm, Mặt Trời hai lần lên thiên đỉnh. Câu 4. Địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh do A. lượng mưa lớn theo mùa. B. mất lớp phủ thực vật. C. địa hình dốc. D. có nhiều đá vôi. Câu 5. Chế độ nước theo mùa là do A. độ dốc địa hình lớn. B. mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn. C. trong năm có hai mùa khô và mưa. D. đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều. Câu 6. Điểm nào sau đây thể hiện nước ta dân đông? A. Đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới. B. Nước ta có dân số đông và có nguôn lao động dồi dào. C. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. D. Có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ đất nước. Câu 7. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta là A. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. B. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước. C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn. Câu 8. Thế mạnh nào sau đây không phải ở đồng bằng nước ta? A. Cây trồng ngắn ngày. B. Cây lâu năm. C. Thâm canh, tăng vụ. D. Nuôi trồng thuỷ sản. Câu 9. Một trong những nguyên nhân khiến cây công nghiệp phát triển mạnh ở nước ta trong những năm qua là A. thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến dần hoàn thiện. B. các khâu trồng và chăm sóc cây công nghiệp đều được tự động hóa. C. Nhà nước đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ cây công nghiệp. D. sản phẩm không bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Câu 10. Thuận lợi chủ yếu cho việc khai thác thuỷ sản ở nước ta là có A. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. B. nhiều cánh rừng ngập mặn. C.4 ngư trường trọng điểm. D. các ô trũng ở giữa đồng bằng. Câu 11. Khu vực có mức độ tập trung vào loại cao nhất trong cả nước, nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. C.Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải miền Trung. 1
  2. Câu 12. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là A. dầu. B. than. C. gỗ. D. khí tự nhiên. Câu 13. Tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta gồm A. địa hình, di tích, khí hậu. B. địa hình, khí hậu, nguồn nước. C. lễ hội, khí hậu, nguồn nước. D. khí hậu, lễ hội, di tích. Câu 14. Ý nào sau đây không phải là khó khăn lớn trong sản xuất nông nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ? A. Rét đậm, rét hại, sương muối vào mùa đông. B. Khí hậu có mùa đông lạnh. C. Tình trạng thiếu nước vào mùa đông. D. Mạng lưới cơ sở chế biến còn ít. Câu 15. Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng trong việc phát triển kinh tế - xã hội là A. những tai biến do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa gây ra. B. cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn. C. mật độ dân số quá cao gây sức ép lên đời sống kinh tế - xã hội. D. tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, thiếu hầu hết các nguồn nguyên liệu. Câu 16. Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có các thế mạnh nào sau đây? A. Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm. B. Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm. C. Trồng cây công nghiệp hàng năm, chăn nuôi đại gia súc. D. Chăn nuôi địa gia súc, trồng cây lương thực hoa màu. Câu 17. Ngành sản xuất được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. kinh tế biển. B. chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm. C. khai thác và chế biến gỗ lâm sản. D. cây công nghiệp hàng năm. Câu 18. Điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới ở Tây Nguyên là A. đất badan và khí hậu cận xích đạo. B. đất badan và nguồn nước sông hồ. C. khí hậu cận xích đạo và đất phù sa cổ. D. nguồn nước sông hồ và địa hình cao nguyên. Câu 19. Nhân tố ảnh hưởng quan trọng để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ là A. vị trí địa lý. B. cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng. C. nguồn lao động. D. tài nguyên khoáng sản. Câu 20. Trong quá trình thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở Đông Nam Bộ, vấn đề nào cần được đặc biệt chú ý? A. Ô nhiễm môi trường biển. B. Ô nhiễm môi trường không khí. C. Phương tiện vận chuyển. D. Công nghệ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Câu 21. Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển nông nghiệp là A. mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng. B. đất phèn, đất mặn chiếm trên 60% diện tích. C. thường xuyên chịu tác động của thiên tai. D. đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng. Câu 22. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là A. một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta. B. cơ sở khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa nước ta. C. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất. D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta. Câu 23. Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố. B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh. C. có tỷ trọng lớn trong GDP cả nước. D. cố định về ranh giới theo thời gian. Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh? 2
  3. A. Đồng Nai. B. Long An. C. Bình Phước. D. Bình Dương. Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, vùng khí hậu nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng? A. Nam Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Tây Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, sông Bé thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Sông Thu Bồn. B. Sông Đồng Nai. C. Sông Đà Rằng. D. Sông Mê Công. Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, cây công nghiệp nào sau đây không có ở Đông Nam Bộ? A. Cao su. B. Chè. C. Cà phê. D. Điều. Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, vùng nông nghiệp nào sau đây tiếp giáp với Lào và Campuchia? A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn? A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. B. Hải Phòng, Cần Thơ. C. Cần Thơ, Hà Nội. D. TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, cảng biển nào sau đây thuộc Bắc Trung Bộ? A. Cái Lân. B. Quy Nhơn. C. Cam Ranh. D. Cửa Lò. Câu 31.Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 24, Việt Nam có giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 6 tỷ đô la Mĩ với quốc gia nào sau đây? A. Hoa Kì. B. Trung Quốc. C. Ôxtrâylia. D. Liên bang Nga. Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 24, nhóm hàng nào sau đây có giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất nước ta? A. Công nghiệp nặng và khoáng sản. B. Nông, lâm sản. C. Thủy sản. D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, trung tâm công nghiệp nào ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô dưới 9 nghìn tỷ đồng? A. Việt Trì. B. Hải Phòng. C. Phúc Yên. D. Bắc Ninh. Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 30, khu kinh tế ven biển nào sau đây không nằm ở vùng kinh tế trọng diểm miền Trung? A. Dung Quất. B. Chu Lai. C. Chân Mây - Lăng Cô. D. Vân Đồn. Câu 35.Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1990 2000 2010 2014 Tổng số 9 040,0 12 644,3 14 061,1 14 809,4 Cây lương thực 6 474,6 8 399,1 8 615,9 8 996,2 3
  4. Cây công nghiệp 1 199,3 2 229,4 2 808,1 2 843,5 Cây khác 1 366,1 2 015,8 2 637,1 2 969,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Biểu đồ nào sau đây thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta giai đoạn 1990 – 2014? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ cột. Câu 36. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2005 2009 2010 2014 Khai thác 1 987,9 2 280,5 2 414,4 2 920,4 Nuôi trồng 1 478,9 2 589,8 2 728,3 3 412,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2014? A. Khai thác tăng, nuôi trồng giảm. B. Nuôi trồng tăng, khai thác giảm. C. Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác. D. Khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng. Câu 37. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu A. xích đạo. B. cận nhiệt đới. C. ôn đới. D. nhiệt đới gió mùa. Câu 38. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì? A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình. C. Nằm trong vành đai sinh khoáng. D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Câu 39. Cho biểu đồ về GDP/người của một số quốc gia qua các năm. 4
  5. (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm. B. Quy mô GDP/người của một số quốc gia qua các năm. C. Quy mô và cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua cácnăm. D. Tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia qua các năm. Câu 40. Cho bảng số liệu sau: SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014 (Nguồn vietjack.com) Nhận xét nào sau đây đúng với số khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch của khu vực Đông Nam Á so với khu vực Đông Á, Tây Nam Á? A. Đông Á có số khách du lịch đến nhiều hơn Đông Nam Á và Tây Nam Á cộng lại. B. Đông Nam Á khách du lịch đến nhiều nhưng chi tiêu khách du lịch thấp hơn Đông Á và Tây Nam Á. C. Tây Nam Á khách du lịch đến và chi tiêu của khách đều cao hơn Đông Nam Á. D. Chi tiêu khách du lịch của Đông Á nhỏ hơn tổng chi tiêu khách du lịch Đông Nam Á và Tây Nam Á. HẾT 5