Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lan_2_nam_hoc_2018_2019.doc
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh
- ĐỀ THI THỬ LẦN 02 BẮC NINH NĂM HỌC 2018 – 2019_21/ 03/ 2019 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: MĐ1 Chất X ở điều kiện thường là chất khí, không màu, không mùi, tan rất ít trong nước. X là A. NH3. B. H2S. C. N2. D. Cl2. Câu 2: MĐ1 Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại? A. Ánh kim. B. Tính cứng. C. Tính dẫn điện. D. Tính dẻo. Câu 3: MĐ1 Trong các kim loại sau đây, kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Al. Câu 4: MĐ1 Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Al. B. Ca. C. Na. D. K. Câu 5: MĐ1 2+ 2+ – – 2– Một cốc chứa nước có thành phần ion gồm: Ca , Mg , HCO3 , Cl , SO4 . Nước trong cốc thuộc loại nào ? A. Nước cứng có tính cứng tạm thời. B. Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu. C. Nước cứng có tính cứng toàn phần. D. Nước mềm. Câu 6: MĐ1 Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do A. nhôm là kim loại kém hoạt động. B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước. Câu 7: MĐ1 Kim loại sắt không phải ứng được với dung dịch nào sau đây? A. H2SO4 loãng. B. HNO3 loãng. C. HNO3 đặc, nguội. D. H2SO4 đặc, nóng. Câu 8: MĐ1 Các số oxi hóa đặc trưng của crom là A. +2, +4, +6. B. +3, +4, +5. C. +2, +3, +6. D. +1, +3, +5. Câu 9: MĐ2 + - Phản ứng nào sau đây chỉ có phương trình ion rút gọn là: H + OH → H2O? A. Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O. B. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O. C. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl. D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O. Câu 10: MĐ2 Phản ứng hóa học nào sau đây sai? A. Cu + 2Fe(NO3)3 (dung dịch) Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 B. 2K +2H2O 2KOH + H 2 t0 C. H2 + FeO Fe + H2O D. FeSO4 + Cu CuSO4 + Fe Câu 11: MĐ2 Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: H2SO4 loãng, CuCl2, Fe(NO3)3, AgNO3, NaCl. Số trường hợp phản ứng hóa học xảy ra là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 12: MĐ2 Chỉ dùng dung dịch NaOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Fe, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Cu, Fe2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg. Câu 13: MĐ2 Oxit nào sau đây là oxit axit? A. FeO. B. Fe2O3. C. CrO3. D. Cr2O3. Trang 1/2
- Câu 14: MĐ3 X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch gồm Na2CO3 nồng độ y mol/l và NaHCO3 nồng độ 2y mol/l. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml X vào 100 ml Y, thu được V lít khí CO 2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết 100 ml Y vào 100 ml X, thu được 2V lít khí CO2 (đktc). Tỉ lệ x: y tương ứng là A. 6: 5. B. 8: 5. C. 3: 2. D. 4: 3. Câu 16: MĐ3 Cho m gam Fe vào dung dịch chứa 0,25 mol AgNO 3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,5m gam kim loại. Giá trị của m là A. 8,2 B. 5,6 C. 7,0 D. 6,0 Câu 17: MĐ3 Cho hỗn hợp rắn gồm Na2O, BaO, NaHCO3, Al2O3 và NH4Cl có cùng số mol vào nước dư. Kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan là A. Na2CO3, NaCl và NaAlO2. B. BaCl2, NaAlO2, NaOH. C. NaCl và NaAlO2. D. AlCl3, NaCl, BaCl2. Câu 18: MĐ3 Cho các phát biểu sau: (a) Thạch cao sống có công thức là CaSO4.H2O. (b) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3 chỉ xảy ra ăn mòn hóa học. (c) Crom (III) oxit tan trong dung dịch NaOH loãng. (d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch có ba muối. (e) Nhôm là nguyên tố đứng hàng thứ ba sau oxi và silic về độ phổ biến trong vỏ Trái Đất. (g) Natri hidroxit được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo. Số các phát biểu đúng là A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 19: MĐ3 Hỗn hợp X gồm Fe 2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16% theo khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 2M (dư), thu được dung dịch Y và còn lại 0,27m gam chất +5 rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N ) và 165,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 32. B. 48. C. 28. D. 40. Trang 2/2