Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 06 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 06 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_so_06_tong_van_sinh.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 06 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 06 Câu 1) Este no, đơn chức, mạch hở có CTPT chung là A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). B. CnH2n-2O2 (n ≥ 3). C. CnH2nO (n ≥ 3). D. CnH2nO2 (n ≥ 2). Câu 2) Kim loại có độ cứng lớn nhất là A. sắt. B. vàng. C. crom. D. nhôm. Câu 3) Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân? A. Bột sắt. B. Bột than. C. Nước. D. Bột lưu huỳnh. Câu 4) Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Tinh bột. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ. Câu 5) Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? A. Fe. B. Na. C. Cu. D. Ag. Câu 6) Cho các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2, NH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy trên là A. CH3NH2. B. NH3. C. CH3NHCH3. D. C6H5NH2. Câu 7) Este CH3COOCH3 có tên gọi là A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. etyl fomat. D. metyl metylat. Câu 8) Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây? A. Etanol. B. Etylen glicol. C. Glixerol. D. Metanol. Câu 9) Số este có cùng CTPT C3H6O2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do A. sự đông tụ của protein do nhiệt độ. B. phản ứng màu của protein. C. phản ứng thủy phân của protein. D. sự đông tụ của peptit. Câu 11) Các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. Câu 12) Dung dịch amino axit nào sau đây làm xanh quì tím? A. Lysin. B. Glyxin. C. Alanin. D. Axit glutamic. Câu 13) Chất nào sau đây không phải amin bậc I? A. C2H5NHCH3. B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. C2H5NH2. Câu 14) Chất không có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là A. tinh bột. B. etyl axetat. C. Gly-Ala. D. glucozơ. Câu 15) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì? A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh. B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh. C. Thành Fe có màu trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh. D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh. Câu 16) Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta thường dùng giấm ăn. B. Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ. C. Tripeptit Ala-Gly-Ala tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu tím. D. Dung dịch anilin không làm quì tím chuyển màu xanh. Câu 17) Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị suy kiệt thì được bác sĩ chỉ định truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất đạm trong dịch truyền là A. saccarozơ. B. amin. C. glucozơ. D. amino axit. Câu 18) Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure? A. Metyl fomat. B. Đimetylamin. D. Glucozơ. D. Lòng trắng trứng. Câu 19) Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta dùng thuốc thử nào sau đây? A. Na. B. Quì tím. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl. Câu 20) Dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây ở nhiệt độ thường tạo thành kết tủa trắng? A. CH3-NH2. B. C6H5-NH2. C. CH3COOC2H5. D. H2N-CH2-COOH. Câu 21) Cho dãy các chất: etyl axetat, triolein, glucozơ, anilin, glyxin. Số chất có phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Page 1
  2. Câu 22) Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Tơ visco. B. Tơ nitron. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ xenlulozơ. Câu 23) Chất nào sau đây vừa có phản ứng với NH2CH(CH3)COOH vừa phản ứng với C2H5NH2? A. CH3OH. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl. Câu 24) Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quì tím Quì tím hóa xanh - Y Cu(OH)2/OH Dung dịch màu tím Z Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng Kết tủa Ag X, Y, Z lần lợt là A. metylamin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. metylamin, glucozơ, lòng trắng trứng. C. glucozơ, metylamin, lòng trắng trứng. D. glucozơ, lòng trắng trứng, metylamin. Câu 25) Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là A. Cu. B. Ba. C. Na. D. Ag. Câu 26) Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,6. Câu 27) Cho 8,3g hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủvới 200 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 15,6g hỗn hợp muối. Giá trị của x là A. 0,5. B. 1,5. C. 2. D. 1. Câu 28) Cho dung dịch chứa m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được tối đa 10,8g Ag. Giá trị của m là A. 16,2. B. 18. C. 8,1. D. 9. Câu 29) Trùng hợp 1,5 tấn etilen thu được m tấn polietilen với hiệu suất phản ứng 80%. Giá trị của m là A. 1,5. B. 0,96. C. 1,2. D. 1,875. Câu 30) Este nào sau đây có phântử khối là 88. A. Etyl axetat. B. Metyl fomat. C. Vinyl fomat. D. Metyl axetat. Câu 31) X là α-amino axit trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7g X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65g muối. Công thức của X là A. NH2-CH2-COOH. B. NH2-[CH2]3-COOH. C. NH2-[CH2]2-COOH. D. NH2-CH(CH3)-COOH. Câu 32) Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96g HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 2,52. B. 3,28. C. 2,72. D. 3,36. Câu 33) Cho 2,24g bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là A. 3,84. B. 2,32. C. 1,68. D. 0,64. Câu 34) Phân tử khối của peptit Gly-Ala là A. 146. B. 164. C. 128. D. 132. Câu 35) Để thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X cần dùng vừa hết 200 ml dung dịch NaOH 0,25M, sau phản ứng thu được 2,3g ancol và 3,4g muối. Công thức của X là A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5. Câu 36) Hỗn hợp X gồm 7,5g H2NCH2COOH và 4,4g CH3COOC2H5. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 13,8. B. 15,8. C. 19,9. D. 18,1. Câu 37) Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trên vào dung dịch nước vôi trong, thu được 30g kết tủa và dung dịch X. Biết dung dịch X có khối lượng giảm 12,4g so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là A. 48. B. 24,3. C. 43,2. D. 27. Câu 38) Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giátrị của m là A. 17,28. B. 21,6. C. 19,44. D. 18,9. Câu 39) Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x – 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là A. 0,2. B. 0,1. C. 0,05. D. 0,15. Câu 40) Hỗn hợp X gồm valin và Gly-Ala. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 275 ml dung dịch gồm NaOH 1M đun nóng, thu được dung dịch chứa 26,675g muối. Page 2
  3. Giá trị của a là A. 0,175. B. 0,275. C. 0,125. D. 0,225. ĐÁP ÁN 1D 2C 3D 4A 5B 6C 7B 8C 9B 10A 11B 12A 13A 14D 15B 16B 17D 18D 19B 20B 21B 22C 23C 24A 25A 26A 27D 28D 29C 30A 31D 32C 33B 34A 35D 36B 37C 38B 39C 40C HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Chọn C. Câu 2: Chọn C. Câu 3: Chọn D vì S phản ứng được với Hg ngay ở nhiệt độ thường. Câu 4: Chọn A. Câu 5: Chọn B: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 Câu 6: C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < CH3NHCH3 Chọn C. Câu 7: Chọn B. Câu 8: Chọn C. Câu 9: Chọn A: HCOOC2H5 và CH3COOCH3. Câu 10: Chọn A. Câu 11: Chọn B. Câu 12: Chọn A vì Lysin có 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm COOH. Câu 13: Chọn A vì amin bậc II. Câu 14: Chọn D. Câu 15: CuSO4 phản ứng bớt nên màu xanh nhạt dần, Cu tạo ra bám lên Fe làm thanh Fe có màu đỏ Chọn B. Câu 16: Chọn B vì môi trường kiềm mới đúng. Câu 17: Chọn D. Câu 18: Chọn D. Câu 19: Chọn B: H2NCH2COOH không làm đổi màu quì tím, CH3COOH làm đỏ quì tím, C2H5NH2 làm xanh quì tím. Câu 20: Chọn B: C6H5NH2 + 3Br2  C6H2Br3NH2↓ + 3HBr Câu 21: Chọn C: etyl axetat, triolein, glyxin. Câu 22: Chọn C. Câu 23: Chọn C vì nhóm –NH2 có tính bazơ. Câu 24: Chọn A. Câu 25: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, thì dung dịch tăng thêm y gam Không có chất thoát ra khỏi dung dịch Chọn A: Cu + Fe2(SO4)3  2FeSO4 + CuSO4. Câu 26: nH2 = nMg = 0,1 V = 2,24 Chọn A. Câu 27: Bảo toàn khối lượng mHCl = 15,6 – 8,3 = 7,3g nHCl = 0,2 x = 0,2/0,2 = 1 Chọn D. Câu 28: nAg = 0,1 nglu = 0,05 m = 0,05.180 = 9 Chọn D. Câu 29: m = 1,5.80% = 1,2 Chọn C. Câu 30: Chọn A: CH3COOC2H5. Câu 31: X là α-amino axit Loại B và C nHCl = (37,65 – 26,7)/36,5 = 0,3 = nX MX = 26,7/0,3 = 89 Chọn D. Câu 32: nHCOOC2H5 = 0,04 mHCOONa = 0,04.68 = 2,72 Chọn C. Câu 33: nFe = 0,04; nCu2+ = 0,01 Fe + Cu2+  Fe2+ + Cu m = mCu + mFe dư = 0,01.64 + 0,03.56 = 2,32 Chọn B. Câu 34: Mpeptit = 75 + 89 – 18 = 146 Chọn A. Câu 35: nNaOH = 0,05 = nancol = nmuối RCOONa = 3,4/0,05 = 68 R = 1 R là H R’OH = 2,3/0,05 = 46 R’ = 29 R’ là C2H5 Chọn D. Câu 36: nGly = 0,1; neste = 0,05; nNaOH = 0,2 m = mH2NCH2COONa + mCH3COONa + mNaOH dư = 0,1.97 + 0,05.82 + 0,05.40 = 15,8 Chọn B. Câu 37: mCO2 = 30 – 12,4 = 17,6g nCO2 = 0,4 ntinh bột = 0,2 m = 0,2.162/75% = 43,2 Chọn C. Câu 38: nAl = m/27 mAl(NO3)3 = 213.m/27 = 71m/9 < 8m Page 3
  4. mNH4NO3 = 8m – 71m/9 = m/9 nNH4NO3 = m/720 x = nN2 x + y = 0,24 x = y = 0,12 y = nN2O 28x + 44y = 36.0,24 Bảo toàn ne 3nAl = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3 3m/27 = 10.0,12 + 8.0,12 + 8m/720 m = 21,6 Chọn B. Câu 39: mCO2 = mX + mO2 – mH2O = 78x – 103y + 32x – 18y = 110x – 121y nCO2 = 2,5x – 2,75y Bảo toàn O 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O nX = 0,5x – 0,75y Ta có nCO2 – nH2O = (số π – 1).nX 2,5x – 2,75y – y = (số π – 1).(0,5x – 0,75y) (số π – 1) = (2,5x – 3,75y)/(0,5x – 0,75) = 5 số π = 6 Do có 3 nhóm COO Số π ở liên kết đôi C=C là 3 nBr2 = 0,15 nX = 0,05 Chọn C. Câu 40: Valin + NaOH  Muối + H2O Gly-Ala + 2NaOH  Muối + H2O HCl + NaOH  NaCl + H2O nNaOH = 0,275; nHCl = 0,1 Đặt x = nVal; y = n(Gly-Ala) nNaOH = x + 2y + 0,1 = 0,275 x + 2y = 0,175 (1) mmuối = (117 + 22)x + (75 + 22)y + (89 + 22)y + 0,1.58,5 = 26,675 (2) (1), (2) x = 0,075 và y = 0,05 a = x + y = 0,125 Chọn C. Page 4