Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Chuyên đề 10: Kim loại kiềm - Kiềm thổ và nhôm

docx 14 trang thaodu 2050
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Chuyên đề 10: Kim loại kiềm - Kiềm thổ và nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_chuyen_de_10_k.docx

Nội dung text: Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Chuyên đề 10: Kim loại kiềm - Kiềm thổ và nhôm

  1. Chuyên đề 10: Kim loại kiềm . kiềm thổ và nhôm Vấn đề 1: Lí thuyết A. KIM LOẠI KIỀM - Kim loại nhóm kiềm hay kim loại nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs và Fr. Trong các kim loại này chúng ta thường gặp là Na và K. - Các kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối nên rất nhẹ, chúng dễ nóng chảy và mềm. Li là kim loại nhẹ nhất, Cs do có bán kính nguyên tử lớn nên dùng làm tế bào quang điện, Fr là nguyên tố phóng xạ. - Kim loại kiềm là những kim loại có tính khử mạnh nhất (so với các kim loại thuộc cùng chu kì). Kim loại kiềm tác dụng được với nước (tạo thành kiềm và giải phóng khí H 2); tác dụng được với nhiều phi kim; với các dung dịch axit (phản ứng với axit trước, nước sau); các dung dịch muối (kim loại kiềm phản ứng với nước trước rồi bazơ sinh ra mới tham gia vào các phản ứng khác nếu có) - Kim loại kiềm chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua hoặc hiđroxit của chúng. Hiđroxit của các kim loại kiềm đều có dạng MOH. Đây đều là những bazơ mạnh tan tốt trong nước. Chúng làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Chúng tác dụng với oxit axit tùy tỷ lệ cho ra muối axit hoặc muối trung hòa. Chúng tác dụng mạnh với axit, với dung dịch muối, với một số khí và các chất lưỡng tính - Hiđroxit của kim loại kiềm là hóa chất quan trọng trong các phòng thí nghiệm, và trong công nghiệp. Để điều chế chúng thường thì người ta điện phân dung dịch muối clorua bão hòa có màng ngăn. Muối cacbonat của kim loại kiềm có hai loại là muối axit MHCO3 và M2CO3. Các muối này đều tan tốt trừ NaHCO3 ít tan. Các dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm đều có môi trường kiềm trong đó dung dịch muối axit có môi trường kiềm yếu hơn dung dịch muối trung hòa. Muối trung hòa là bazơ Bronsted còn muối axit là chất lưỡng tính. Trong phản ứng của muối cacbonat với dung dịch axit cần lưu ý bài toán phản ứng nối tiếp (khi cho từ từ). B.KIM LOẠI KIỀM THỔ - Kim loại kiềm thổ hay kim loại nhóm IIA gồm Be, Mg, Ca, Sr, Ba và Ra trong đó Radi là nguyên tố phóng xạ. Chúng ta thường gặp Mg, Ca và Ba. Đây đều là những kim loại có tính khử mạnh (nhưng yếu hơn kim loại kiềm cùng chu kì). Be và Mg có cấu trúc lục phương; Ca và Sr có cấu trúc lập phương tâm diện còn Ba có cấu trúc lập phương tâm khối. - Các kim loại kiềm thổ tương đối nhẹ, tương đối dễ nóng chảy và tương đối mềm (so với các kim loại nói chung thì kim loại kiềm thổ nhẹ hơn, mềm hơn, dễ nóng chảy hơn nhưng nếu so với kim loại kiềm thì kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, cứng hơn và nặng hơn).Trong ba kim loại thường gặp thì Ca và Ba có tính chất hóa học tương đối giống nhau (có phản ứng với nước) còn Mg thì khác hơn (không có phản ứng với nước). Cũng như kim loại kiềm các kim loại kiềm thổ chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Các kim loại kiềm thổ tạo thành các hiđroxit có công thức chung là M(OH) 2 trong đó chỉ có Ca(OH) 2, Ba(OH)2 và Sr(OH)2 tan trong nước; Mg(OH)2 kết tủa màu trắng còn Be(OH)2 có tính lưỡng tính. Ca(OH)2 hay gặp hơn cả ở dạng dung dịch chúng ta gọi là nước vôi trong, ở dạng bột gọi là vôi bột còn dạng nhão gọi là sữa vôi hay vôi tôi.
  2. - Các hiđroxit tan có đầy đủ tính chất của một bazơ kiềm như đổi màu chỉ thị, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối và quan trọng nhất là phản ứng với oxit axit (hay gặp nhất là CO 2). Mg(OH)2 không tan trong nước nhưng bị axit mạnh hòa tan và ở nhiệt độ cao phân hủy tạo thành MgO và nước. Ca(OH)2 được điều chế nhờ phản ứng tôi vôi. Ca(OH)2 có nhiều ứng dụng trong xây dựng, nông nghiệp, Kim loại kiềm thổ tạo thành nhiều loại muối khác nhau trong đó quan trong nhất là muối cacbonat, muối clorua, muối sulfat; đặc biệt là muối của canxi. Các muối clorua của kim loại kiềm thổ đều tan, muối cacbonat trung hòa thì kết tủa nhưng muối cacbonat axit thì tan tốt, muối sulfat của Mg tan tốt của Ca ít tan còn của Ba không tan cả trong axit mạnh. - CaCO3 thường gọi là đá vôi có nhiều trong tự nhiên. - CaSO4 thường gọi là thạch cao có nhiều ứng dụng như bó bột, làm khuôn, nguyên liệu xi măng -Canxi oxalat (CaC2O4) là thành phần chính của sỏi thận - Canxi cacbua (CaC2) dùng trong công nghiệp sản xuất Axetilen, khử Lưu huỳnh từ kim loại thô, - Canxi cyanamit (CaCN2) dùng làm phân bón NƯỚC CỨNG - Nước cứng là loại nước chứa nhiều ion Ca 2+ và Mg2+ (do trong chu trình vận chuyển của nước có giai đoạn nước ở trong đất nên hòa tan các hợp chất chứa Ca và Mg). Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên là nước mềm. - Nước cứng có 3 loại là: + Nước cứng tạm thời (là loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng do muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân thành muối không tan). Tính cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gây ra. + Nước cứng vĩnh cửu. Tính cứng vĩnh cửu của nước do các loại muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4 gây ra. + Nước cứng toàn phần là nước cứng có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu. TÁC HẠI CỦA NƯỚC CỨNG Nước cứng gây nhiều tác hại như làm tốn xà phòng khi giặt giũ, làm mất mùi vị khi nấu ăn, làm tốn năng lượng khi đun nấu và có thể gây nên hiện tượng chậm sôi rất nguy hiểm với nồi hơi. PHƯƠNG PHÁP LÀM MỀM NƯỚC CỨNG 1. Nguyên tắc Làm giảm nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ trong nước. 2. Các phương pháp làm mềm nước cứng a. Phương pháp kết tủa - Với nước cứng tạm thời: + Đun sôi. + Thêm Ca(OH)2 vừa đủ. 2- 3- + Thêm các dung dịch kiềm khác, dung dịch muối CO3 , dung dịch PO4 . - Với nước cứng vĩnh cửu: 2- 3- Thêm các dung dịch muối CO3 , dung dịch PO4 . b. Phương pháp trao đổi ion Hiện nay các máy lọc nước có thể khử tính cứng của nước được dùng khá phổ biến. C.NHÔM I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN 2 2 6 2 1 - Cấu hình e nguyên tử: 13Al: 1s 2s 2p 3s 3p
  3. - Vị trí: Al thuộc ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 0 0 - Mạng lập phương tâm diện, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; t nc = 660 C . - Màu trắng bạc, khá bền và dai, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (D = 2,7). - Một số hợp kim của nhôm: + Đuyra (95% Al; 4% Cu; 1% Mg, Mn, Si): nhẹ bằng 1/3 thép, cứng gần bằng thép. + Silumin (gần 90% Al; 10% Si): nhẹ, bền. + Almelec (98,5% Al; còn lại là Mg, Si và Fe) dùng làm dây cáp. + Hợp kim electron (10,5% Al; 83,3% Mg còn lại là Zn, Mn ): chỉ nặng bằng 65% Al lại bền hơn thép, chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong một giới hạn lớn nên được dùng làm vỏ tên lửa. III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ quả đất. Trong tự nhiên, Al có trong: - Đất sét: Al2O3.2SiO2.2H2O. - Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O. - Boxit: Al2O3.nH2O. - Criolit: 3NaF.AlF3 hay (Na3AlF6). IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e 1. Tác dụng với các phi kim a. Với oxi - Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt (vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp): 2Al + 3O2 → Al2O3 - Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói. - Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al (bằng cách tạo hỗn hống Al - Hg hoặc dùng Al bột đun nóng). b. Với các phi kim khác - Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → muối. - Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen: 2Al + 3X2 → 2AlX3 - Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S: 2Al + 3S → Al2S3 - Khi nhiệt độ rất cao, Al kết hợp với C và N2: 0 4Al + 3C → Al4C3 (800 C) 2. Tác dụng với nước
  4. - Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 - Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. 3. Tác dụng với oxit của kim loại kém hoạt động hơn (phản ứng nhiệt nhôm) - Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nó: 2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe - Những lưu ý khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm: + Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm → H 2 thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100% + Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm không có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al. + Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi (bảo toàn khối lượng). + Vận dụng bảo toàn electron. 4. Tác dụng với dung dịch axit + a. Với H (HCl, H2SO4 loãng ) Al phản ứng dễ dàng → muối + H2 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 b. Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNO3 loãng hoặc đặc, H2SO4 đậm đặc Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O 2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Chú ý: - Al thụ động với H 2SO4 đặc nguội và HNO 3 đặc nguội → có thể dùng thùng Al để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. - Phản ứng của Al với dung dịch HNO3 có thể tạo thành muối amoni. 5. Tác dụng với dung dịch bazơ - Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2 - Cơ chế: + Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 + Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O Quá trình này lặp đi lặp lại đến hết. - Chú ý:
  5. + Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng: 2M + 2H2O → 2MOH + H2 MOH + H2O + Al → MAlO2 + 3/2H2 + Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra: * Trường hợp 1. Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al. * Trường hợp 2. Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm 2000 C) - Tính lưỡng tính: + Al2O3 là oxit bazơ khi tác dụng với axit mạnh → muối + H2O. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O + Al2O3 là oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh → muối + H2O. Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
  6. hay Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4] - - Al2O3 + 2OH → 2AlO2 + H2O b. Điều chế Nhiệt phân Al(OH)3: 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O 2. Nhôm hiđroxit Al(OH)3 Là chất kết tủa keo, màu trắng. a. Tính chất hóa học - Kém bền với nhiệt: 0 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O (t ) - Là hiđroxit lưỡng tính: + Tác dụng với axit mạnh: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O + Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh: Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4] b. Điều chế - Kết tủa Al3+: 3+ - Al + 3OH (vừa đủ) → Al(OH)3 3+ + Al + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4 - - Kết tủa AlO2 : - - AlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + HCO3 - + AlO2 + H (vừa đủ) + H2O → Al(OH)3 3. Muối nhôm (hay gặp: phèn chua: K2SO4, Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O) - Các dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 và Al(NO3)3 đều là các axit theo Bronstet có môi trường axit: 3+ - AlCl3 → Al + 3Cl 3+ + Al + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3H → Giải thích được sự thủy phân của muối Al trong các dung dịch có tính bazơ: 2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2 Phản ứng với dung dịch kiềm: (chú ý cách thức và tỷ lệ phản ứng) 3+ - Al + 3OH → Al(OH)3 3+ - - Al + 4OH → [Al(OH)4] - - Al(OH)3 + 3OH → [Al(OH)4] - Các muối aluminat NaAlO 2, KAlO2, Ba(AlO2)2 và Ca(AlO2)2 đều là bazơ dung dịch có môi trường bazơ. - - AlO2 + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3OH - + AlO2 + H + H2O → Al(OH)3 + 3+ Al(OH)3 + 3H → Al + 3H2O
  7. Một số loại quặng phổ biển trong tự nhiên I. Quặng sắt: 1. Hematit đỏ: Fe2O3 khan 2. Hematit nâu (limonit): Fe2O3.nH2O 3. Manhetit: Fe3O4 4. Xiderit: FeCO3 5. Pirit: FeS2 (không dùng qặng này để điều chế Fe vì chứa nhiều lưu huỳnh, dùng để điều chế H2SO4). II. Quặng kali, natri: 1. Muối ăn : NaCl ; 2. Sivinit: KCl.NaCl 3. Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O 4. Xô đa : Na2CO3 5. Diêm tiêu: NaNO3 6. Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O III. Quặng canxi, magie: 1. Đá vôi, đá phấn . CaCO3 2. Thạch cao : CaSO4.2H2O 3. Photphorit :Ca3(PO4)2 4. Apatit: Ca5F(PO4)3 hay 3Ca3(PO4)2.CaF2 5. Đolomit CaCO3.MgCO3 (đá bạch vân). 6. Florit: CaF2. 7. Cacnalit: KCl.MgCl2.6H2O 8. Manhezit : MgCO3 , 9. Cainit: KCl.MgCl2.6H2O VI. Quặng nhôm: 1. Boxit: Al2O3.nH2O (thường lẫn SiO2, Fe2O3 và một số tạp chất khác). 2. Cryolit: Na3AlF6 hay AlF3.3NaF 3. Cao lanh: Al2O3.2SiO2.2H2O 4. Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O . Vấn đề 2: Bài tập trắc nghiệm theo các mức độ nhận thức. NHẬN BIẾT Câu 1: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH? A. NH4Cl B. KCl C. Na2CO3 D. HCl 2+ 2+ 2- - 2- Câu 2: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca , Mg , HCO3 , Cl , SO4 .Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là A. Na2CO3 . B. HCl. C. H2SO4. D. NaHCO3 Câu 3: Al có thể tan được trong nhóm các dung dịch nào sau: A. HCl, H2SO4 loãng B. CuSO4, MgCl2 C. FeCl2, KCl D. (HNO3, H2SO4) đặc nguội. Câu 4: Al2O3, Al(OH)3 bền trong A. dd HCl B. dd Ca(OH)2 C. H2O D. dd Ba(OH)2. Câu 5: Al(OH)3 không tan trong dung dịch
  8. A. HCl, H2SO4 loãng B. NH3 C. Ba(OH)2, KOH D. HNO3 loãng. Câu 6: Các chất Al, Al2O3, Al(OH)3 không tan được trong: A. dd HNO3 loãng B. dd HCl, H2SO4 loãng C. dd Ba(OH)2, NaOH D. H2O, dd NH3 Câu 7: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Sau phản ứng dung dịch thu được có. A. NaCl, NaOH B. NaCl, NaOH, AlCl3 C. NaCl, NaAlO2 D. NaCl, NaOH, NaAlO2. Câu 8: Phản ứng nhiệt nhôm ( đun nóng oxit kim loại với Al ở nhiệt độ cao) dùng điều chế những kim loại A. Al, Fe, Mg B. Fe, Zn, Cu C. Cu, Na, Zn D. Ca, Fe, Cu. Câu 9: Kim loại nào sau đây được dùng nhiều nhất để đóng gói thực phẩm: A. Zn B. Fe C. Sn D. Al Câu 10: Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt. A. Chỉ có Cu B. Cu và Al C. Fe và Al D. Chỉ có Al Câu 11: Trong các dung dịch muối sau: Na2SO4 , BaCl2 , Al2(SO4)3 ,Na2CO3 .Dung dịch làm cho quỳ tím hoá đỏ là: A. Al2(SO4)3 B. BaCl 2 C. Na2CO3 D. Na2SO4 Câu 12: Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện: 3+ - 3+ A. Cho muối Al tác dụng với dd OH (dư). B. Cho muối Al tác dụng với dd NH3 (dư). C. Cho Al2O3 tác dụng với H2O. D. Cho Al tác dụng với H2O. Câu 13: Khi hoà tan AlCl3 vào nước ,hiện tượng xảy ra là: A. Dung dịch vẫn trong suốt B. Có kết tủa C. Có kết tủa đồng thời có giải phóng khí D. Có kết tủa sau đó kết tủa tan Câu 14: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được: A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan. C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại kết tủa. D. dung dịch trong suốt. Câu 15: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây? A. Dung dịch natri hiđrocacbonat. B. Nước đun sôi để nguội. C. Nước đường saccarozơ. D. Một ít giấm ăn. Câu 16: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. C. không có kết tủa, có khí bay lên. D. chỉ có kết tủa keo trắng Câu 17: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp điện phân A. dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. B. dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. C. dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. D. NaCl nóng chảy. Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Al bền trong không khí và nước B. Al tan được trong các dung dịch NaOH, NH3 C. Al2O3, Al(OH)3 không tan và bền trong nước D. Dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 có môi trường axit Câu 19: Những ứng dụng nào sau đây của Al không đúng? A. Hợp kim nhôm được dùng trong ngành hàng không, vận tải B. Sản xuất thiết bị điện ( dây điện điện), trao đổi nhiệt ( dụng cụ đun nấu) C. Sản xuất, điều chế các kim loại quí hiếm ( Au, Pt, Ag). D. Trang trí nội thất, xây dựng nhà cửa, hỗn hợp tecmit Câu 20: Điều nào sau đây không đúng? 2+ 3+ A. Al khử được Cu trong dung dịch . B. Al bị khử bởi Na trong dung dịch AlCl3.
  9. C. Al2O3 là hợp chất bền với nhiệt. D. Al(OH)3 tan được trong dd HCl và dd NaOH. Câu 21: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan B. chỉ có kết tủa keo trắng C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên D. không có kết tủa, có khí bay lên Câu 22: Tại sao miếng Al (đã cạo sạch màng bảo vệ Al 2O3) khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh A. Vì Al có tính khử kém hơn kim loại kiềm, kiềm thổ B. Vì Al là kim loại có thể tác dụng với dung dịch kiềm C. Vì Al tạo lớp màng bảo vệ Al(OH)3. Lớp màng bị tan trong dung dịch kiềm mạnh D. Vì Al là kim loại có hiđrôxit lưỡng tính. Câu 23: Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3 B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4 C. Do sự phân huỷ Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2 D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch CaCO3 + H2O + CO2 ⇄ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu. Câu 24: Tại sao miếng Al (đã cạo sạch màng bảo vệ Al 2O3) khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh A. Vì Al có tính khử kém hơn kim loại kiềm, kiềm thổ B. Vì Al là kim loại có thể tác dụng với dung dịch kiềm C. Vì Al tạo lớp màng bảo vệ Al(OH)3. Lớp màng bị tan trong dung dịch kiềm mạnh D. Vì Al là kim loại có hiđrôxit lưỡng tính. Câu 25: Hiện tượng nào sau đây là đúng. A. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Al2(SO4)3 đến dư, lượng vừa xuất hiện, lắc tan, sau một thời gian lại xuất hiện nhiều dần B. Nhỏ từ từ dd HCl vào dd NaAlO2 cho đến dư, lượng xuất hiện nhiều dần, sau đó tan từ từ và mất hẳn C. Sục luồng khí CO2 từ từ vào dung dịch NaAlO2, xuất hiện, sau đó tan dần do khí CO2 có dư D. Cho một luồng khí CO 2 từ từ vào nước vôi trong, xuất hiện nhiều dần và không tan trở lại ngay cả khi CO2 có dư THÔNG HIỂU Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3→ (Y) → NaNO3. X và Y có thể là A. NaOH và NaClO. B. Na 2 CO 3 và NaClO. C. NaClO 3 và Na2CO3. D. NaOH và Na 2 CO 3 . Câu 27: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau: X → X1 + CO2 X1 + H2O → X2 X2 + Y → X + Y1 +H2O X2 + 2Y → X + Y2 + H2O Hai muối X, Y tương ứng là A. CaCO3 ,NaHSO4 B. CaCO3, NaHCO3. C. BaCO 3 , Na 2 CO 3 . D. MgCO3, NaHCO3. + 2+ 2+ - Câu 28: Trong 1 cốc nước chứa 0,01 mol Na ; 0,02 mol Ca ; 0,01 mol Mg ; 0,05 mol HCO3 ; 0,02 mol Cl-. Hãy chọn các chất có thể dùng làm mềm nước trong cốc A. HCl, Na2CO3,Na2SO4 B. Na2CO3 , Na3PO4 C. Ca(OH)2, HCl, Na2SO4 D. Ca(OH)2, Na2CO3 + 2+ 2+ - Câu 29: Trong 1 cốc nước chứa 0,01 mol Na ; 0,02 mol Ca ; 0,01 mol Mg ; 0,05 mol HCO3 ; 0,02 mol Cl-.Hỏi nước trong cốc thuộc loại nước cứng gì A. Nước cứng tạm thời B. nước không cứng C. nước cứng vĩnh cửu D. nước cứng toàn phần
  10. Câu 30: Dung dịch chứa các ion Na+ , Ca2+ , Mg2+ , Ba2+ , H+ , Cl- . phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+ , Mg2+ , Ba2+ , H+ ra khỏi dung dịch ban đầu A. K2CO3 B. NaOH C. Na2SO4 D. AgNO3 Câu 31: Cho các chất: Al, Al2O3, etylaxetat, Zn(OH)2, NaHCO3, metylamin, glyxin. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 4. B. 5. C. 7. A. B. C. D. Câu 32: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2 (SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, (NH4)2CO3. Số chất có tính lưỡng tính là A. 4. B. 5. C. 7. D.6. Câu 33: Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 và ZnCl2 thu được A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng H 2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn: A. Zn và Al B. Zn và Al2O3 C.ZnOvàAl2O3 D. Al2O3 Câu 34: Để tách nhanh Al2O3 ra khỏi hỗn hợp bột Al 2O3 và CuO mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng hoá chất nào sau đây. A.HCl B. ddNaOH, khí CO2 C. Nước D. dd amoniac Câu35: Điện phân dung dịch chứa NaCl và H2SO4 có thêm vài giọt quỳ tìm. Màu của dung dịch sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình điện phân . A. Đỏ sang tím. B. Đỏ sang tím rồixanh. C. Đỏ sang xanh. D. Chỉ một màu đỏ. Câu 36: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là: A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag. Câu 37: Cho sơ đồ biến hoá: Na X Y Z T Na. Hãy chọn thứ tự đúng của các chất X,Y,Z,T A. Na2CO3 ; NaOH ; Na2SO4 ; NaCl B. NaOH ; Na 2SO4 ; Na2CO3 ; NaCl C. NaOH ; Na2CO3 ; Na2SO4 ; NaCl D. Na 2 SO 4 ; Na2CO3 ; NaOH ; NaCl Câu 38: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N 2 , NO 2 , CO2, CH4, H2. C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N 2 , Cl 2 , O 2 , CO2, H2. Câu 39: Trong các dung dịch: HNO3 , NaCl, Na2SO4 , Ca(OH)2 , KHSO4 , Mg(NO3 )2 , dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là: A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2 , KHSO4, Na2SO4 . C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2 . D. HNO3, Ca(OH)2 , KHSO4 , Mg(NO3 )2 . Câu 40: Cho 1 mol Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 1 mol FeCl3. Điều nào sau đây đúng. A. Sau phản ứng không thu được Fe B. Sau phản ứng thu được 1 mol Fe C. Sau phản ứng thu được 2 mol Fe D. Sau phản ứng thu được 3 mol Fe Câu 41: Điện phân dung dịch với bình điện phân có điện cực trơ, màng ngăn xốp các dung dịch: (X1) KCl, (X2) CuSO4, (X3) KNO3, (X4) AgNO3, (X5) Na2SO4, (X6) ZnSO4, (X7) NaCl, (X8) H2SO4, (X9) NaOH, (X10) CaCl2 Sau khi điện phân dung dịch thu được quì tím hoá đỏ là: A. Tất cả. B. (X1), (X3), (X5), (X7). C. (X2), (X4), (X6), (X8). D. (X2), (X6), (X8). Câu 42: Cho chuyển hóa sau: X → NaAlO2 → Y → Z → Al. Các chất X, Y, Z phù hợp với lần lượt các chất: A. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3 B. Al(OH)3, Al2(SO4)3, AlCl3.
  11. C. Al, Al(OH)3, Al2O3 D. Al2O3, AlCl3, Al2O3. Câu 43: Thí nghiệm (1) cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Thí nghiệm (2) cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được: A. cả 2 thí nghiệm đều có kết tủa rồi tan. B. Cả 2 thí nghiệm đều có kết tủa rồi không tan. C. Thí nghiệm (1) có kết tủa rồi tan, thí nghiệm (2) có kết tủa không tan. D. Thí nghiệm (2) có kết tủa rồi tan, thí nghiệm (1) có kết tủa không tan. Câu 45: Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng quan sát được: A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan. C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa. D. dung dịch trong suốt. Câu 46: Thí nghiệm (1) cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2. Thí nghiệm (2) cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng quan sát được: A. cả 2 thí nghiệm đều có kết tủa rồi tan. B. Cả 2 thí nghiệm đều có kết tủa rồi không tan. C. Thí nghiệm (1) có kết tủa rồi tan, thí nghiệm (2) có kết tủa không tan. D. Thí nghiệm (2) có kết tủa rồi tan, thí nghiệm (1) có kết tủa không tan. Câu 47: Từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, muốn tách Al2O3 người ta thực hiện: o A. Dùng H2(t ) cao rồi dung dịch NaOH (dư). o B. Dùng H2 (t ) cao rồi dùng dung dịch HCl (dư). C. Dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl dư rồi nung nóng D. Dùng dịch NaOH dư, CO2 dư, tách kết tủa rồi đem nung nóng. Câu 48: Trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3 để sản xuất Al, criolit (3NaF.AlF3) có tác dụng: (1) tạo hỗn hợp dẫn điện tốt hơn (2) hạ nhiệt độ nóng chảy Al2O3 (3) hạn chế Al sinh ra bị oxi hóa bởi không khí Số tác dụng là: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 VẬN DỤNG THẤP Câu 49: Thêm từ từ đến hết 150 ml dung dịch ( Na2CO3 1M và K2CO3 0,5 M) vào 250 ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí CO2 sinh rs ở đktc là A. 2,52 lít B. 5,04 lít C. 3,36 lít D. 5,6 Câu 50: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 0,672 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là A. N2O. B. NO2 . C. N2 . D. NO. Câu 51: Hoà tan hỗn hợp gồm Mg, Al trong V lít dung dịch HNO 3 2M vừa đủ thu được 1,68lit hỗn hợp khí X (đktc) gồm N2O và N2. Tỉ khối của X so với H2 là 17,2. Giá trị của V là A. 0,42. B. 0,84. C. 0,48. D. 0,24. Câu 52: Cho 200ml dung dịch H 2SO4 0,5M vào một dung dịch có chứa a mol NaAlO 2 được 7,8g kết tủa. Giá trị của a là: A. 0,025 B. 0,05 C. 0,1 D. 0,125
  12. Câu 53: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu tím. X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là những chất nào sau đây? A. KOH, K2CO3, KHCO3, CO2. B. KOH, KHCO3, K2CO3, CO2. C. KOH, KHCO3, CO2, K2CO3. D. KOH, K2CO3, CO2, KHCO3 Câu 54: Dung dịch X chứa 24,4 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và K2CO3. Thêm dung dịch chứa 33,3 gam CaCl2 vào dung dịch X thu được 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Số mol mỗi muối trong dung dịch X là A. 0,12 mol Na2CO3 và 0,08 mol K2CO3 B. 0,1 mol Na2CO3 và 0,1 mol K2CO3 C. 0,08 mol Na2CO3 và 0,12 mol K2CO3 D. 0,05 mol Na2CO3 và 0,15 mol K2CO3 Câu 55: Tiến hành thí nghiệm sau (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4 (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 (3) Sục khí CO2(dư) vào dung dịch Na2SiO3 (4) Sục khí khí CO2(dư) vào dung dịch Ca(OH)2 (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thì nghiệm thu được kết tủa là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 56: Trong các phát biểu sau: (1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ ( từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần (2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện (3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện (4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường (5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao Các phát biểu đúng là A. (2), (5) B. (2),(3), (4) C. (2),(4) D. (1),(2),(3),(4),(5) Câu 57: Hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al . Nếu cho m gam hỗn hợp X vào nước dư chỉ thu được dung dịch X và 12,32 lít H2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 66,1 gam muối khan. m có giá trị là : A. 36,56 gam B. 27,05 gam C. 24,68 gam D. 31,36 gam Câu 58: Phương trình điện phân nào sau là sai: A 4 AgNO3 + 2 H2O (điện phân nóng chảy) → 4 Ag + O2 + 4 HNO3 B 2 NaCl + 2 H2O (điện phân nóng chảy) →H2 + Cl2 + 2 NaOH (có vách ngăn). C 2ACln (điện phân nóng chảy) →2A + nCl2 D 4MOH (điện phân nóng chảy) → 4M + 2H2O Câu 59: Cho dãy biến hoá sau: HCl B +X +Z t0 đpnc Al D E Al. NaOH C +Y+ Z Các chất B, C, D, E lần lượt là: A. AlCl3, NaAlO2, Al2O3, Al(OH)3 B. Al(OH)3, AlCl3, NaAlO2, Al2O3
  13. C NaAlO2,. AlCl3, Al(OH)3, Al2O3 D. AlCl3, NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3 Câu 60: . Cho các sơ đồ phản ứng sau: đp dd, Mn xt a ) X1 + H2O X2 + X3 ↑ + H2 ↑ b ) X2 + X4 BaCO3 + K2CO3 + H2O c ) X2 + X3 X1 + KClO3 + H2O d ) X4 + X5 BaSO4 + CO2 ↑ + H2O X1, X2 , X3 , X4 , X5 lần lượt là: A. KOH, KCl, Cl2, Ba(HCO3)2, H2SO4 B. KCl, KOH, Cl2, Ba(HCO3)2, H2SO4 C. KCl, KOH, Cl2, H2SO4, Ba(HCO3)2 D. KCl, Cl2, Ba(HCO3)2, H2SO4, KOH VẬN DỤNG CAO Câu 61: Cho 20,1 gam hỗn hợp A chứa Al, Mg , Al2O3 tác dụng với dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu hòa tan hết 20,1 gam A vào V lít dung dịch HCI 1M thu được 15,68 lít H 2 (đktc) và dung dịch B. Cần dùng hết 300ml dung dịch KOH 1M mới trung hòa hết lượng axit còn dư trong B . Khối lượng (gam) của Al2O3 trong A và giá trị của V lần lượt là : A. 5,4 và 1,7 B. 9,6 và 2,0 C. 10,2 và 2,7 D. 5,1 và 2,0 Câu 62: Cho 10,5 gam hỗn hợp bột gồm Al và một kim loại liềm M vào nước . Sau phản ứng được dung dịch X chứa 2 chất tan và 5,6 lít khí (đktc). Cho từ từ dung dịch HC1 vào dung dịch X để lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Lọc kết tủa, sấy khô, cân được 7,8 gam. Kim loại M là: A. Li B. Na C. K D. Rb Câu 63: Hỗn hợp X gồm Al, Fe 2O3 có khối lượng 21,67g. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí . Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít H2 ở (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là : A. 60% B. 71,43% C. 80% D. 75% Câu 64: Nung Al và Fe3O4 ( không có không khí phản ứng , phản ứng xảy ra hoàn toàn ) thu được hỗn hợp A. - Nếu cho A tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc). - Nếu cho A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư được 1,428 lít SO2 duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là: A. 33,69% B. 26,33% C. 38,30% D. 19,88% Câu 65: Cho hỗn hợp A gồm Al và và một oxit sắt. Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,672 lít khí (đktc). Phần 2: Phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn, thu được hỗn hợp B, cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 134,4 ml khí (đktc) sau đó cho tiếp dung dịch H 2SO4 loãng, dư được 0,4032 lít H2(đktc). Oxit sắt là: A. Fe2O3 B. FeO C. Fe3O4 D. Không xác định Câu 66: Hòa tan hoàn toàn trong 13,200 gam hỗn hợp Na và K vào nước thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho 5,200 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 3,36 lít khí H2(đktc). Cho X tác dụng với Y đến khi phản ứng hoàn toàn thu được x gam kết tủa A. 12,000. B. 10,300. C. 14,875. D. 22,235. Câu 67: Có hỗn hợp gồm Al và một oxit sắt. Sau phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được 96,6 g chất rắn.
  14. - Hoà tan chất rắn trong NaOH dư thu được 6,72 lít khí đktc và còn lại một phần không tan A. - Hoà tan hoàn toàn A trong H2SO4 đặc nóng được 30,24 lít khí B ở đktc. Công thức của sắt oxit là: A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Không xác định Câu 68: Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe3O4 thu được chất rắn A và nhận thấy khối lượng của nhôm giảm 0,81 gam. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 0,672 lít khí (đktc) (giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%). Khối lượng của A là : A. 1,08g. B. 1,62g. C. 2,1 g. D. 3,96g.