Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Hóa học - Mã đề: 215 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)

doc 4 trang hangtran11 11/03/2022 1710
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Hóa học - Mã đề: 215 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_hoa_hoc_ma_de_215_nam_hoc_202.doc
  • xlsĐap an TN Môn Hoa.xls

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Hóa học - Mã đề: 215 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 BẮC NINH Bài thi: KHTN - Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Họ và tên học sinh : Số báo danh : Mã đề 215 * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137. * Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước Câu 41. Cacbohiđrat X có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, có nhiều trong quả nho chín. X là A. glucozơ.B. tinh bột.C. xenlulozơ.D. fructozơ. Câu 42. Ở điều kiện thường, chất tồn tại ở trạng thái rắn là A. anilin.B. etyl axetat.C. alanin.D. etylamin. Câu 43. Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl dư? A. Ag.B. Mg.C. Fe.D. Al. Câu 44. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của chất nào sau đây? A. K.B. K 2O.C. N.D. P 2O5. Câu 45. Công thức của tristearin là A. (HCOO)3C3H5.B. (C 2H5COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5.D. (CH 3COO)3C3H5. Câu 46. Số nguyên tử oxi trong phân tử metyl axetat là A. 4.B. 2.C. 3.D. 1. Câu 47. Công thức hóa học của sắt (II) sunfat là A. Fe(OH)3. B. Fe2O3.C. FeCl 2.D. FeSO 4. Câu 48. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy A. có bọt khí thoát ra.B. không có hiện tượng gì. C. có kết tủa trắng và bọt khí.D. có kết tủa trắng. Câu 49. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Cu.B. Fe.C. K.D. Al. Câu 50. Chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng với CH4? A. C2H6.B. C 2H4.C. C 2H2. D. C3H4. Câu 51. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai? A. CH3NH2.B. CH 3NHCH3.C. CH 3CH2NH2. D. (CH3)3N. Câu 52. Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại nhôm với khí clo là A. Al2O3.B. Al(NO 3)3. C. Al(OH)3.D. AlCl 3. Câu 53. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Zn.B. Hg.C. Fe.D. Ag. Câu 54. Chất nào sau đây gọi là xút ăn da? A. Na2CO3.B. NaHCO 3.C. NaNO 3.D. NaOH. Câu 55. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Mg.B. K.C. Na.D. Fe. 1/4 - Mã đề 215
  2. Câu 56. Canxi cacbonat được dùng sản xuất vôi, thủy tinh, xi măng. Công thức của canxi cacbonat là A. Ca(OH)2.B. CaSO 4.C. CaO.D. CaCO 3. Câu 57. Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư? A. Cu.B. Fe.C. Li.D. Al. Câu 58. Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là A. H2.B. CO.C. N 2.D. He. Câu 59. Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc  -glucozơ có số nhóm -OH là A. 2.B. 5.C. 3.D. 6. Câu 60. Số oxi hóa của crom trong hợp chất CrO3 là A. +3.B. +6.C. +4.D. +2. Câu 61. Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. NaCl.B. CuSO 4.C. AgNO 3. D. HCl. Câu 62. Quặng manhetit là quặng giàu sắt nhất nhưng hiếm có trong tự nhiên. Trong quặng manhetit chứa nhiều hợp chất nào sau đây? A. FeO.B. Fe 2O3.C. Fe 3O4. D. Fe(OH)3. Câu 63. Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 14,4 gam Cu. Giá trị của m là A. 10,5.B. 8,4.C. 12,6.D. 6,3. Câu 64. Cho 1,78 gam alanin tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 2,49. B. 2,15. C. 2,51. D. 3,24. Câu 65. Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Tại ruột non của cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành axit béo và A. glixerol.B. NH3, CO2 và H2O. C. CO2 và H2O. D. etylen glicol. Câu 66. Đốt cháy hết một lượng kim loại Mg trong khí O2 dư thu được sản phẩm là 8,0 gam magie oxit. Thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng là A. 1,12 lít.B. 3,36 lít.C. 4,48 lít.D. 2,24 lít. Câu 67. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poli(hexametylen ađipamit).B. Poli(metyl metacrylat). C. Polietilen.D. Polipropilen. Câu 68. Thủy phân 102,6 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là A. 81,0.B. 54,0.C. 40,5.D. 108,0. Câu 69. Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: tơ tằm, bông, capron, nitron, xenlulozơ axetat, visco, nilon-6,6? A. 4.B. 2.C. 5.D. 3. Câu 70. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở, một ancol đơn chức mạch hở và metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 0,97 mol CO2 và 0,84 mol H2O. Cho 0,3 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được 14,1 gam muối. Nếu cho 0,3 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom phản ứng tối đa là x (mol). Giá trị của x là A. 0,13.B. 0,15.C. 0,28.D. 0,02. Câu 71. Cho 4,26 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol KOH và 0,04 mol K3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 16,64 gam hai chất tan. Giá trị của x là A. 0,060.B. 0,099.C. 0,139.D. 0,150. 2/4 - Mã đề 215
  3. Câu 72. Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO 4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả của thí nghiệm được ghi ở bảng sau: Thời gian điện phân Khối lượng Khí thoát ra ở Khối lượng dung dịch (giây) catot tăng (gam) anot sau điện phân giảm (gam) t1 = 965 m Một khí 2,70 t2 = 3860 4m Hỗn hợp khí 9,15 t3 5m Hỗn hợp khí 11,11 Tỉ lệ t3 : t1 có giá trị là A. 6.B. 4.C. 10.D. 12. Câu 73. Tiến hành thí nghiệm: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO 4. Sau 10 phút, trong các phát biểu sau: (a) Dung dịch màu xanh nhạt dần; (b) Có kim loại màu đỏ bám quanh đinh sắt; (c) Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng sắt có tính khử mạnh hơn đồng; (d) Ở thí nghiệm trên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học. Số phát biểu đúng là A. 4.B. 3.C. 1.D. 2. Câu 74. Hình vẽ sau minh họa phương pháp điều chế isoamyl axetat trong phòng thí nghiệm Cho các phát biểu: (a) Lúc đầu lấy vào bình cầu hỗn hợp gồm ancol isoamylic, axit axetic và axit sunfuric đặc. (b) Trong phễu chiết lớp chất lỏng Y có thành phần chính là isoamyl axetat. (c) Nhiệt kế dùng để kiểm soát nhiệt độ trong bình cầu. (d) Phễu chiết dùng tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau. (e) Isoamyl axetat tinh khiết có thể được sử dụng làm hương liệu phụ gia cho thực phẩm. (f) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%. Số phát biểu đúng là A. 3.B. 2.C. 5.D. 4. Câu 75. Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe xOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 27,5.B. 29,1.C. 34,1.D. 22,7. 3/4 - Mã đề 215
  4. Câu 76. Cho este hai chức, mạch hở X (C 7H10O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được ancol Y (no, hai chức) và hai muối của hai axit cacboxylic Z và T (M Z < MT). Chất Y không hòa tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Phát biểu nào sau đây sai? A. Có một công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X. B. Axit Z có phản ứng tráng bạc. C. Oxi hóa Y bằng CuO dư, đun nóng, thu được anđehit hai chức. D. Axit T có đồng phân hình học. Câu 77. Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt cháy hết 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O 2, thu được N2, CO2 và 1,94 mol H2O. Mặt khác, nếu cho 0,26 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Khối lượng của X trong 0,26 mol E là A. 12,60 gam.B. 10,36 gam.C. 12,24 gam.D. 14,28 gam. Câu 78. Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, MX<MY<MZ<130). Thủy phân hoàn toàn 40,7 gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp G gồm hai muối. Cho toàn bộ F vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có khí H 2 thoát ra và khối lượng bình tăng 22,25 gam. Đốt cháy hoàn toàn G cần vừa đủ 5,04 lít O 2, thu được Na2CO3 và 16,55 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Thành phần % theo số mol của Z trong E có giá trị gần nhất là A. 33%.B. 58%.C. 45%.D. 28%. Câu 79. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala- Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là A. 6.B. 5.C. 4.D. 3. Câu 80. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (b) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch KHCO3. (c) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 4.B. 1.C. 2.D. 3. HẾT 4/4 - Mã đề 215