Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2013
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_nam_2013.docx
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2013
- ĐỀ 2013, MÃ 196 Câu 7: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá. C. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. Câu 10: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hoá vì A. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích luỹ các gen đột biến qua các thế hệ. B. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ. C. đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật D. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi. Câu 12: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào A. tần số phát sinh đột biến. B. số lượng cá thể trong quần thể. C. tỉ lệ đực, cái trong quần thể. D. môi trường sống và tổ hợp gen Câu 23: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN. B. để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN C. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit. D. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN. Câu 24: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%; Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ A. 90,5%. B. 3,45%. C. 85,5%. D. 0,5% Câu 28: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108 Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là: A. I, III, IV, V. B. II, VI. C. I, III D. I, II, III, V. Câu 33: Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
- A. (3) và (5). B. (2) và (3). C. (1), (2) và (3) D. (2), (3) và (4). Câu 37: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây: (1) AAaaBBbb × AAAABBBb. (2) AaaaBBBB × AaaaBBbb. (3) AaaaBBbb × AAAaBbbb. (4) AAAaBbbb × AAAABBBb. (5) AAAaBBbb × Aaaabbbb. (6) AAaaBBbb × AAaabbbb. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là A. (2) và (4). B. (3) và (6). C. (2) và (5) D. (1) và (5). Câu 39: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂AaBb × ♀AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội? A. 12 và 4. B. 9 và 12 C. 4 và 12. D. 9 và 6. Câu 45: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính B. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. C. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân. D. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li. Câu 47: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là A. 11 nm và 30 nm B. 30 nm và 300 nm. C. 11 nm và 300 nm. D. 30 nm và 11 nm. Câu 52: Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do A. số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể. B. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp. C. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử D. số lượng gen của hai loài không bằng nhau. Câu 53: Cho các thông tin: (1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không được tổng hợp. (2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin. (3) Gen đột biến làm thay đổi một axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin. (4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng. Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là: A. (2), (3), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4) D. (1), (2), (3).
- Câu 57: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là A. 3n = 36. B. 2n = 26. C. 2n = 16. D. 3n = 24 Câu 59: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau D. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. ĐỀ 2014, MÃ 146 Câu 4: Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ? A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó. B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ. Câu 5: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai? A. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm B. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ. C. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội. D. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n, ) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Câu 17: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang nhiễm sắc thể khác. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể. C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể Câu 23: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực. (2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit. (3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. (4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN.
- A. (2), (3) B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3). Câu 24: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai? (1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. (2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã. (3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’. (4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu. A. (2), (4) B. (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (4). Câu 28: Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này. (2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. (3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể. (4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi. (5) Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau. A. (3), (4), (5). B. (1), (2), (5) C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 32: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen (A và a) nằm trên nhiễm sắc thể thường số 1. Do đột biến, trong loài này đã xuất hiện các thể ba ở nhiễm sắc thể số 1. Các thể ba này có thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về gen đang xét? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 37: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là: A. T = 801; G = 399. B. T = 799; G = 401. C. T = 399; G = 801 D. T = 401; G = 799. ĐỀ 2015, MÃ 159 Câu 1: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin D. Xitôzin. Câu 3: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3’ Câu 5: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm? A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc). C. Crômatit. D. Sợi cơ bản Câu 8: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
- B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y. Câu 15: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể? A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau. Câu 20: Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng? A. Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định B. Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21. C. Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β-hemôglôbin mất một axit amin. D. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính. Câu 28: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượt là A. 6 và 12. B. 11 và 18 C. 12 và 36. D. 6 và 13. Câu 35: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa A. giao tử n với giao tử 2n. B. giao tử (n - 1) với giao tử n. C. giao tử n với giao tử n. D. giao tử (n + 1) với giao tử n Câu 37: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. (XIN QUÍ THẦY CÔ VẼ THÊM HÌNH VÀO ĐÂY) Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân. B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội. C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8. D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân Câu 41: Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau: - Mạch bổ sung 5’ ATG AAA GTG XAT XGA GTA TAA 3’ - Mạch mã gốc 3’ TAX TTT XAX GTA GXT XAT ATT 5’ Số thứ tự nuclêôtit trên mạch mã gốc 1 63 64 88 91 Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
- (1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. A. 4. B. 1. C. 3 D. 2. Câu 48: Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n? A. 208. B. 212. C. 224. D. 128. ĐỀ 2016, MÃ 147 Câu 1: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ? A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1). C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). Câu 2: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây không phải do đột biến nhiễm sắc thể gây ra? A. Hội chứng AIDS. B. Hội chứng Claiphentơ. C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng Đao. Câu 9: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã. D. Phiên mã tổng hợp mARN. Câu 16: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa Câu 18: Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi axit nuclêic ra khỏi vỏ prôtêin của chủng virut A và chủng virut B (cả hai chủng đều gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở những vết tổn thương mà chúng gây ra trên lá). Sau đó lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào các cây thuốc lá chưa bị bệnh thì các cây thuốc lá này bị nhiễm bệnh. Phân lập từ dịch chiết lá của cây bị bệnh này sẽ thu được A. chủng virut lai. B. chủng virut A và chủng virut B. C. chủng virut B. D. chủng virut A. Câu 21: Cho biết bộ nhiễm sắc thể 2n của châu chấu là 24, nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu cái là XX, của châu chấu đực là XO. Người ta lấy tinh hoàn của châu chấu bình thường để làm tiêu bản nhiễm sắc thể. Trong các kết luận sau đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, kết luận nào sai?
- A. Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được nhiễm sắc thể. B. Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 nhiễm sắc thể kép và tế bào chứa 11 nhiễm sắc thể kép. C. Các tế bào ở trên tiêu bản luôn có số lượng và hình thái bộ nhiễm sắc thể giống nhau. D. Quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì của quá trình phân bào. Câu 22: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực? (1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất. (2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất. (3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng. (4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2 Câu 38: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau: Côđon 5’AAA3’ 5’XXX3’ 5’GGG3’ 5’UUU3’ hoặc 5’UUX3’ 5’XUU3’ hoặc 5’XUX3’ 5’UXU3’ Axit amin tương ứng Lizin (Lys) Prôlin (Pro) Glixin (Gly) Phêninalanin (Phe) Lơxin (Leu) Xêrin (Ser) Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin: Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là A. 3’ XXX GAG TTT AAA 5’. B. 3’ GAG XXX TTT AAA 5’. C. 5’ GAG XXX GGG AAA 3’. D. 5’ GAG TTT XXX AAA 3’. ĐỀ 2017, MÃ 201 Câu 82. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ NST là A. 4n B. n. C. 3n. D. 2n. Câu 87. Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây? A. Xitôzin. B. Uraxin. C. Timin D. Ađênin. Câu 95. Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng? A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza. B. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm. C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’ D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. A a a Câu 102. Phép lai P: ♀X X x ♂X Y, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp NST giới tính không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây? A. XAXAY. B. XAXAXa. C. XaXaY. D. XAXaXa Câu 103. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. B. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đế một số cặp nuclêôtit trong gen C. Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp. D. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen. Câu 107. Khi nói về opêrôn Lac ở vi khuẩn E. côli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêrôn Lac. II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã. IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần. A. 4. B. 2. C. 3 D. 1.
- Câu 111. Một loài động vật có 4 cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ NST sau đây, có bao nhiêu thể ba? I. AaaBbDdEe II. ABbDdEe. III. AaBBbDdEe IV. AaBbDdEe. V. AaBbDdEEe VI. AaBbDddEe A. 5. B. 3. C. 2. D. 4 Câu 117. Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26. II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41. III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7. A. 4. B. 2. C. 3 D. 1. ĐỀ 2018, MÃ 201 Câu 87: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm? A. rARN B. mARN. C. tARN. D. AND. Câu 98: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 25%. B. 10% C. 20%. D. 40%. Câu 99: Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội? A. Thể ba. B. Thể tứ bội. C. Thể tam bội D. Thể một. Câu 108: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài. A. 1. B. 2. C. 3 D. 4. Câu 109: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 33 loại kiểu gen IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 10 loại kiểu gen. A. 3 B. 4. C. 2. D. 1. Câu 110: Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt
- II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ. A. 4. B. 1. C. 3 D. 2. Câu 111: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại kiểu gen. III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen A. 4. B. 3 C. 1. D. 2. Câu 116: Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T. II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N. III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới. IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì luôn làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2 ĐỀ 2019, MÃ 202 Câu 82. Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt ra đảo ngược 1800 và nối lại vị trí cũ làm phát sinh đột biến A. đảo đoạn B. chuyển đoạn.C. lặp đoạn. D. mất đoạn. Câu 98. Triplet 3’TXA5’ mã hóa axit amin xêrin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là A. 5’AGU3’.B. 3’UXA5’C. 5’UGU3’. D. 3’AGU5’. Câu 104. Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là CDEFG●HIAB. Đây là dạng đột biến nào? A. Chuyển đoạnB. Lặp đoạn.C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn. Câu 111. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ? A. Sơ đồ IV.B. Sơ đồ IIC. Sơ đồ I. D. Sơ đồ III.
- Câu 116. Cơ thể thực vật có bộ NST 2n = 18, trên mỗi cặp NST xét 2 cặp gen dị hợp. Giả sử quá trình giảm phân ở cơ thể này xảy ra hoán vị gen ở tất cả các cặp NST nhưng ở mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tại các cặp gen đang xét. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa về các gen đang xét được tạo ra là A. 9216.B. 2048.C. 5120 D. 4608. Câu 120. Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau: Côđon 5’GAU3’; 5’GAX3’ 5’UAU3’; 5’UAX3’ 5’AGU3’; 5’AGX3’ 5’XAU3’; 5’XAX3’ Axit amin Aspactic Tirôzin Xêrin Histiđin Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA ATG TXA ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau: Alen M1: 3’TAX XTA GTA ATG TXG ATX5’. Alen M2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA ATX5’. Alen M3: 3’TAX XTG GTA ATG TXA ATX5’. Alen M4: 3’TAX XTA GTA GTG TXA ATX5’ Theo lý thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa? A. 3.B. 2.C. 4. D. 1 ĐỀ 2020, MÃ 216 Câu 81: Gen B ở vi khuẩn gồm 1400 nuclêôtit, trong đó có 400 ađênin. Theo lí thuyết, gen B có 400 nuclêôtit loại: A. timin B. uraxin. C. xitôzin. D. guanine. Câu 82: Loại axit nuclêic nào sau đây tham gia vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã? A. tARN B. mARN. C. rARN. D. ADN. Câu 91: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST? A. Đa bội. B. Lệch bội. C. Chuyển đoạn D. Di da bội. Câu 101: Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loại A, loài B và Ioài C. Bộ NST của loài A là 2n = 16, của loài B là 2n = 14 và của loài C là 2n = 16. Các cây lai giữa loài A và loại B được đa bội hỏa tạo ra loài D. Các cây lại giữa loài C và loại D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST? A. 38.B. 54. C. 46 D. 30. Câu 106: Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđon kết thúc? A. 3' TTT 5' B. 3'AXX'. C. 3 ’GAG 5' D. 3’AXA 5'. Câu 107: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, chất cảm ứng lactôzơ làm bất hoạt prôtêin nào sau đây? A. Prôtêin Lac A. B. Prôtêin ức chếC. Prôtêin Lac Z. D. Prôtêin Lac Y. Câu 114: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có %A - %X = 10% và T - %X = 30%; trên mạch 2 có %X - %G = 20%. Theo lí thuyết, trong tổng số nuclêôtit trên mạch 1, số nuclêôtit loại T chiếm tỉ lệ: A. 20%. B. 40% C. 10%. D. 30%. Câu 120: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen: A, C, B, b; D, d; E, e. Bốn cặp gen này nằm trên 4 cặp NST, mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Già sử do đột biển, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST đang xét, các thể ba đều có khả năng sống và không phát sinh các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, trong loài này các thể ba mang kiểu hình của 3 loại alen trội A, D, E và kiểu hình của alen lặn b có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 36. B. 44C. 24. D. 48. ĐỀ 2020, MÃ 224 Câu 86: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST? A. Dị đa bội. B. Đa bội. C. Chuyển đoạn D. Lệch bôi. Câu 87: Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST 4n có thể phát triển thành thể đột biến nào sau đây?
- A. Thể ba. B. Thể một. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội Câu 90: Gen B ở vi khuẩn gồm 1400 nu, trong đó có 400 adenin. Theo lí thuyết, gen B có 400 nu loại A. timin B. uraxin. C. guanin. D. xitozin. Câu 92: Loại axit nucleic nào sau đây tham gia vận chuyển axit amin trong quá trình phiên mã? A. AND. B. tARN C. mARN. D. rARN. Câu 104: Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A là 2n = 16, của loài B là 2n = 14 và của loài C là 2n = 16. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST? A. 54. B. 30. C. 38. D. 46 Câu 105: Đột biến điểm làm thay thế 1 nucleoti ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện codon kết thúc? A. 3’TTT5’. B. 3’AXX5’. C. 3’GAG5’ D. 3’AXA5’. Câu 110: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, chất cảm ứng lactose làm bất hoạt protein nào sau đây? A. Protein Lac A. B. Protein ức chế C. Protein Lac Y. D. Protein Lac Z. Câu 111: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có %A - %X = 10% và %T - %X = 30%; trên mạch 2 có %X - %G = 20%. Theo lí thuyết, trong tổng số nucleotit trên mạch 2, số nu loại T chiếm tỉ lệ A. 10%. B. 20% C. 40%. D. 30%. Câu 113: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen: A, a; B, b; D, d; E, e. Bốn cặp gen này nằm trên 4 cặp NST, mỗi cặp gen qui định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST đang xét, các thể ba đều có khả năng sống sót và không phát sinh các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, trong loài này, các thể ba mang kiểu hình của alen lặn b và kiểu hình của 3 loại alen trội A, D, E có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 48. B. 36. C. 36. D. 44 (CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ SỬ DỤNG TÀI LIỆU TỔNG HỢP NÀY!)