Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2017 - Trường THPT Hoàng Mai (Có đáp án)

doc 13 trang thaodu 3030
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2017 - Trường THPT Hoàng Mai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lan_3_nam_2017_truong_t.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2017 - Trường THPT Hoàng Mai (Có đáp án)

  1. Đề thi thử THPTQG Môn Hóa_Lần 3_Trường THPT Hoàng Mai- Quỳnh Lưu -Nghệ An Câu 1: Khi tiến hành điện phân dung dịch CuSO 4, màu xanh của dung dịch không thay đổi. Vậy, anot được làm bằng kim loại: A. Cu.B. Ni.C. Zn.D. Pt. Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng kim loại bị ăn mòn điện hóa học? A. Đốt dây Fe trong khí O2. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3. C. Cho đinh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4 loãng. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl. Câu 3: Đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 32,4.B. 21,6.C. 16,2.D. 10,8. Câu 4: Chất không thủy phân trong môi trường axit là A. xenlulozơ.B. saccarozơ.C. glucozơ.D. tinh bột. Câu 5: Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H 2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là: A. CH3COOCH=CH2.B. CH 2=CHCOOC2H5.C. C 2H5COOC2H5.D. C 2H5COOCH3. Câu 6: Cho dãy chất sau: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOCH3, C2H5NH2, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch KOH đun nóng là: A. 5B. 3C. 4D. 2 Câu 7: Cho các kim loại: Fe, Ca, Ba, Al, K. Số kim loại tan được trong dung dịch NaOH loãng, dư là: A. 3B. 2C. 4D. 5 Câu 8: X, Y, Z đều có công thức phân tử là C 3H6O2. Trong đó: X làm quì tím hóa đỏ. Y tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na kim loại. Z tác dụng được với Na và cho được phản ứng tráng gương. Tổng số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X, Y, Z là: A. 4B. 6C. 3D. 5 Câu 9: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch: A. NaHSO4 + NaOH.B. Na 2CO3 + H2SO4.C. Fe 2(SO4)3 + NaOH. D. KCl + NaNO3 Câu 10: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch H2SO4 loãng: A. Al.B. Zn.C. Mg.D. Ag. Câu 11: Tính chất nào dưới đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại? Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  2. A. Tính dẻo.B. Tính cứng. C. Tính dẫn điện và nhiệt.D. Ánh kim. Câu 12: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là: A. FeSO3.B. Fe 2(SO4)3.C. FeSO 4.D. FeS. Câu 13: Để bảo quản natri, người ta ngâm chìm natri trong: A. phenol lỏng.B. ancol etylic.C. nước.D. dầu hỏa. Câu 14: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là: A. (C6H12O6)n.B. (C 12H24O12)n C. (C12H22O11)n D. (C6H10O5)n Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan trong nước. B. Các amin đều không độc, được sử dụng để chế biến thực phẩm. C. Tất cả các amin đều làm quỳ tím chuyển xanh. D. Để rửa sạch ống nghiệm chứa anilin dùng dung dịch HCl. Câu 16: Số nguyên tử hidro có trong một phân tử Lysin là: A. 8B. 14C. 12D. 10 Câu 17: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion: A. Cu2+, Fe3+.B. Ca 2+, Mg2+. C. Na+, K+.D. Al 3+, Fe3+ Câu 18: Chất sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol là: A. Metyl axetat.B. Glucozơ.C. Triolein.D. Saccarozơ. Câu 19: Polime nào sau đây là polime tổng hợp? A. Tinh bột.B. Tơ visco.C. Tơ capron.D. Tơ tằm. Câu 20: Chỉ dùng phenolphtalein có thể phân biệt được 3 dung dịch trong dãy nào sau đây? A. KOH, NaCl, H2SO4.B. KOH, HCl, H 2SO4. C. KOH, NaCl, K2SO4. D. KOH, NaOH, H2SO4. Câu 21: Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất Y ( C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp có tỉ khối so với He bằng 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam muối của các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là: A. 11,77 gam.B. 10,31 gam.C. 14,53 gam.D. 7,31 gam. Câu 22: Một este có công thức phân tử là C4H8O2. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 8,2 gam muối. Tên gọi của X là: A. Propyl fomat.B. Etyl axetat.C. Metyl propionat.D. Metyl axetat. Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  3. Câu 23: Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 4.B. 2.C. 3.D. 1. Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử. B. Tinh bột là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích. C. Tất cả protein đều tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng. D. Trong mạng tinh thể kim loại, chỉ chứa ion kim loại và electron tự do. Câu 25: Cho 9 gam hỗn hợp Al, Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được 10,08 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp trên là: A. 90%.B. 73%.C. 80%.D. 10%. Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Sục 8,96 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch X, thu được lượng kết tủa là: A. 39,40 gam.B. 78,80 gam.C. 49,25 gam.D. 19,70 gam. Câu 27: Cho 15,94 gam hỗn hợp gồm alanin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch HCl 0,8M vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là: A. 33,91 gam.B. 27,64 gam.C. 33,48 gam.D. 32,75 gam. Câu 28: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là: A. 27,20 gam.B. 14,96 gam.C. 13,60 gam.D. 20,70 gam. Câu 29: Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp gồm metyl acrylat, etylen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng x mol O2, thu được 0,38 mol CO2. Giá trị của x là: A. 0,600.B. 0,500.C. 0,455.D. 0,550. Câu 30: Cho các sơ đồ phản ứng sau:\ C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O. X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4. X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh. Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  4. B. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic. C. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng. D. Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1. Câu 31: Điện phân muối clorua nóng chảy của kim loại kiềm R thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại R ở catot. R là: A. Rb.B. Na.C. Li.D. K. Câu 32: Hòa tan hết 4,05 gam kim loại X vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Nhận xét về kim loại X là đúng: A. X là kim loại có tính khử mạnh.B. X là kim loại nhẹ hơn so với nước. C. X tan cả trong dung dịch HCl và NH3. D. X có độ dẫn điện lớn hơn so với Cu. Câu 33: Cho các phát biểu sau: (1) Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư. (2) Nhôm hiđroxit thể hiện tính axit trội hơn tính bazơ. (3) Dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 hòa tan được bột đồng. (4) Trong công nghiệp nhôm được sản xuất từ quặng đolomit. (5) Ca(OH)2 được dùng làm mất tính vĩnh cửu của nước. (6) CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit. (7) Cu là kim loại dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. (8) Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ, không có màng ngăn xốp thì không thu được đơn chất. Số phát biểu không đúng là: A. 5B. 4C. 6D. 7 Câu 34: Cho sơ đồ sau: NaOH, to + HCl CH OH, HCl khí + KOH X (C4H9O2N) ––– –→ X1 ––– –→ X2 ––– 3 –→ X3 ––– –→ H2NCH2COOK. Vậy X2 là A. H2N-CH2-COOH.B. ClH 3N-CH2COOH. C. H2N-CH2-COONa.D. H 2N-CH2COOC2H5. Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO 3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 9,04 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,568 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 0,04.B. 0,03.C. 0,06.D. 0,05. Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  5. Câu 36: Hỗn hợp X gồm Cu 2O, FeO, M ( kim loại M có hóa trị không đổi), trong X có số –2 mol của ion O gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 48 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 2,1 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 157,2 gam hỗn hợp muối và 4,48 lít khí NO (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 10,25%.B. 15%.C. 20%.D. 11,25%. Câu 37: Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y ( chỉ chứa C, H, O và M X < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là A. 20%.B. 80%.C. 40%.D. 75%. Câu 38: Để thủy phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80 ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 1,42.B. 1,25.C. 1,56.D. 1,63. Câu 39: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeCl 2, FeSO4 vào nước thu được dung dịch Y. Để oxi hóa hết các chất trong Y cần tối thiểu 200 ml dung dịch KMnO 4 0,5M trong H2SO4 loãng. Nếu cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 24 gam chất rắn. Thành phần phần trăm về số mol của FeCl2 trong X là: A. 66,67%.B. 33,33%.C. 50,00%.D. 29,47% Câu 40: Thủy phân a gam hỗn hợp A gồm 1 tetrapeptit X và 1 pentapeptit Y (X và Y đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (a + 31,6) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi B gồm CO2, H2O và N2. Dẫn B đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 112,08 gam so với ban đầu và có 9,856 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A là A. 46,94%.B. 58,92%.C. 35,37%.D. 50,92%. Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  6. Đáp án 1-A 2-C 3-B 4-C 5-B 6-C 7-C 8-D 9-D 10-D 11-B 12-C 13-D 14-D 15-D 16-B 17-B 18-C 19-C 20-A 21-A 22-B 23-B 24-A 25-A 26-D 27-D 28-C 29-C 30-A 31-D 32-A 33-A 34-B 35-C 36-A 37-B 38-D 39-B 40-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Câu 2: Đáp án C Câu 3: Đáp án B Câu 4: Đáp án C Câu 5: Đáp án B Câu 6: Đáp án C Các phản ứng hóa học xảy ra: to • (1). H2NCH(CH3)COOH + KOH ––– –→ H2NCH(CH3)COOK + H2O. to • (2). C6H5 (phenol) + KOH ––– –→ C6H5OK + H2O. to • (3). CH3COOCH3 + KOH ––– –→ CH3COOK + CH3OH. to • (4). CH3NH3Cl + KOH ––– –→ CH3NH2 + KCl + H2O. Chỉ có mỗi amin C2H5NH2 (có tính bazơ) không phản ứng với KOH. Theo đó, đọc yêu cầu + đếm Câu 7: Đáp án C Yêu cầu: kim loại tan được trong dung dịch NaOH loãng, dư (tránh hiểu sai phản ứng được với NaOH nhé.!). Xem nào: Fe + dung dịch NaOH không có hiện tượng gì xảy ra. (Ca, Ba, K) sẽ phản ứng với H2O → (Ca(OH)2; Ba(OH)2; KOH) là các dung dịch kiềm Còn 2Al + 2NaOH (dư) + 2H2O → NaAlO2 + 3H2. Vậy có 4 trong 5 kim loại thỏa mãn Câu 8: Đáp án D X, Y, Z đều có công thức phân tử là C3H6O2. Xét các yêu cầu: • X làm quỳ hóa đỏ → X là các đồng phân axit cacboxylic: có 1 thỏa mãn thôi là C2H5COOH. Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  7. • Y + NaOH nhưng không + Na kim loại → Y là este, có 2 đồng phân là HCOOC 2H5 và CH3COOCH3. • Z + Na → chứa nhóm –OH; Z + AgNO3/NH3 → Ag → Z chứa –CHO ||→ Z là tạp chức, có 2 đồng phân thỏa mãn là CH3–CH(OH)–CHO và CH2(OH)–CH2–CHO. Yêu cầu là tổng đồng phân của X, Y, Z → là 5 Câu 9: Đáp án D Nếu có phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp chất thì chúng sẽ không tồn tại trong cùng một dung dịch. Xem xét: • NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O. • Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O. • Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4. Theo đó, các đáp án A, B, C sai vì chỉ có đáp án D thỏa mãn Câu 10: Đáp án D Câu 11: Đáp án B Câu 12: Đáp án C Câu 13: Đáp án D Câu 14: Đáp án D Câu 15: Đáp án D • anilin C6H5NH2 ít tan trong nước → chứng minh A sai. • Các amin đều độc và không liên quan gì đến chế biến thực phẩm, B sai (liên quan như ta biết là việc khử mùi tanh do amin gây ra trong chế biến thực phẩm thôi). • lại chọn anilin C6H5NH2 không làm quỳ tím chuyển màu đủ chứng minh C sai. • phản ứng: C 6H5NH2 (ít tan) + HCl → C6H5NH3Cl (muối tan) ||→ giúp rửa sạch bình chứa anilin. Câu 16: Đáp án B Câu 17: Đáp án B Câu 18: Đáp án C Câu 19: Đáp án C Câu 20: Đáp án A Một bài tập khá hay.! nếu chỉ dùng phenolphtalein như ta biết chỉ giúp phân được 2 nhóm là bazơ mạnh (làm chất chỉ thị đổi màu hồng) và nhóm kia là axit hoặc muối trung tính (pH tầm 7) không làm phenolphtalein đổi màu. Trang 7 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  8. Như vậy, phải có sự trộn các cặp chất với nhau có phản ứng để có thêm thông tin nhận biết các chất. Từ đó, dùng suy luận chúng ta thấy ngay chỉ có đáp án A đúng. Thật vậy: dùng phenolphtalein biết được KOH; còn NaCl, H2SO4 không phân biệt được. giờ hãy đổ KOH đủ ít vào 2 bình không phân biệt được kia, nếu: • là NaCl thì bình sẽ làm phenolphtalein chuyển màu hồng do KOH không làm gì NaCl cả • là H2SO4 thì khác, với lượng KOH đủ ít thì 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O ở bình này sau đó chứa K2SO4 và H2SO4 dư sẽ không làm phenolphtalein đổi màu. Thế là phân biệt được 3 chất trong 3 ống nghiệm kia thôi. Các đáp án còn lại không phân biệt được theo cách này. Câu 21: Đáp án A X gồm Y (C2H7O2N) → Y là HCOONH3CH3 và Z (C4H12O2N2) → Z là H2NCH2COOH3NC2H5. X + NaOH → 2 amin là CH3NH2 và C2H5NH2 với tỉ lệ 3 : 2. ||→ Thêm khối lượng ||→ giải hệ nY = 0,06 mol và nZ = 0,04 mol. Theo đó, X + HCl thu được 0,06 mol CH3NH3Cl + 0,04 mol C2H5NH3Cl và đừng quên còn 0,04 mol ClH3NCH2COOH nữa nhé. Theo đó, yêu cầu m = mmuối = 11,77 gam. Câu 22: Đáp án B Câu 23: Đáp án B Câu 24: Đáp án A • M → M n+ + ne. "khử cho, o nhận" rõ tính khử chính là tính chất hóa học chung của kim loại. • B sai, phải là saccarozơ → glucozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích. • C sai. các protein hình sợi (như kẻatin của tóc móng sừng, ) hoàn toàn không tan trong nước. loại đúng theo phát biểu là protein hình cầu (như anbumin, hemoglobin, ) • D sai vì trong mạng tinh thể kim loại còn có nguyên tử kim loại nữa, Câu 25: Đáp án A Phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑ || Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O. 0,45 mol H2 suy ra có 0,3 mol Al ||→ %mAl trong hh = 0,3 × 27 ÷ 9 = 90%. Câu 26: Đáp án D 31,3 gam hỗn hợp gồm x mol K và y mol Ba ||→ 39x + 137y = 31,3. Trang 8 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  9. Phản ứng: K + H2O → KOH + ½.H2↑ || Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ ||→ ∑nH2↑ = 0,25 = 0,5x + y. Từ đó, giải x = 0,1 mol và y = 0,2 mol. – ||→ dung dịch X gồm 0,1 mol KOH và 0,2 mol Ba(OH)2. quan tâm ∑nOH = 0,5 mol. – 2– – – Phản ứng: 2OH + CO2 → CO3 + H2O || OH + CO2 → HCO3 . 2– – biết có 0,4 mol CO2 ||→ giải ra sau phản ứng có: 0,1 mol CO3 và 0,3 mol HCO3 . 2+ 2– So sánh 0,2 mol Ba và 0,1 mol CO3 ||→ có 0,1 mol BaCO3↓ → mtủa = 19,70 gam. Câu 27: Đáp án D 15,94 gam hỗn hợp gồm x mol alanin CH 3CH(NH2)COOH và y mol axit glutamic H2NC3H5(COOH)3 phản ứng vừa đủ với 0,2 mol NaOH ||→ x + 2y = 0,2 và khối lượng 15,94 = 89x + 147y ||→ giải ra x = 0,08 mol và y = 0,06 mol ||→ 0,45 mol HCl + X cho sản phẩm tương đương với việc cho 0,45 mol HCl + 0,2 mol NaOH + 0,08 mol Ala + 0,06 mol Glu → thấy ngay dư 0,11 mol HCl. Tuy nhiên, hãy quan tâm yêu cầu: mmuối = 15,94 + (0,08 + 0,06) × 36,5 + 0,2 × 58,5 = 32,75 gam. Câu 28: Đáp án C Câu 29: Đáp án C ☆ dạng bài tập đốt cháy thuần (không quan tâm đến tính chất hóa học của các chất đem đốt). ||→ chúng ta cũng chỉ cần xem xét CTPT của nó thôi: 0,15 mol hỗn hợp gồm C4H6O2 (metyl acrylat) C2H6O2 (etylen glicol); C2H4O (axetanđehit) và CH4O (ancol metylic). Yêu cầu x mol O2 cần để đốt, giả thiết 0,38 mol CO2 ||→ bỏ cụm "H2O". C4H6O2 = 4C + 1H2 + 2H2O; C2H6O2 = 2C + 1H2 + 2H2O. C2H4O = 2C + 1H2 + 1H2O; CH4O = 1C + 1H2 + 1H2O. YTHH 01: 0,15 mol hỗn hợp quy về hỗn hợp gồm: 0,38 mol C + 0,15 mol H2 + ??? mol H2O. không quan tâm H2O vì nó không cần O2 để đốt (mà quan tâm cũng không tính được). C + O2 → CO2; 2H2 + O2 → 2H2O ||→ ∑nO2 cần = 0,38 + 0,15 ÷ 2 = 0,455 mol. Câu 30: Đáp án A theo các sơ đồ phản ứng → phân tích tạm thời: X1 là muối, X3 là axit, X4 là amin. X3 + X4 → nilon-6,6 nên X 3 là axit ađipic HOOC-[CH2]4-COOH và X4 là hexametylenđiamin H2N-[CH2]6-NH2 Luận ngược lại: X1 là NaOOC-[CH2]4-COONa → phân tích công thức của C8H14O4 Trang 9 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  10. Vì phản ứng (1) C8H14O4 + NaOH → X 1 + X2 + H2O (có H2O chứng tỏ có chứa chức – COOH) ||→ C8H14O4 là HOOC-[CH2]4-COOC2H5 (tạp chức este – axit) ||→ X2 ancol etylic C2H5OH. Theo đó, X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh → A đúng. C2H5OH (các ancol) có nhiệt độ sôi nhỏ hơn axit cacboxylic tương ứng là CH 3COOH (axit axetic) → B sai. • X4 như biết là điamin, làm quỳ tím chuyển màu xanh chứ không phải là màu hồng → C sai. • X3 là muối đương nhiên nhiệt độ sôi lớn hơn axit X1 tương ứng rất nhiều → D sai nốt. Câu 31: Đáp án D điện phân nóng chảy Phản ứng: 2RCl ––– –→ 2R + Cl2. 0,04 mol Cl2 → có 0,08 mol R, tương úng 3,12 gam. Kết quả 3,12 ÷ 0,08 = 39 cho biết R là kim loại Kali (K). Câu 32: Đáp án A bấm: 4,05 ÷ (5,04 ÷ 22,4) = 18 = 27 × 2 ÷ 3 ||→ X là kim loại Al (nhôm). • Al đứng gần đầu dãy điện hóa, sau kiềm, kiềm thổ nên nó có tính khử mạnh là hợp lí rồi → A đúng. Còn lại: • B sai. nhôm là kim loại nhẹ, nhưng nó không nhẹ hơn nước. ► nói thêm về vấn đề này, các bạn cần nắm rõ, so sánh nặng nhẹ này phải dựa vào khối lượng riêng, chứ không phải phân tử khối nhé. rất nhiều bạn nhầm vấn đề này, cho rằng do Al có M = 27 > 18 của H2O là sai (dẫn chứng luôn Na, K có M > 18 nhưng nó là các kim 3 loại nhẹ hơn nước do khối lượng riêng của chúng lần lượt 0,97 và 0,86 1,0 g/cm là nặng hơn H2O. • C sai vì NH3 là bazơ yếu, không đủ khả năng phản ứng với Al kim loại như dung dịch kiềm. • Ag > Cu > Al > Fe về độ dẫn điện, dẫn nhiệt → D sai. Câu 33: Đáp án A Xem xét các phát biểu, nhận định: • (1). FeS + HCl → FeCl2 + H2S↑ || CuS không tan trong HCl → phát biểu sai. • (2). Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính thể hiện tính bazơ trội hơn tính axit → phát biểu sai. + – 2+ • (3). dung dịch KNO3 và HCl cho cặp H + NO3 + Cu → Cu + NO + H2O → hòa tan được đồng. • (4). quặng đolomit là CaCO3.MgCO3 ||→ không liên quan gì đến nhôm cả → phát biểu sai. 2+ 2+ – 2– • (5). thêm Ca(OH)2 vào dung dịch (Ca ; Mg ; Cl ; SO4 ) không có tác dụng gì cả. Trang 10 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  11. không những không làm mất mà còn làm tăng tính cứng (thêm Ca2+) → phát biểu sai. • (6). phản ứng: CrO3 + H2O → hỗn hợp axit (H2CrO4 ⇄ H2Cr2O7) phát biểu đúng. • (7). đúng, như ta biết thứ tự Ag > Cu > Au > Al, cho thấy tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. đpdd, không có màng ngăn • (8). NaCl + H2O ––– –→ NaCl + NaClO + H2 rõ hơn, nếu có màng ngăn sẽ thu NaOH + Cl 2 + H2, nhưng nếu không thì NaOH + Cl 2 → NaCl + NaClO mất Cl2 những chú ý vẫn còn H2 là đơn chất nhé → phát biểu sai. ||→ yêu cầu số phát biểu sai → đếm được 5/8 Câu 34: Đáp án B Quá trình các phản ứng hóa học xảy ra theo sơ đồ: • X: H2NCH2COOC2H5 + NaOH → H2NCH2COONa (X1) + C2H5OH. • H2NCH2COONa (X1) + 2HCl → ClH3NCH2COOH (X2) + NaCl • ClH3NCH2COOH (X2) + CH3OH(/HCl khí) ⇄ ClH3NCH2COOCH3 (X3) + H2O. • ClH3NCH2COOCH3 (X3) + 2KOH → H2NCH2COOK + KCl + CH3OH + H2O. ► nhìn nhanh các đáp án, có thể chọn nhanh B vì A, C, D đều còn NH 2 trong khi X2 = X1 + HCl. Câu 35: Đáp án C Xét toàn bộ quá trình bảo toàn electron có: 3nAl + 2nMg = 2nSO2 = 0,14 mol. ► giải tự luận sẽ phải chia nhiều TH, tuy nhiên với trắc nghiệm ta có thể lợi dụng – 2+ 3+ các đáp án A, B, C, D cho biết a ≥ 0,03 → ∑nNO3 ≥ 0,15 mol > 0,14 = 2nMg + 3nAl . 2+ chứng tỏ Cu chưa bị đẩy hết ra ngoài. Theo đó ta có sơ đồ sau: gọi nAgNO3 = x mol → nCu(NO3)2 = 2x mol x mol   3 Al  x mol AgNO : 0,14mol   Al  3 2    Mg NO3  Ag  Mg Cu NO    3 2 5x mol  Cu2   2x mol  9,04mol 2+ bảo toàn điện tích có nCu trong dung dịch = 2,5x – 0,07 mol ||→ nCu trong Y = (0,07 – 0,5x) mol. ||→ mAg + Cu = 108x + 64 × (0,07 – 0,5x) = 9,04 gam ||→ giải ra x = 0,06 mol → a = 0,06M. Câu 36: Đáp án A ► giả thiết số mol O–2 với M khá lạ. nhưng đừng vội tập trung vào nó, cứ đọc giả thiết → sơ đồ → phân tích, bài tập sẽ dần mở ra và các giả thiết sẽ tự có ý nghĩa của nó thôi. Xem nào? Trang 11 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  12. Cu2  Cu2O Fe3 FeO HNO NO NO H O  3 n 3   2 M 0,2mol M 2,1mol  NH4  48gam  157,2gam + ♦ BTKL cả sơ đồ có nH2O = 0,95 mol ||→ bảo toàn H có nNH4 = 0,05 mol. Ghép cụm bảo toàn O hoặc bảo toàn electron mở rộng có: + + ∑nH = 10nNH4 + 4nNO + 2nO trong oxit ||→ nO trong X = 0,4 mol → nM = 0,2 mol. Đến đây cánh cửa giải ra đã mở toang, có rất nhiều hướng cho các bạn khai thác: bảo toàn e, bảo toàn điện tích, khối lượng, Ở đây mình xin trình bày 1 cách "đặc biệt" nhờ số liệu đặc biệt của đề? HÃY ĐỂ Ý CẶP: Cu2O cho 2e, M = 144 và FeO cho 1e, M = 72. ||→ mCu2O + FeO = 72ne cho của Cu2O + FeO. + • bảo toàn electron bình thường có: ne cho của Cu2O + FeO + ne cho của M = 8nNH4 + 3nNO = 1,0 mol (1); • khối lượng hỗn hợp X: mCu2O + FeO + mM = 48 ||→ 72ne cho của Cu2O + FeO + mM = 48. Nhân (1) × 72 rồi trừ theo vế rút về: 72ne cho của M – mM = 24 ⇄ 14,4n – 0,2M = 24. thay n = 1, 2, 3 thì chỉ có TH n = 2 ứng với M = 24 là kim loại Mg thỏa mãn. Thế là đủ, yêu cầu %mMg trong X = 0,2 × 24 ÷ 48 = 10%. Câu 37: Đáp án B ♦ Giải đốt cháy: bảo toàn khối lượng có n CO2 = 1,04 mol ||→ A gồm: 1,04 mol C + 1,68 mol H + 0,4 mol O. • từ thủy phân có X, Y là các hữu cơ đơn chức (dạng -COO-), n ancol = nNaOH ||→ X, Y là các este đơn chức. Kết hợp thủy phân và đốt cháy ||→ nX, Y = 0,4 ÷ 2 = 0,2 mol; ∑nCO2 – nH2O = 0,2 mol ||→ chứng tỏ X, Y đều là este không no, 1 πC=C; MX < MY ||→ Y hơn X một nguyên tử C. Lại có Ctrung bình = 1,04 ÷ 0,2 = 5,2 ||→ X là C5H8O2 và Y là C6H10O2 C5; C6 và số Ctrung bình ||→ đọc ra tỉ lệ nX ÷ nY = 4 ÷ 1 (sơ đồ chéo!). ||→ Yêu cầu %số mol X trong A = 4 ÷ (4 + 1) = 80%. Câu 38: Đáp án D Thủy phân: 7,612 gam X + 2x mol KOH → Y (gồm cả muối + ancol). Đốt Y + O2 → x mol K2CO3 + 0,198 mol CO2 + 0,176 mol H2O. • bảo toàn C có nC trong X = nC trong Y = 0,198 + x mol. • bảo toàn H có nH trong X = nH trong Y – nH trong KOH = 0,352 – 2x mol. • O trong X theo cụm –COO mà n–COO = nKOH = 2x mol ||→ nO trong X = 4x mol. Tổng lại: mX = mC + mH + mO = 7,612 gam. thay vào giải x = 0,066 mol. Trang 12 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải
  13. ||→ nKOH = 2x = 0,132 mol → Yêu cầu a = 2x ÷ 0,08 = 1,65M. Câu 39: Đáp án B Phản ứng hóa học cần chú ý: • 10FeCl2 + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 6MnSO4 + 3K2SO4 + 10Cl2↑ + 24H2O. • 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O. Mình viết phương trình để nhiều bạn thấy rõ phản ứng, còn thực tế, để giải ta chỉ cần dùng bảo toàn electron là ok. thật vậy có 3nFeCl2 + nFeSO4 = 5nKMnO4. ☆ ở quá trình kia, FeCl2 + FeSO4 cuối cùng vế 0,15 mol Fe2O3 ⇄ ∑nFe = 0,3 mol. Giải hệ được nFeCl2 = 0,1 mol và nFeSO4 = 0,2 mol ||→ %nFeCl2 trong X = 0,1 ÷ 0,3 ≈ 33,33%. Câu 40: Đáp án A hỗn hợp muối dạng CnH2nNO2Na; đốt cho 0,44 mol N2 → số mol muối là 0,88 mol. ♦ Giải đốt: 0,88 mol C nH2nNO2Na + O2 → 0,44 mol Na2CO3 + 112,08 gam (CO2 + H2O) + 0,44 mol N2. để ý bên đốt có nC = nH2 nên bên sản phẩm cũng phải có n C = nH2 = (112,08 + 0,44 × 44) ÷ (44 + 18) = 2,12 mol. Giả sử hỗn hợp A gồm x mol X4 có tổng số C là n và y mol Y5 có tổng số C là m. ♦ Giải Thủy phân a gam A cần 0,88 mol NaOH thu (a + 31,6) gam muối + (x + y) mol H2O ||→ x + y = 0,2 mol; lại thêm 4x + 5y = ∑n α–amino axit = 0,88 mol ||→ x = 0,12 mol; y = 0,08 ☆ Nghiệm nguyên: 0,12n + 0,08m = ∑nC = 2,12 ⇄ 3n + 2m = 53. điều kiện: n = ∑số C của X4 → 2 × 4 < n < 3 × 4 tức 9 ≤ n ≤ 11 || m = ∑số C của Y5 → 2 × 5 < m < 3 × 5 tức 11 ≤ m ≤ 14. Kết hợp lại thì chỉ có duy nhất nghiệm n = 9 và m = 13 thỏa mãn. Theo đó: hỗn hợp A gồm: 0,12 mol X là Gly-Gly-Gly-Ala và 0,08 mol Y là Gly-Gly-Ala-Ala-Ala. ||→ %mY trong A = 0,08 × 345 ÷ 58,8 = 46,94% Trang 13 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải