Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Có đáp án)

doc 16 trang thaodu 5810
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lan_1_nam_2017_truong_t.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2017 - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPTQG – LẦN 1 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ Môn: HÓA HỌC – Năm: 2017 Câu 1: Trong công nghiệp HNO3 được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào sau đây? A. KNO3 B. NH3 C. N2 D. NO2 Câu 2: Cho dãy các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol, cumen. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 3B. 6C. 5D. 4 Câu 3: Cho các phản ứng: (a) Cl2 + NaOH → (b) Fe3O4 + HCl → (c) KMnO4 + HCl → (d) FeO + HCl → (e) CuO + HNO3 → (f) KHS + KOH → Số phản ứng tạo ra hai muối là A. 4B. 5C. 3D. 6 Câu 4: Cho dãy các chất ZnO, Cr 2O3, SiO2, Ca(HCO3)2, NH4Cl, Na2CO3, ZnSO4 , Zn(OH)2 và Pb(OH)2 . Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là: A. 4B. 6C. 7D. 5 Câu 5: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với: A. CồnB. GiấmC. Nước đườngD. Nước vôi trong Câu 6: Cho phản ứng: C6H5 -CH=CH2 + KMnO4 → C6H5 -COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O. Khi có 10 phân tử KMnO4 phản ứng thì số nguyên tử cacbon bị oxi hóa là A. 4B. 3C. 6D. 10 Câu 7: Cho CH 3OH tác dụng với CO dư để điều chế axit axetic. Phản ứng xong thu được hỗn hợp chất lỏng gồm axit và ancol dư có M = 53. Hiệu suất phản ứng là: A. 82 %B. 60%C. 66,67 %D. 75 % Câu 8: Trong phân tử hợp chất 2,2,3-trimetylpentan, số nguyên tử cacbon bậc I, bậc II, bậc III, bậc IV tương ứng là : A. 5,1,1 và 1B. 4,2,1 và 1C. 1,1,2 và 4 D. 1,1,1 và 5 Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  2. Câu 9: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7 , sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K 2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là : A. màu da cam và màu vàng chanh B. màu vàng chanh và màu da cam C. màu nâu đỏ và màu vàng chanhD. màu vàng chanh và màu nâu đỏ Câu 10: Cho hỗn hợp Cu, Fe vào dung dịch HNO 3 loãng. Sau phản ứng dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan duy nhất. Chất tan đó là: A. HNO3 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 D. Cu(NO3)2 Câu 11: Chất nào sau đây là monosaccarit? A. AmilozoB. GlucozoC. XenlulozoD. Saccarozo Câu 12: Hậu quả của việc Trái đất đang ấm dần lên là hiện tượng băng tan ở 2 cực. Các núi băng xưa kia nay chỉ còn là các chỏm băng. Hãy chọn những ảnh hưởng có thể xảy ra khi Trái đất ấm lên trong số các dự báo sau: (1) Nhiều vùng đất thấp ven biển sẽ bị nhấn chìm trong nước biển (2) Khí hậu trái đất thay đổi (3) Có nhiều trận bão lớn như bão Katrina A. (1), (2), (3)B. (1), (2)C. (1), (3)D. (2), (3) Câu 13: Loại đá nào sau đây không chứa CaCO3 ? A. Đá phấnB. Thạch caoC. Đá hoa cươngD. Đá vôi Câu 14: Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là: A. 61,78 gamB. 21,6 gamC. 55,2 gamD. 41,69 gam Câu 15: Tính chất vật lý nào sau đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra? A. Ánh kimB. Tính dẻo C. Tính cứngD. Tính dẫn điện và nhiệt Câu 16: Cho các thí nghiệm sau: (1) cho etanol tác dụng với Na kim loại (2) cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói (3) cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2 (4) cho etanol tác dụng với CH3COOH có H2SO4 đặc xúc tác Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol A. 4B. 3C. 2D. 1 Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  3. Câu 17: Để điều chế NaOH trong công nghiệp, phương pháp nào sau đây đúng? A. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng Na2CO3 B. Nhiệt phân Na2CO3 rồi hoà tan sản phẩm vào nước C. Điện phân dung dịch NaCl D. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp Câu 18: Cho dãy chất: Ca3(PO4)2, BaSO4, KNO3 , CuO, Cr(OH)3, AgCl và BaCO3 . Số chất trong dãy không tan trong dung dịch HNO3 loãng là A. 4B. 1C. 2D. 3 Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Chất béo là este của glixerol và các axit béo. B. Hidro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin. C. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu. D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng sau : Ca3(PO4)2 → P → P2O5 → H3PO4. Để điều chế được 5 lít H3PO4 2M cần dùng hết bao nhiêu kg quặng photphorit ? biết hiệu suất của cả quá trình là 80%, hàm lượng Ca3(PO4)2 trong quặng chiếm 95%. A. 2,04 kgB. 1,95 kgC. 1,55 kgD. 2,14 kg Câu 21: Cho các phản ứng sau: 1. A + HCl → MnCl2 + B↑ + H2O 2. B + C → nước gia-ven 3. C + HCl → D + H2O 4. D + H2O → C + B↑+ E↑ Chất Khí E là chất nào sau đây? A. O2 B. Cl2OC. Cl 2 D. H2 Câu 22: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 24,47B. 43,20C. 46,07D. 21,60 Câu 23: Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tính khử tăng dần? A. Ca, K, Mg, AlB. Al, Mg, Ca, KC. Al, Mg, K, CaD. K, Ca, Mg, Al Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  4. Câu 24: Aminoaxit đơn chức X chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y. Y có phân tử khối là bao nhiêu? A. 586B. 771C. 568D. 686 Câu 25: Hỗn hợp khí nào dưới đây tồn tại ở điều kiện thường? A. SO2 và H2SB. Cl 2 và NH3 C. HCl và NH3 D. Cl2 và O2 Câu 26: Cho các chất: CH 3CH2OH, C2H6, CH3OH, CH3CHO, C6H12O6, C4H10, C2H5Cl. Số chất có thể điều chế trực tiếp ra axit axetic (bằng 1 phản ứng) là: A. 3B. 2C. 5D. 4 Câu 27: Cho các hợp kim sau: Fe-Mg, Zn-Fe, Fe -C, Fe-Ca được để trong không khí ẩm, hợp kim nào kim loại Fe bị ăn mòn điện hóa trước? A. Fe-CB. Zn-FeC. Fe-CaD. Fe-Mg Câu 28: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO 2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO 3 (k) ; ∆H < 0 Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4)dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? A. (1), (2), (4), (5)B. (2), (3), (5)C. (1), (2), (4)D. (2), (3), (4), (6) Câu 29: Nhận định nào dưới đây là sai? A. Nguyên tử của các nguyên tố Na, Cr và Cu đều có một electron ở lớp ngoài cùng. B. Bán kính Na lớn hơn bán kính Na+ và bán kính Fe2+ lớn hơn bán kính Fe3+ C. Các nguyên tố, mà nguyên tử của nó số electron p bằng 2, 8, và 14 thuộc cùng một nhóm D. Al là kim loại có tính lưỡng tính Câu 30: Tripeptit X có công thức cấu tạo sau: Lys-Gly-Ala. Tính khối lượng muối thu được khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong trong dung dịch H2SO4 loãng? (Giả sử axit lấy vừa đủ). A. 70,2 gamB. 50,6 gamC. 45,7 gamD. 35,1 gam Câu 31: Hỗn hợp X gồm Al, Fe 3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  5. loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 9,5B. 8,0C. 8,5D. 9,0 Câu 32: Hợp chất hữu cơ C 4H7O2Cl (X), khi thủy phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm, trong đó có hai chất có khả năng phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng của (X) là A. ClCH2COO-CH2-CH3 B. HCOO-CH2- CHCl-CH3 C. HCOOCHCl-CH2-CH3 D. CH3COO-CH2-CH2Cl Câu 33: Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe 3O4 tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu được là: A. 75,75 gamB. 68,55 gamC. 54,45 gamD. 89,70 gam Câu 34: Oxi hóa 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm HCHO, H2O và CH3OH dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thì thu được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa CH3OH là A. 65,5%.B. 76,6%C. 80,0%D. 70,4% Câu 35: Điện phân với điện cực trơ 500ml dung dịch CuSO 4 đến khi thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anốt thì dừng lại. Ngâm một lá sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO 4 ban đầu là: A. 0,4 MB. 1,8 MC. 1,5 MD. 3,6 M Câu 36: Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2 . Cho m gam X vào bình kín có chứa một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được một dung dịch có khối lượng giảm 21,45 gam. Nếu cho Y đi qua bình đựng lượng dư dung dịch brom trong CCl4 thì có 24 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl4 , thấy có 64 gam brom phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần với giá trị nào sau đây nhất A. 22B. 21C. 10D. 21,5 Câu 37: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4 -CH2OH (thơm), CH3CCl3. Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  6. CH3COOC(Cl2 )-CH3 . Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối A. 7B. 5C. 4D. 6 Câu 38: Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl 2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO 3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với: A. 82B. 80C. 84D. 86 Câu 39: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4 thu được khí O2 toàn bộ lượng khí O 2 tác dụng với lưu huỳnh thu được khí SO2. Toàn bộ khí SO2 cho qua 100 ml dung dịch NaOH a M thì thu được dung dịch X có chứa 11,72 gam muối. Giá trị a là A. 1,6B. 1,2C. 1,4D. 1 Câu 40: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnCl2 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 200 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 240 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 21,76B. 16,32C. 13,6D. 27,2 Đáp án 1-B 2-C 3-C 4-D 5- 6- 7- 8- 9- 10- 11- 12- 13- 14- 15- 16- 17- 18- 19- 20- 21- 22- 23- 24- 25- 26- 27- 28- 29- 30- 31- 32- 33- 34- 35- 36- 37- 38- 39- 40- LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Câu 2: Đáp án C Câu 3: Đáp án C Câu 4: Đáp án D Câu 5: Đáp án B Câu 6: Đáp án C Câu 7: Đáp án D cho CH3OH = 1 mol -> mhhsau =60h+32(1-h)=53(1-h+h) -> h=75% Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  7. Câu 8: Đáp án A Câu 9: Đáp án A Câu 10: Đáp án C Câu 11: Đáp án B Câu 12: Đáp án A Câu 13: Đáp án B Câu 14: Đáp án A Câu 15: Đáp án C Câu 16: Đáp án B Các phản ứng thỏa mãn là (1), (3) và (4). *Pứ (1) 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 [Thế H của nhóm OH bởi Na] *Pứ (2) 2C2H5OH + HClbốc khói → 2C2H5Cl + H2O [Thế cả nhóm OH bằng gốc Cl Loại] *Pứ (3) cụ thể như sau. *Pứ (4) vẫn là phản ứng thế hiđro của nhóm OH ancol. Câu 17: Đáp án D Câu 18: Đáp án C Câu 19: Đáp án A Câu 20: Đáp án A Câu 21: Đáp án D Từ phản ứng (1) biết đc khí B là khí Cl2 Từ pứ (2) biết đc C là NaOH Từ pứ (3) biết D là NaCl Từ (4) biết được khí D là H2 Câu 22: Đáp án C Câu 23: Đáp án B Câu 24: Đáp án A Câu 25: Đáp án D Câu 26: Đáp án A 3 chất thỏa mãn đó là CH3CH2OH, CH3CHO và C4H10 Trang 7 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  8. CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + H2O [Lên men giấm] 2+ CH3CHO + ½O2 → CH3COOH [Xúc tác, nhiệt độ, Mn ] 2+ 2C4H10 + 5O2 → 4CH3COOH + 2H2O [Xúc tác, nhiệt độ, Mn ] Câu 27: Đáp án A Một cách để nhớ kim loại nào bị ăn mòn điện hóa trước đó là. KIM LOẠI NÀO MẠNH HƠN THÌ BỊ ĂN MÒN ĐIỆN HÓA TRƯỚC. Ở câu B C và D các bạn có thể dễ dàng nhận thấy tính khử của Fe yếu hơn so với Zn, Ca và Mg ở các đáp án B, C và D Fe KHÔNG BỊ ĂN MÒN ĐIỆN HÓA TRƯỚC. Câu 28: Đáp án B Khi ta tác động 1 trong các yếu tố như nống độ, áp suất, thể tích hoặc nhiệt độ vào 1 hệ đã đạt tới trạng thái cân bằng thì HỆ SẼ CÓ XU HƯỚNG CHỐNG LẠI CÁC TÁC ĐỘNG MÀ TA ĐÃ GÂY RA. (1) Tăng nhiệt độ với hệ có ∆H Lớp ngoài cùng của Cu có 1 electron. 5 1 24Cr: [Ar]3d 4s => Lớp ngoài cùng của Cr có 1 electron. 1 11Na: [Ne]3s => Lớp ngoài cùng của Na có 1 electron. → A đúng. ___ Ở câu B: Na → Na+ + 1e [Đã nhường 1e] → Na+ có số hạt electron = 10 < số hạt proton = 11 → bán kính của Na+ sẽ bị bóp nhỏ hơn so với bán kính của nguyên tử Na. Trang 8 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  9. Giải thích tương tự với Fe 2+ và Fe3+ thấy Fe3+ mất 3e trong khi Fe2+ chỉ mất 2e → bán kính của Fe3+ bị bóp nhỏ hơn so với bán kính của Fe2+. → B đúng. ___ Ở câu C: Câu này đọc kỹ chứ k đọc lướt lướt rất dễ bị nhầm lần nhé các bạn. Electron p tức là electron nằm trên phân lớp p. [Chỉ đếm tổng số electron nằm trên các phân phân lớp p thôi nhé các bạn.] Nguyên tố có 2 electron nằm trên phân lớp p sẽ có cấu hình: 1s2 2s2 2p2 → (C) → Phân nhóm chính IVA Nguyên tố có 8 electron nằm trên phân lớp p sẽ có cấu hình: 1s 2 2s2 2p6 3s2 3p2 → (Si) → Phân nhóm chính IVA Nguyên tố có 14 electron nằm trên phân lớp p sẽ có cấu hình:1s 2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p2 → (Ge) → Phân nhóm chính IVA → C đúng. ___ Ở câu D: [Thực ra ngang đây là các bạn chọn D đc rồi] Al là 1 kim loại. Mà đã là 1 kim loại thì chỉ cho electron → Thể hiện tính khử. Không có khái niệm KIM LOẠI LƯỠNG TÍNH. → D sai → CHỌN D Câu 30: Đáp án B Ta có mMuối = mPeptit + mH2O + mH2SO4 ↔ mMuối = 0,1×(146+75+89-18x2) + 0,1×2×18 + 0,2×98 = 50,6 gam → Chọn B ___ Nếu bạn nào hiểu sâu 1 chút thì muối cũng từ các α Aminiaxit tác dụng với H 2SO4 mà thôi. → mMuối = m(Lys + Gly + Ala) + mH2SO4 = 0,1×(146+75+89) + 0,2×98 = 50,6 gam. Khi các bạn hiểu đc điều này thì sẽ đỡ mất công trừ nước tách ra khi tạo tripeptit rồi sau đó cộng lại nước có được từ phản ứng thủy phân tripeptit. → Gọn hơn được 1 tý. ___ Nói thêm: Trang 9 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  10. Thấy Lysin thì phải nhớ là bản thân nó có tới 2 gốc Amin → ∑ ngốc amin = (2+1+1)×0,1 = 0,4 mol 2- 0,4 → nSO4 cần dùng = nH2SO4 = = 0,2 mol 2 Thêm 1 lỗi nữa các bạn có thể mắc phải đó là quên mất Lysin có 2 nhóm -NH 2 → Chỉ nghĩ có 3 gốc -NH2. → ∑ngốc amin = 3×0,1 = 0,3 mol 2- 0,3 → nSO4 cần dùng = nH2SO4 = = 0,15 mol 2 ↔ mMuối = 0,1×(146+75+89) + 0,1×2×18 + 0,15×98 = 45,7 gam → CHỌN C → SAI →Chú ý cẩn thận với 2 α-aminoaxit là Axit glutamic [2 nhóm -COOH] và Lysin [2 nhóm - NH2] Câu 31: Đáp án A 0,25m n 0,25m n mol O O 16 0,25m nCO 0,03 nO/Y 0,03 mol 2 16 nNO 0,04 - Ta có: mMuối = mKimLoại + mNO3 = (mhh - mO) + (2nO + 3nNO)×62 0,25m 0,75m 62 2 0,03 0,04.3 3,08m m 9,477 16 Câu 32: Đáp án C Thủy phân mà thu đc cả 2 chất đều có khả năng phản ứng tráng gương nên khả năng rất cao este có dạng HCOOR để muối tạo ra có khả năng tráng gương. => Chỉ có thể là B hoặc C. Với B thì: HCOO-CH2-CHCl-CH3 + 2NaOH → HCOONa + HO-CH2-CH(OH)-CH3 + NaCl Nhận thấy HO-CH2-CH(OH)-CH3 k có khả năng tráng gương nên loại. Với C thì: HCOOCHCl-CH2CH3 + 2NaOH → HCOONa + C2H5CHO + NaCl + H2O Nhận thấy HCOONa và CH3CHO có khả năng tham gia pứ tráng gương => 2 Chất Câu 33: Đáp án A Vì kim loại còn dư nên trong dung dịch chỉ chứa muối Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2. Trang 10 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  11. n n Đặt Cu=a và Fe3O4=b ta có được hệ pt sau 2a 2b 3nNO 1 a 0,1875 64a 232b 30,1 0,7 29,4 2 b 0,075 m m n n => mMuối = Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2 = Cux(64+62x2) + 3 Fe3O4x(56+62x2) = 75,75 gam => Chọn A [Bạn nào đọc ngang đây mà hiểu rồi thì thôi k cần xem giải thích nữa nhé] *Giải thích Cu dư thì chỉ có 2 muối sắt 2 và đồng 2 là do: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + Fe2+ [Cu dư => Fe3+ đã hết] *Vì Fe cuối cùng là Fe2+ nên mình giải thích pt(1) của mình ở trên như sau. +Chất cho e chỉ có Cu. Cu Cu 2 2e a  2a => Tổng số mol e cho = 2a +Chất nhận e gồm có Fe3O4 và NO. 8 8 2 Fe 3 3. 2 2e 3Fe 3 b >2b N 5 3e N 2 0,225 Tổng số mol e nhận = 2b + 0,225 Vậy theo định luật bảo toàn số mol e cho và nhận ta sẽ có: 2a = 2b + 0,225 2a - 2b = 0,225 [Đấy chính là phương trình (1) ở trên] *Giải thích đoạn tính mMuối theo bảo toàn nguyên tố. Cu → Cu(NO3)2 n n a >a => Cu(NO3)2= Cu=a Fe3O4 → Fe(NO3)2 n n b >3b => Fe(NO3)2=3 Fe3O4=3b Từ đó ta có: mMuối = a(64+62x2) + 3b(56+62x2) = 75,75 gam. Câu 34: Đáp án C nHCHO đã tạo thành = nAg/4 = 0,03 n n => CH3OH đã bị OXH = HCHO = 0,03 n => H% Oxi hóa CH3OH tạo HCHO = 0,03x100/ CH3OH ban đầu = 80%. Trang 11 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  12. => Chọn C * Giải thích nHCHO = nAg/4. HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3 a/4 nH = 2nH2SO4 = 0,2 vì H2SO4 điện ly 2H ] Đặt nCu2+ chưa bị điện phân = a mol => nFe pứ tối đa = nCu2+ + nH+/2 = (a+0,1) mol [Giải thích dòng trên là Fe cho vào dd sau điện phân sẽ tác dụng với nCu2+ còn dư và nH+ được tạo ra.] Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu a a + 2+ Fe + 2H → Fe + H2 0,1 64a - 56(a+0,1) = 0,8 a = 0,8 mol n n n =>Cu tổng = CuSO4= Cu bị điện phân + Cu chưa điện phân = 0,1 + 0,8 = 0,9 mol CM => CuSO4 = 0,9/0,5 = 1,8M Câu 36: Đáp án B Mấu chốt của bài toán này ở chỗ đây là 1 bài đánh vào phần phản ứng cộng với Br 2 nên các bạn có thể thấy là C4H10 là chất không hề liên quan đến phản ứng Br2 xem như nó k tồn tại Quy hỗn hợp chỉ có 3 chất gồm nC3H6=a, nC2H2=b, nH2=c Trang 12 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  13. Vì các phản ứng xảy ra hoàn toàn mà Y vẫn tác dụng đc với Br 2 H2 hết Bảo toàn pi ta có: nC3H6 + 2nC2H2 = nH2 + nBr2 → a + 2b - c = 0,15 (1) mdung dịch giảm = mCaCO3 - mCO2 - mH2O = 100×(3a+2b) - 44×(3a+2b) - 18×(3a+b+c) = 21,45 → 114a + 94b – 18c = 21,45 (2) Cần 1 phương trình nữa nhưng m gam hỗn hợp X và 11,2 lít hỗn hợp X không tương đương nhau nên các bạn nên lập tỷ lệ chứ đừng đặt thêm 1 ẩn k là tỷ lệ giữa 2 phần nhé ^^!. Ta thấy nếu nX = (a+b+c) mol thì nBr2 tối đa cần = (a + 2b) mol. Ta thấy nếu nX = 0,5 mol thì nBr2 tối đa cần = 0,4 mol. a b c a 2b 0,1a 0,6b 0,4c 0 3 0,5 0,4 ___ Giải hệ 3 pt ta có:nC3H6=0,15, nC2H2=0,075, nH2=0,15 2nCO nH O 22,4 v 2 2 O2 2 0,15 3 2 0,075 2 2 0,15 3 0,075 0,15 22,4 21 2 Câu 37: Đáp án D Phương trình phản ứng của các bạn nè. CH3COOCH2CH2Cl + 2NaOH → CH3COONa + NaCl + C2H4(OH)2 [2 Muối] ClH3N-CH2COOH + 2NaOH → H2N-CH2COONa + NaCl + 2H2O [2 Muối] C6H5Cl + 2NaOH → C6H5ONa + NaCl + H2O [2 Muối] HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O [2 Muối] C6H5COOCH3 + NaOH → C6H5COONa + CH3OH [1 Muối] HO-C6H4CH2OH + NaOH → NaO-C6H4CH2OH + H2O [1 Muối] CH3CCl3 + 4NaOH → CH3COONa + 3NaCl + 2H2O [2 Muối] CH3COOC(Cl2)-CH3 + 4NaOH → 2CH3COONa + 2NaCl + 2H2O [2 Muối] Câu 38: Đáp án A Đặt số mol: nFeCl2 = a mol; nCu = b mol; nFe(NO3)2 = c mol. Ta sẽ có hệ 3 phương trình sau: Trang 13 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  14. 127a 64b 180c 23,76 1 a 0,08 3a 2b 3c 0,58 0,02 2 b 0,1 0,4 0,02 4 c 0,04 2c 3 4 → nAgCl = 2nFeCl2 + nHCl = 0,08 × 2 + 0,4 = 0,56 mol → n Ag = 0,58 – 0,56 = 0,02 mol → mkết tủa = Hỗn hợp kết tủa chỉ do muối kim loại tạo ra = 0,58-0,02 = 0,56 mol. [Và đây chính là tổng điện tích của Fe và Cu ] =>Về sau với n dạng AgNO3 dư này mà còn có khí NO thoát ra thì tổng điện tích của kim loại = Tổng mol 2 kết tủa trừ NO n n n =>Tổng Fex3 + Tổng Cux2 = 0,58- NO = 0,58-0,02 = 0,56 mol => Có đc phương trình 2. + Lý do có phương trình 3. + - Các bạn có thể thấy dung dịch sau phản ứng cho vào AgNO3 thì thấy có NO thoát ra => dung dịch trước đó chỉ còn H và NO3 thì đã hết mất rồi. - Và NO3 ban đầu là do Fe(NO3)2 mang lại. n + n H dư = 4 NO = 0,02x4 = 0,08 mol. n + - => H đã pứ với NO3 có trong Fe(NO3)2 ban đầu = 0,4 - 0,08 = 0,32 mol. Các bạn đã biết pứ sau: + - 4H + NO3 + 3e → NO + 2H2O 0,32 >0,08 [=> nFe(NO3)2 = 0,08/2 = 0,04 mol] Khi các bạn gộp các phép tính lại các bạn sẽ có đc phương trình 3. Câu 39: Đáp án A Phản ứng nhiệt phân thuốc tím. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 0,2 > 0,1 Sau đó đem lượng O2 này tác dụng với S. S + O2 → SO2 Trang 14 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  15. 0,1 >0,1 Thường thì đến đây chúng ta thường có thoi quen chấp nhận có 2 muối rồi giải hệ theo muối và nSO2 nhưng giải đủ thì ta xét các trường hợp sau. TH1: Giá sử chỉ tạo muối NaHSO3 SO2 → NaHSO3 [Bảo toàn nguyên tố S] 0,1 >0,1 => mMuối = mNaHSO3 = 0,1 × 104 = 10,4 gam ≠ 11,72 => Điều giả sử k đúng. TH2: Giả sử chỉ tạo muối Na2SO3 SO2 → Na2SO3 [Bảo toàn nguyên tố S] 0,1 >0,1 => mMuối = mNa2SO3 = 0,1x126 = 12,6 gam ≠ 11,72 => Điều giả sử k đúng. => Khối lượng 11,72 gam đề cho là khối lượng của cả 2 muối NaHSO3 và Na2SO3. n n Đặt NaHSO3 = a và Na2SO3 = b [Thường mọi người sẽ giải từ đây và bỏ qua TH/x1 và TH2 ở trên] => 104a + 126b = 11,72 (1) => a + b = 0,1 (2) [Bảo toàn S mà ta có được] Giải hệ (1) và (2) ta có: n NaHSO3 = a = 0,04 mol n Na2SO3 = b = 0,06 mol n n n => Bảo toàn Natri ta có NaOH = NaHSO3 + 2 Na2SO3 = 0,04 + 0,06x2 = 0,16 mol. n 0,16 CM NaOH 1,6M v 0,1 Câu 40: Đáp án A Bạn nào muốn làm nhanh thì tập trung vào 2 cái tỷ lệ và công thức tính nZn(OH) 2 là đủ rồi nhé. Còn lại mình viết và giải thích để các bạn chưa quen tay vẫn theo được. Thí nghiệm 1: ZnCl2 + 0,4 mol KOH => 3a gam Zn(OH)2 Thí nghiệm 1: ZnCl2 + 0,48 mol KOH => 2a gam Zn(OH)2 Dễ nhận thấy với thí nghiệm 0,4 mol KOH thì khối lượng kết tủa thu đc > so với thí nghiệm dùng 0,48 mol KOH. Số mol lớn hơn nhưng kết tủa lại bé hơn nên ta kết luận với trường hợp 0,48 mol KOH thì kết tủa đã bị tan lại. n n 2+ Đặt => ZnCl2 = b => Zn = b Trang 15 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  16. n n 2+ n - => Zn(OH)2 ở TN2 = 2 Zn - OH /2 = 2b - 0,24 (1) [Giải thích tại sao có công thức này ở bên dưới] Một điều nữa là tỉ lệ khối lượng của 2 thí nghiệm là 3/2 nên tỉ lệ số mol ở 2 thí nghiệm vẫn là 3/2 [QUAN TRỌNG] Vấn đề đặt ra là ta chưa biết đc thí nghiệm dùng 0,4 mol KOH đó thì kết tủa có bị tan lại hay không? TH1: Thí nghiệm 1 kết tủa chưa bị tan lại. n => Zn(OH)2 = nKOH/2 = 0,4/2 = 0,2 mol. (2) Từ (1) và (2) ta có: 0,2 3 14 b 2b 0,24 2 75 m => ZnCl2= b(65+71) ≈25,387 gam [Loại vì k có đáp án phù hợp] TH2: Thí nghiệm 1 kết tủa đã bị tan lại. n n 2+ n - => Zn(OH)2 = 2 Zn - OH /2 = (2b-0,2) mol. (3) Từ (1) và (3) ta có: 2b 0,2 3 b 0,16 2b 0,24 2 m => ZnCl2= b(65+71) = 21,76 gam => Chọn A. Giải thích công thức đã nói ở trên. [Chỉ đúng với trường hợp kết tủa sinh ra bị tan lại 1 phần] Giả sử ta có: nZn2+= a mol nOH-=b mol 2+ - 2+ - Zn +2OH → Zn(OH)2 [Pứ này tính theo Zn và OH dư=(b-2a)] a >2a >a - 2- - Zn(OH)2 + 2OH → [Zn(OH)4] [Pứ này tính theo OH dư vì Zn(OH)2 chỉ tan 1 phần] (0,5b-a) Zn(OH)2 còn lại = nZn(OH)2 tạo ra - nZn(OH)2 bị hòa tan = a - (0,5b-a) = 2a-0,5b n n 2+ n - Zn(OH)2 còn lại = 2 Zn - ⅟2 OH [Lý do mình có đc công thức ở trên kia là như vậy] Trang 16 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải