Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2019 - Mã đề 132 - Đại học Vinh (Có đáp án)

pdf 9 trang thaodu 5780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2019 - Mã đề 132 - Đại học Vinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lan_2_nam_2019_ma_de_13.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2019 - Mã đề 132 - Đại học Vinh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TẠO LẦN 2 NGHỆ AN Môn thi thành phần: HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề THPT CHUYÊN (Đề thi có 40 câu / 5 trang) Mã đề: 132 ĐỀ CHÍNH THỨC Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 41: Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch CrCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,3 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là A. 700. B. 500. C. 350. D. 450. Câu 42: Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính? A. CrO. B. CrO3. C. Cr2O3. D. FeO. Câu 43: X là một loại tơ. Một mắt xích cơ bản của X có khối lượng là 226u (hay đvC). X có thể là A. xenlulozơ triaxetat. B. tơ nilon-6,6. C. poli(metyl metacrylat). D. tơ niron (hay olon). Câu 44: Cho các chất sau: glyxylalanin (Gly-Ala), anilin, metylamoni clorua, natri axetat, phenol. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 45: Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột, thu lấy toàn bộ lượng glucozơ đem lên men thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được V lít (đktc) khí CO2. Hấp thụ hết lượng CO2 trên vào nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 72. B. 32,4. C. 36. D. 64,8. 2+ 2 Câu 46: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là Ba + SO 4 → BaSO4? A. Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3. B. Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O. C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O. D. Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2. Câu 47: Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ, thu được monosaccarit X. Oxi hóa X bằng Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là A. glucozơ, natri gluconat. B. fructozơ, sobitol. C. saccarozơ, glucozơ. D. glucozơ, axit gluconic. Câu 48: Với cấu tạo tinh thể kim loại, kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất? A. Ag. B. Fe. C. Cr. D. Cu Câu 49: Etyl fomat là một este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức của etyl fomat là A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 50: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm? A. Cr. B. Ca. C. K. D. Al. Câu 51: Thành phần chính của thạch cao nung là canxi sunfat. Công thức của canxi sunfat là A. CaCl2. B. CaSO3. C. CaSO4. D. CaCO3. Câu 52: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch kiềm? A. Ba. B. Fe. C. Al. D. Na Câu 53: Một số cơ sở sản xuất thuốc bắc thường đốt một chất bột rắn màu vàng (là một đơn chất) để tạo ra khí X nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì khí X có ảnh hưởng
  2. không tốt đến cơ quan nội tạng và khí X cũng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Khí X là A. CO2. B. NO2. C. SO2. D. H2S. Câu 54: Dung dịch anbumin của lòng trắng trứng dễ bị thủy phân trong dung dịch chất nào sau đây? A. HCl. B. NaCl. C. NaNO3. D. KNO3. Câu 55: Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch chất X, thu được kết tủa màu lục thẫm. Chất X là A. FeCl3. B. CrCl3. C. MgCl2. D. FeCl2. Câu 56: Đốt cháy hoàn toàn amin X bậc 2 (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,45 mol H2O và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là A. C2H9N. B. C4H9N. C. C3H9N. D. C3H7N. Câu 57: Chất nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Amino axit. B. Saccarozơ. C. Chất béo. D. Tinh bột. Câu 58: Kim loại Fe không tan được trong dung dịch A. HCl (đặc, nguội). B. HNO3 (loãng). C. ZnCl2. D. FeCl3. Câu 59: Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) khí. Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 2,40. Câu 60: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH2=CH2. B. CH2=CHCl. C. CHCl=CHCl. D. C2H5Cl. Câu 61: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng KNO3. (b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). (c) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch FeCl2. (e) Cho Si vào dung dịch NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 62: Cho các phương trình phản ứng hóa học sau: X + Y + 2H2O → Z + T T + NaOH → X + 2H2O Y + 2NaOH → E + H2O Y + E + H2O → 2Z 2AlCl3 + 3E + 3H2O → 2T + 3Y + 6NaCl Các chất Z, T, E lần lượt là A. NaAlO2, Al(OH)3, NaHCO3. B. NaAlO2, CO2; Na2CO3. C. CO2, Al(OH)3, NaHCO3. D. NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3. Câu 63: Phát biểu nào sau đây sai? A. Khi đốt cháy hoàn toàn x mol triolein thu được y mol CO2 và z mol H2O thì y – z = 5x. B. Isoamyl axetat có mùi chuối chín, dễ tan trong nước được dùng làm chất tạo mùi thơm trong công nghiệp thực phẩm. C. Trong phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic người ta cho H2SO4 đặc vào để vừa là chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm. D. Khi hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng là triolein (xúc tác Ni, t0) rồi để nguội thì thu được chất béo rắn là tristearin. Câu 64: Cho các phát biểu sau: (a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2, sau các phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa trắng gồm 2 chất. (b) Nhỏ dung dịch NaAlO2 vào lượng dư dung dịch KHSO4 thu được kết tủa trắng. (c) Chì và các hợp chất của chì đều rất độc. + 2+ (d) Nước có chứa nhiều cation Na (hoặc Mg ) và HCO 3 gọi là nước có tính cứng tạm thời. (e) Trong đời sống, người ta thường dùng clo để diệt trùng nước sinh hoạt. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 65: Tiến hành các thí nghiệm sau:
  3. (a) Nhúng dây sắt nguyên chất vào dung dịch AgNO3. (b) Cắt miếng tôn (sắt tráng kẽm), để trong không khí ẩm. (c) Nhúng dây sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. (d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào dung dịch AlCl3. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 66: Hiđrocacbon mạch hở X (26 < MX < 58). Trộn m gam X với 0,52 gam stiren thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Mặt khác, toàn bộ lượng Y trên làm mất màu tối đa a gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 4,8. B. 16,0. C. 56,0. D. 8,0. Câu 67: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được H2O và 9,12 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, nung nóng) thu được chất béo Y. Đem toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với NaOH vừa đủ, rồi thu lấy toàn bộ muối sau phản ứng đốt cháy trong oxi dư thì thu được tối đa a gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 145. B. 150. C. 155. D. 160. Câu 68: Cho chất X (CrO3) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được hợp chất Y của crom. Đem chất Y cho vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được hợp chất Z của crom. Đem chất Z tác dụng dung dịch HCl dư, thu được khí T. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất Z là Na2Cr2O7. B. Khí T có màu vàng lục. C. Chất X có màu đỏ thẫm. D. Chất Y có màu da cam. Câu 69: Đốt môi sắt chứa kim loại M cháy ngoài không khí rồi đưa vào bình đựng khí CO2 (như hình vẽ). Thấy kim loại M tiếp tục cháy trong bình khí đựng CO2. Kim loại M là A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Mg. Câu 70: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba và BaO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 10,435% về khối lượng hỗn hợp) vào nước, thu được 500 ml dung dịch Y có pH = 13 và 0,224 lít khí (đktc). Sục từ từ đến hết 1,008 lít (đktc) khí CO2 vào Y thu được khối lượng kết tủa là A. 0,985 gam. B. 1,970 gam. C. 6,895 gam. D. 0,788 gam. Câu 71: X và Y là 2 este mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Thủy phân X và Y trong dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa hai chất hữu cơ tương ứng là Z và T. Đem Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được E. Lấy E tác dụng với dung dịch NaOH thu được T. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y có thể lần lượt là A. HCOOCH=C(CH3)-CH3 và CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH3COOCH2-CH=CH2 và CH3-COOCH=CH-CH3 C. CH2=CH-COOC2H5 và CH3-COOCH=CH-CH3. D. CH3-COOCH=CH-CH3 và C2H5-COOCH=CH2. Câu 72: Dung dịch X gồm KHCO3 a M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 2,688 lít (đktc) khí CO2. Nhỏ từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a và m lần lượt có thể là A. 0,5 và 20,600. B. 0,5 và 15,675. C. 1,0 và 20,600. D. 1,0 và 15,675. Câu 73: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và KCl vào H2O thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giờ thu được 1,12 lít (đktc) khí ở anot. Nếu điện phân trong thời gian 3,5t giờ thì thu được 2,8 lít (đktc) khí ở anot
  4. và thu được dung dịch Y. Cho 20 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 16,4 gam hỗn hợp kim loại. Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí không tan trong dung dịch. Giá trị của m là A. 58,175. B. 48,775. C. 69,350. D. 31,675. Câu 74: Lấy m gam hỗn hợp rắn gồm Mg, Zn, FeCO3, FeS2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16,71% khối lượng hỗn hợp) nung trong bình chứa 0,16 mol O2, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X không chứa nguyên tố lưu huỳnh và hỗn hợp khí Y (có tỉ khối so với H2 là 27). Cho X vào dung dịch chứa 0,72 mol HCl và 0,03 mol NaNO3, sau phản ứng hoàn toàn thấy dung dịch thu được chỉ chứa muối clorua và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp hai khí thoát ra có khối lượng là 0,66 gam (trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 23. B. 22. C. 24. D. 25. Câu 75: X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được amin Z, ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,5 gam Z, 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn khan M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất M là A. 16,33%. B. 9,15%. C. 18,30%. D. 59,82%. Câu 76: Cho X là axit cacboxylic đa chức (có MX < 200); Y, Z, T là ba ancol đơn chức có cùng số nguyên tử cacbon và trong phân tử mỗi chất có không quá một liên kết π; E là este đa chức tạo bởi X, Y, Z, T. Lấy m gam hỗn hợp Q gồm X, Y, Z, T, E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 18% thu được hỗn hợp G gồm các ancol có cùng số mol và dung dịch chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 26,86%. Cô cạn dung dịch này, rồi đem toàn bộ muối khan đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư, sau phản ứng thu được H2O, 0,09 mol Na2CO3 và 0,15 mol CO2. Cho G vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 38,5 gam và có 0,33 mol khí thoát ra. Phát biểu không đúng về các chất trong hỗn hợp Q là A. Phần trăm số mol X trong Q là 6,06%. B. Số nguyên tử H trong E là 20. C. Tổng khối lượng các ancol trong m gam Q là 35,6 gam. D. Giá trị m là 46,12. Câu 77: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa đồng thời NaAlO2, Ba(AlO2)2, Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol H2SO4 tham gia phản ứng (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau: Giá trị m là A. 77,7. B. 81,65. C. 93,35. D. 89,45. Câu 78: Hỗn hợp M gồm este no, đơn chức mạch hở G, hai amino axit X, Y và ba peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X, Y. Cho 65,4 gam M phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ 600 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 1,104 gam ancol etylic và dung dịch F chứa a gam hỗn hợp ba muối natri của alanin, lysin và axit cacboxylic Q (trong đó số mol muối của lysin gấp 14 lần số mol muối của axit cacboxylic). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b gam M bằng lượng oxi vừa đủ thu được 2,36 mol CO2 và 2,41 mol H2O. Kết luận nào sau đây sai? A. Phần trăm khối lượng este trong M là 3,23%.
  5. B. Khối lượng muối natri của alanin trong a gam hỗn hợp là 26,64 gam. C. Giá trị của a là 85,56. D. Giá trị của b là 54,5. Câu 79: Hòa tan hết a mol FeCO3 vào dung dịch HCl (lấy dư 10% so với lượng cần dùng) thu được dung +5 dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thu được b gam kết tủa. Biết sản phẩm khử của N là khí NO duy nhất, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Biểu thức về mối quan hệ giữa a và b là A. b = 423,7a. B. b = 287a. C. b = 315,7. D. b = 407,5a. Câu 80: Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. (b) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh. (c) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. (d) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (e) Trong nọc kiến có axit fomic, để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt. (g) Xenlulozơ trinitrat được ứng dụng sản xuất tơ sợi. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. HẾT Tải file Word chỉnh sửa được tại đây:
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 NGHỆ AN LẦN 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Môn thi thành phần: HÓA HỌC THPT CHUYÊN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 40 câu / 5 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 132 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. I. CẤU TRÚC ĐỀ: Nhận biết Vận dụng Vận dụng Lớp MỤC LỤC TỔNG Thông hiểu thấp cao Este – lipit 2 2 1 5 Cacbohidrat 1 1 2 Amin – Aminoaxit - Protein 2 1 3 Polime và vật liệu 3 3 Đại cương kim loại 2 1 1 4 12 Kiềm – Kiềm thổ - Nhôm 2 2 2 6 Crom – Sắt 4 1 5 Phân biệt và nhận biết 0 Hoá học thực tiễn 2 2 Thực hành thí nghiệm Điện li 1 1 Nitơ – Photpho – Phân bón 0 11 Cacbon - Silic 0 Đại cương - Hiđrocacbon 1 1 Ancol – Anđehit – Axit 0 10 Kiến thức lớp 10 0 Tổng hợp hoá vô cơ 1 3 4 Tổng hợp hoá hữu cơ 1 1 2 Tổng hợp 1 1 2 II. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT: - Cấu trúc: 65% lý thuyết (26 câu) + 35% bài tập (14 câu). - Nội dung: Phần lớn là chương trình lớp 12 còn lại là của lớp 11. - Đề thi được biên soạn theo cấu trúc của đề minh hoạ 2019. Tải file Word chỉnh sửa được tại đây:
  7. III. ĐÁP ÁN THAM KHẢO: PHẦN ĐÁP ÁN 41C 42C 43B 44A 45D 46A 47A 48C 49B 50A 51C 52B 53C 54A 55B 56C 57D 58C 59B 60B 61A 62D 63B 64A 65C 66D 67B 68D 69D 70A 71D 72B 73A 74A 75C 76D 77D 78C 79D 80B HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 44. Chọn A. Chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là glyxylalanin, metylamoni clorua, phenol. Câu 61. Chọn A. to (a) KNO3  KNO2 + O2 (b) 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O (c) Cl2 + 2FeCl2 2FeCl3 (d) Không phản ứng (e) Si + 2NaOH + H2O Na2SiO3 + 2H2 Câu 62. Chọn D. NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3 2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl Câu 64. Chọn A. (a) Sai, Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2, sau các phản ứng hoàn toàn thu được Ba(HCO3)2 và kết tủa Al(OH)3 màu trắng. (b) Sai, Nhỏ dung dịch NaAlO2 vào lượng dư dung dịch KHSO4, ban đầu có kết tủa trắng Al(OH)3 sau đó tan tạo dung dịch trong suốt. 2+ 2+ (d) Sai, Nước có chứa nhiều cation Ca (hoặc Mg ) và HCO 3 gọi là nước có tính cứng tạm thời. Câu 65. Chọn C. Sắt bị ăn mòn điện hóa học là (a), (c), (d). Câu 66. Chọn D. Lượng CO2 và H2O khi đốt cháy X lần lượt là 0,06 mol và 0,03. Nhận thấy: nnCH và 26 < MX < 58 X là C4H4 (3π) Khi cho Y tác dung với Br2 thì: nBr22 0,015.3 0,005.1 0,05 mol m Br 8 (g) Câu 67. Chọn B. nCO2 Chất X có 57 nguyên tử C trong phân tử nX 0,16 mol 57 Khi hidro hoá hoàn toàn X thu được Y là C57H110O6 (tristearin), thuỷ phân Y thu được C17H35COONa BT: H  2nHOYXHOHO2 35n 35.3n n 2 8,4 mol m 2 151,2 (g) Câu 68. Chọn D. NaOH H24 SO HCl (X)CrO3 (Y)Na 2 CrO 4  (Z)Na 2 Cr 2 O 7  (T)Cl 2 D. Sai, Chất Y có màu vàng. Câu 70. Chọn A. Na : x mol x 2y nOH 0,05 x 0,03 BT: e Quy đổi X thành Ba : y mol  x 2y 2z 0,01.2 y 0,01 O : z mol 16z 0,10435.(23x 137y 16z) z 0,015 Khi cho CO2 tác dụng với Y, có: T 1,11 n2 0,05 0,045 0,005 mol m 0,985 (g) CO3 
  8. Câu 71. Chọn D. Z có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 Z có nhóm -CHO hoặc HCOO- Khi cho E tác dụng với dung dịch NaOH thu được T Z là anđehit và Z, T có cùng số nguyên tử C. Dựa vào đáp án suy ra X, Y lần lượt là CH3-COOCH=CH-CH3 và C2H5-COOCH=CH2. Câu 72. Chọn B. 2n22 n n 0,2 n 0,08 2 CO3 HCO 3 H CO 3 nCO Khi cho từ từ X vào Y thì: 3 2 n2 n nCO 0,12 n 0,04 n CO3 HCO 32 HCO 3 HCO3 Hỗn hợp X gồm Na2CO3 (0,1 mol) và KHCO3 (0,05 mol) a = 0,5. Khi cho từ từ Y vào X thì: n22 n 2n n CO3 H CO 3 HCO 3 2- - Dung dịch E có chứa SO4 (0,025 mol), HCO3 (0,05 mol) BaSO4 : 0,025 Khi cho E tác dụng với Ba(OH)2 dư vào E, thu được kết tủa m 15,675 (g) BaCO3 : 0,05 Câu 73. Chọn A. Tại thời điểm t (s) tại anot thu được khí Cl2 (0,05 mol) ne (1) = 0,1 mol Cl2 : x mol x y 0,125 x 0,075 Tại thời điểm 3,5t (s) tại anot có: O2 : y mol 2x 4y 3,5ne (1) 0,35 y 0,05 2+ + - + nCu2 pư = 0,175 mol và dung dịch Y chứa Cu dư (a mol), H (0,2 mol), NO3 , K 3 Khi cho Y tác dụng với Fe thì: nFe pư = n2 n a 0,075 Cu8 H Chất rắn thu được gồm Fe dư và Cu 20 – 56.(a + 0,075) + 64a = 16,4 a = 0,075 Vậy dung dịch X gồm Cu(NO3)2 (0,25 mol) và KCl (0,15 mol) m = 58,175 (g). Câu 74. Chọn A. Khi nung hỗn hợp trên với O2 thu được hai khí CO2 và SO2 có số mol bằng nhau (vì M = 54) Quy đổi chất rắn X thành M (kim loại) và O + n+ + - Khi cho X tác dụng với HCl và NaNO3 thu được dung dịch Na (0,03 mol), M , NH4 , Cl (0,72 mol) và hỗn hợp hai khí gồm H2: 0,03 mol và NO: 0,02 mol BT: N BTDT  n n n 0,01mol  n.nn 0,68 NH4 NaNO3 NO M BT: e  n.nn 3n 2n 8n 2n n 0,24 mol MNO H2 NH4 O O BT: O  3nFeCO 2.0,16 2n CO 2n SO 0,24 3 2 2 16.3n FeCO3 Tiếp tục với hỗn hợp ban đầu: %mO 0,1671 m = 22,98 (g) m n n n FeCO3 CO 2 SO 2 Câu 75. Chọn C. X:CH3 COOCH 2 COONH 3 C 2 H 5 :xmol y nC25 H OH 0,2 x 0,1 Y:CHOOCCOONHCH:ymol2 5 3 2 5 x y n C2 H 5 NH 2 0,3 Chất rắn trong Q gồm CH3COONa (0,1 mol); HOCH2COONa (0,1 mol), (COONa)2 (0,2 mol) a = 44,8 (g) %mCH3 COONa 18,3% Câu 76. Chọn D. E là este ba chức được tạo bởi axit ba chức X và 3 ancol đơn chức Y, Z, T BT: C 0,09 0,15 Khi đốt cháy muối thì: nR(COONa) 0,06 mol  C R(COONa) 4: CH(COONa) 3 330,06 Ta có: mancol = mb.tăng + mH2 = 39,16 và nancol = 2nH2 = 0,66 mol Mancol = 59,33 3 ancol đó là CH2=CHCH2OH ; CH3CH2CH2OH ; CH3CH(OH)CH3 với số mol mỗi chất là 0,22 mol. Vì số mol ba ancol bằng nhau nên suy ra số mol của Y, Z, T, E cũng bằng nhau Theo đề: nNaOH 3n X 3n E 0,18 mol (BT : Na) (1) và mdd NaOH = 40 (g) mH2 O (NaOH) 32,8 (g)
  9. mCH(COONa)3 mà mdd sau = 47,8 (g) mH O (X) m H O (NaOH) 34,96 n H O (X) 0,12 mol n X 0,04 mol 0,2686 2 2 2 BTKL Thay vào (1) suy ra: nE = 0,02 mol  mQ m dd NaOH m dd sau m G m Q 46,96 (g) D. Sai, Giá trị m là 46,96 gam. Câu 77. Chọn D. Tại nH2 SO 4 a mol n Ba(OH) 2 a mol Tại nH2 SO 4 2,5a mol nH 2n Ba(AlO 2 ) 2 2n Ba(OH) 2 5a n Ba(AlO 2 ) 2 1,5a mol Tại nH2 SO 4 4a mol nH 2n Ba(AlO 2 ) 2 n NaAlO 2 2n Ba(OH) 2 8a n NaAlO 2 3a mol và mAl(OH)3 m BaSO 4 78.(2n Ba(AlO 2 ) 2 n NaAlO 2 ) 233.(n Ba(AlO 2 ) 2 n Ba(OH) 2 ) 105,05 a 0,1 Xét trong đoạn 7a 4n (n n ) 3n n 0,4 mol AlO2 H OH Al(OH)33 Al(OH) Vậy m mBaSO43 m Al(OH) 89,45 (g) Câu 78. Chọn C. Quy đổi M thành CnH2nO2 (0,024 mol), C3H5ON (x mol), C6H12ON2 (0,336 mol), H2O (y mol) Theo đề: 0,024 + x + 0,336 = 0,6 x = 0,24 0,024.(14n + 32) + 18y = 5,352 (1) nCO2 k.(0,024n 0,24.3 0,336.6) 2,36 0,024n 2,736 2,36 Khi đốt cháy M thì: (2) nHO2 k.(0,024n 0,24.2,5 0,336.6 y) 2,41 0,024n y 2,616 2,41 Từ (1), (2) suy ra: n = 4 và y = 0,18 k = 5/6 Các đáp án A, B, D đúng C sai. Câu 79. Chọn D. Ta có: nHCl pư = 2a mol Dung dịch X gồm FeCl2 (a mol) và HCl dư (0,2a mol)  BT: Cl n 2n n 2,2a mol AgCl FeCl2 HCl Khi cho AgNO3 dư vào X thì: b 407,5a BT: e n H  nAg n2 3 0,85a mol Fe 4 Câu 80: Chọn B. (g) Sai, Xenlulozơ trinitrat được dùng chế tạo thuốc súng không khói. HẾT Tải file Word chỉnh sửa được tại đây: