Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 21 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 3210
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 21 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_21_tong_van_sinh.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 21 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 21 Câu 1: Trong số các polime: xenlulozơ, PVC, amilopectin, chất có mạch phân nhánh là A. amilopectin. B. amilopectin và PVC. C. xenlulozơ. D. xenlulozơ và amilopectin. Câu 2: Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng tạo thành thạch nhũ trong các hang động tự nhiên? A. CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O. B. CaO + CO2  CaCO3. to C. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O. D. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2. Câu 3: Các kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Trong số các kim loại: đồng, vàng, bạc, nhôm thì kim loại dẫn điện tốt nhất là A. đồng. B. vàng. C. bạc. D. nhôm. Câu 4: Khi nung nóng than cốc với CaO, CuO, FeO, PbO thì phản ứng xảy ra với A. CuO và FeO. B. CuO, FeO và PbO. C. CaO và CuO. D. CaO, CuO, FeO và PbO. Câu 5: Trong số những quặng có chứa sắt, loại quặng có hàm lượng sắt nhiều nhất là A. hematit. B. manhetit. C. xiđerit. D. pirit. Câu 6: Cho các chất C6H5OH (X), C6H5-NH2 (Y), CH3-NH2 (Z), và C6H5-CH2OH (T). Chất không làm đổi màu qùy tím là A. X và Y. B. X, Y và Z. C. X, Y và T. D. Tất cả các chất. Câu 7: Phản ứng nào sau đây là không đúng? to A. Fe3O4 + 4H2SO4 đặc  FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O. B. 3FeO + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O. C. 2FeCl3 + H2S  2FeCl2 + 2HCl + S. D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3. Câu 8: Vonfam (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân là do: A. W là kim loại rất dẻo. B. W là kim loại nhẹ và bền. C. W có khả năng dẫn điện tốt. D. W có nhiệt độ nóng chảy rất cao. Câu 9: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân? A. LiCl. B. NaNO3. C. KHCO3. D. KBr. Câu 10: Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho các đồng phân mạch hở của C2H4O2 tác dụng lần lượt với từng chất: Na, NaOH, Na2CO3? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 11: Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dụng hóa chất nào sau đây? A. Dung dịch AgNO3 dư. B. Dung dịch HCl đặc. C. Dung dịch FeCl3 dư. D. Dung dịch HNO3 dư. Câu 12: Công thức tổng quát của este no đơn chức là: A. CnH2nO2 (n 2). B. CnH2nO (n 1). C. CnH2n-2O2 (n 1). D. CnH2n+2O2 (n 1). Câu 13: Công thức tổng quát của chất béo là A. (RCOO)3C2H5. B. (RCOO)3C2H4. C. (RCOO)3C3H5. D. (RCOO)3CH3. Câu 14: Cho biết chất nào thuộc đisaccarit: A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ Câu 15: Ứng với công thức C3H9N có số đồng phân amin là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 16: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ visco và tơ axetat B. Tơ nilon-6,6 và tơ capron C. Tơ tằm và tơ enang D. Tơ visco và tơ nilon-6,6 Câu 17: Cho các phương trình rút gọn: (a) Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+ (b) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+ (c) Fe2+ + Mg → Fe + Mg2+ Nhận xét nào dưới đây là đúng? Page 1
  2. A. Tính khử của Mg > Fe > Fe2+ > Cu. B. Tính khử của Mg > Fe2+ > Cu > Fe. C. Tính oxi hóa của Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+. D. Tính oxi hóa của Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+. Câu 18: Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino: A. Axit glutamic. B. Lysin. C. Alanin. D. Valin. Câu 19: Phản ứng nào sau đây viết sai? (1) 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2 (2) 2Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2 (3) 8Fe + 15H2SO4 đặc, nguội → 4Fe2(SO4)3 + 3H2S + 12H2O (4) 2Fe + 3CuCl2 → 2FeCl3 + 3Cu A. (1) và (2). B. (1), (2) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (2), (3) và (4). Câu 20: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit? A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH. Câu 21: Có các dung dịch mất nhãn sau: axit axetic, glixerol, etanol, glucozơ. Thuốc thử dùng nhận ra các dung dịch này là A. quì tím. B. dung dịch AgNO3/NH3. C. CuO. D. quì tím, AgNO3/NH3, Cu(OH)2. Câu 22: Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2. A và B đều cộng hợp với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. A tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước. Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là A. HOOC-C6H4-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5. B. C6H5COOCH=CH2 và C6H5-CH=CH-COOH. C. HOOCC6H4CH=CH2 và HCOOCH=CH-C6H5. D. C6H5COOCH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5. Câu 23: Cho 6,4 gam hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít H2. Hai kim loại đó là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 24: Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68 gam chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy tạo ra 3 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 11,16 gam. B. 11,58 gam. C. 12,0 gam. D. 12,2 gam. Câu 25: Hòa tan hoàn toàn Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ thu được 4,48 lít H2 (đktc), cô cạn dung dịch trong điều kiện không có mặt oxi, thu được 55,6 gam muối với hiệu suất 100%. Công thức phân tử của muối là A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4.9H2O. D. FeSO4.7H2O. Câu 26: Hòa tan 1,8 gam muối sunfat khan của một kim loại hóa trị II trong nước, rồi thêm nước cho đủ 50 ml dung dịch. Để phản ứng với 10 ml dung dịch này cần vừa đúng 20 ml dung dịch BaCl2 0,15M. Công thức hóa học của muối sunfat là A. CuSO4. B. FeSO4. C. MgSO4. D. ZnSO4. Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Hàm lượng % của CaCO3 trong X là A. 6,25%. B. 8,62%. C. 50,2%. D. 62,5%. Câu 28: Cho 10 ml dung dịch muối canxi tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3. Lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 0,28 gam chất rắn. Nồng độ mol của ion canxi trong dung dịch ban đầu là A. 0,50M. B. 0,05M. C. 0,70M. D. 0,28M. Câu 29: Hòa tan hết m gam bột nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch A không chứa muối amoni và 1,12 lít hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với He bằng 10,2. Khối lượng ban đầu m có giá trị bằng A. 3,78 gam. B. 4,32 gam. C. 1,89 gam. D. 2.16 gam. Câu 30: Hỗn hợp A gồm các axit hữu cơ no đơn chức, mạch hở và este no đơn chức, mạch hở. Để phản ứng hết với m gam A cần 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp này thì thu được 0,6 mol CO2. Giá trị của m là A. 8,4 gam. B. 14,8 gam. C. 11,6 gam. D. 26,4 gam. Câu 31: Lấy m gam một axit hữu cơ đơn chức X cho tác dụng với NaHCO3 dư thấy giải phóng 2,2 gam khí. Mặt khác, cho m gam X vào C2H5OH lấy dư rồi đun trong H2SO4 đặc (H = 80%) thì thu được 3,52 gam este. Giá trị của m là A. 2,4 gam. B. 2,96 gam. C. 3,0 gam. D. 3,7 gam. Câu 32: Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,25M và HCl 0,75M. Thể tích dung dịch X cần để trung hòa vừa đủ 40 ml dung dịch Y là A. 0,063 lít. B. 0,125 lít. C. 0,15 lít. D. 0,25 lít. Câu 33: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng Page 2
  3. là A. 75,76%. B. 24,24%. C. 66,67%. D. 33,33%. Câu 34: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol sacarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 9,504. B. 6,480. C. 8,208. D. 7,776. Câu 35: Chia 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng Cu có trong hỗn hợp là A. 8,5%. B. 13,5%. C. 17%. D. 28%. Câu 36: Hợp chất hữu cơ A có tỉ khối hơi so với H2 bằng 30. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam A chỉ thu được 224 ml khí CO2 và 0,18 gam H2O. Chất A phản ứng được với Na tạo ra H2 và có phản ứng tráng bạc. Vậy A là A. CH3COOH. B. HO-CH2-CHO. C. CH3-O-CHO. D. HOOC-CHO. Câu 37: Hòa tan 9,14 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 7,84 lít khí X (đktc); dung dịch Z và 2,54 gam chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là A. 19,025 gam. B. 31,45 gam. C. 33,99 gam. D. 56,3 gam. Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc, dư, thu được dung dịch B và V lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thêm NaOH dư vào dung dịch B. Kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. Giá trị của V là A. 44,8. B. 33,6. C. 22,4. D. 11,2. Câu 39: Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được hai muối có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1. Phần trăm khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là A. 45,38% và 54,62%. B. 50% và 50%. C. 54,62% và 45,38%. D. không có giá trị cụ thể. Câu 40: Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ của hai muối ban đầu là A. 0,30M. B. 0,40M. C. 0,42M. D. 0,45M. ĐÁP ÁN 1A 2C 3C 4D 5B 6C 7A 8D 9C 10D 11C 12A 13C 14B 15B 16A 17D 18B 19D 20B 21D 22D 23B 24A 25D 26C 27D 28A 29A 30B 31C 32B 33A 34A 35C 36B 37B 38C 39B 40B HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Xenlulozơ và PVC có mạnh không phân nhánh còn amilopectin có mạch phân nhánh Chọn A. Câu 2: Chọn C. Câu 3: Độ dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe Chọn C. Câu 4: Chọn D. to Lưu ý: CaO + 3C  CaC2 + CO Câu 5: Chọn B: Fe3O4. Câu 6: Chọn C. to Câu 7: Chọn A vì 2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc  3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O. Câu 8: Chọn D: 3410oC. to Câu 9: 2KHCO3  K2CO3 + CO2 + H2O Chọn C Câu 10: Este HCOOCH3 tác dụng với NaOH. Axit CH3COOH tác dụng được với Na, NaOH, Na2CO3. HO-CH2-CHO tác dụng được với Na. Chọn D. Câu 11: Loại A vì lượng Ag tăng. Loại B vì không tách được Cu. Page 3
  4. Loại D vì cả 3 kim loại đều tan hết. Chọn C: Fe + 2FeCl3  3FeCl2; Cu + 2FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2. Câu 12: Chọn A. Câu 13: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo nên có dạng (RCOO)3C3H5 Chọn C. Câu 14: Đisaccarit gồm saccarozơ và mantozơ Chọn B Câu 15: C3H9N có 4 đồng phân gồm 2 amin bậc một; 1 amin bậc hai và 1 amin bậc ba. CH3-CH2-CH2-NH2; CH3-CH(CH3)-NH2; CH3-NH-CH2-CH3; (CH3)3N Chọn B Câu 16: Tơ tằm là tơ thiên nhiên. Tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp hay còn gọi là tơ nhân tạo. Tơ nilon-6,6; tơ capron và tơ enang là tơ tổng hợp. Chọn A Câu 17: Từ (a) Tính oxi hóa của Cu2+ > Fe2+. Từ (b) Tính oxi hóa của Fe3+ > Cu2+. Từ (c) Tính oxi hóa của Fe2+ > Mg2+. Chọn D. Thực ra chỉ cần thuộc dãy điện hóa, ta có thể lựa chọn đáp án rất dễ dàng. Câu 18: Chọn B: H2N-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Câu 19: (1) sai vì Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 +5 (2) sai vì HNO3 không tạo H2 mà tạo sản phẩm khử của N . (3) sai vì Fe thụ động với H2SO4 đặc, nguội. (4) sai vì Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu. Chọn D. Câu 20: Đipeptit phải có 2 gốc, cả 2 gốc này đều phải là gốc α-amino axit. Loại A vì có tới 3 gốc. Loại C vì cả 2 gốc đều là β. Loại D vì gốc đầu tiên ở dạng β Chọn B Câu 21: Chọn D. Axit axetic CH3COOH làm đỏ quì tím. Glucozơ C6H12O6 tráng bạc. Glixerol C3H5(OH)3 hòa tan Cu(OH)2 tạo phúc màu xanh lam. Câu 22: B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước B là este của phenol RCOO-C6H4-R’ Loại B, C. A tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 anđehit A có dạng RCOOCH= Chọn D. 6,4 Câu 23: R 32 Chọn B. 0,2 Câu 24: nCO2 = nCaCO3 = 0,03 m = mA + mO = 10,68 + 0,03.16 = 11,16 Chọn A. Câu 25: nFeSO4.nH2O = nFe = nH2 = 0,2 152 + 18n = 55,6/0,2 n = 7 Chọn D. Câu 26: 10 ml dung dịch RSO4 cần 0,15.0,02 = 0,003 mol BaCl2 50 ml dung dịch RSO4 cần 0,015 mol BaCl2 R + 96 = 1,8/0,015 R = 24 là Mg Chọn C. Câu 27: Na2CO3 bền với nhiệt nên không bị nhiệt phân. x = nCaCO3 x = nCO2 = 0,1 mNa2CO3=6g y = nNa2CO3 mCaO + mNa2CO3 = 0,1.56 + mNa2CO3 = 11,6 0,1.100.100% %mCaCO3 = 62,5% Chọn D. 0,1.100 6 2+ 0,28 2+ 0,005 Câu 28: nCa = nCaCO3 = nCaO = 0,005 [Ca ] = 0,5M Chọn A. 56 0,01 Câu 29: x = nN2 x + y = 0,05 x = 0,01 y = nN2O 28x + 44y = 10,2.4.0,05 y = 0,04 Bảo toàn ne 3nAl = 10nN2 + 8nN2O nAl = 0,14 m = 0,14.27 = 3,78 Chọn A. Câu 30: Đặt công thức phân tử chung của các axit và este là CnH2nO2. nH2O = nCO2 = 0,6; nNaOH = nCOO = 0,2 Page 4
  5. Bảo toàn khối lượng m = mC + mH + mO = 0,6.12 + 0,6.2 + 0,4.16 = 14,8 Chọn B. 3,52 Câu 31: nRCOOH = nCO2 = 0,05 nRCOOC2H5= 0,05.80% = 0,04 RCOOC2H5 = 88 0,04 R = 15 là CH3 m = mCH3COOH = 0,05.60 = 3g Chọn C. Câu 32: nOH- = (0,2 + 0,1.2)V = 0,4V; nH+ = (0,25.2 + 0,75).0,04 = 0,05 Do trung hòa nên nOH- = nH+ 0,4V = 0,05 V = 0,125 lít Chọn B. Câu 33: Giả sử trong hỗn hợp ban đầu có 1 mol CaCO3 nCO2 = 1 ∆m = mtrước – msau mCO2 = mtrước – 2/3mtrước = 1/3mtrước mtrước = 3mCO2 = 3.44 = 132g 100 %mCaCO3 = .100% 75,76% Chọn A. 132 Câu 34: Ta có nsaccarozơ bị thủy phân = 0,01.60% = 0,006 mol và nmantozơ bị thủy phân = 0,02.60% = 0,012 mol H+ Saccarozơ  2C6H12O6 0,006 mol → 0,012 mol H+ Mantozơ  2C6H12O6 0,012 mol → 0,024 mol Những chất trong dung dịch Y tráng bạc gồm C6H12O6 và mantozơ còn dư AgNO3 /NH3 C6H12O6  2Ag (0,012 + 0,024) mol → 0,072 mol AgNO3 /NH3 Mantozơ còn dư  2Ag (0,02 – 0,012) mol → 0,016 mol mAg = (0,072 + 0,016).108 = 9,504 Chọn A. Câu 35: x = nAl 27x + 56y + 64z = 10 x = 0,1 y = nFe 3x + 2y = 0,25.2 y = 0,1 z = nCu 3x 0,15.2 z = 0,0265625 0,0265625.64.100 %mCu 17% 10 Chọn C. Câu 36: X tác dụng với Na X có nhóm OH hoặc COOH Loại C X tráng bạc Loại A MA = 60 Chọn B. Câu 37: 2HCl  H2 nCl = 2nH2 = 2.0,35 = 0,7 mmuối = (9,14 – 2,54) + 0,7.35,5 = 31,45g Chọn B. Câu 38: 28g chất rắn gồm MgO và Fe2O3 mO trong MgO = 28 – 20 = 8g nMg = mO = 0,5 Bảo toàn ne nNO2 = 2nMg = 1 V = 22,4 Chọn C. Câu 39: nCuO 1 mCuO = 80g Giả sử nCuCl2 = nFeCl3 = 1 Chọn B. nFe2O3 0,5 mFe2O3 = 80g Câu 40: Y gồm 3 kim loại: Ag, Cu, Fe dư. Khi cho Y + HCl nFe dư = nH2 = 0,035 nFe phản ứng = 0,05 – 0,035 = 0,015 Đặt [Ag+] = [Cu2+] = x + 2+ Bảo toàn ne nAg + 2nCu = 2nFe phản ứng + 3nAl 0,1x + 0,1.2x = 2.0,015 + 3.0,03 x = 0,4 Chọn B. Page 5