Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020

doc 3 trang thaodu 4740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_hoa_hoc_nam_2020.doc

Nội dung text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020

  1. THI THỬ TN 2020 Câu 1: Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây? A. NaOH. B. Ag. C. BaCl2. D. Fe. Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Cu. B. Na. C. Mg. D. Al. Câu 3: Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là A. ozon. B. oxi. C. lưu huỳnh đioxit. D. cacbon đioxit. Câu 4: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành ancol etylic? A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. HCOOC3H7. Câu 5: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. KNO3. B. HCI. C. CuSO4. D. AgNO3. Câu 6: Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là A. kali hiđroxit. B. amoniac. C. anilin. D. lysin. Câu 7: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. NaNO3. B. MgCl2. C. Al2O3. D. Na2CO3. Câu 8: Sắt có số oxi hóa + 3 trong hợp chất nào sau đây? A. Fe(OH)2. B. Fe(NO3)2. C. Fe2(SO4)3. D. FeO. Câu 9: Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng? A. Glyxin B. Ancol etylic C. Axit axetic D. Axit acrylic Câu 10: Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được oxit nào sau đây? A. CaO. B. Al2O3. C. MgO. D. Fe2O3. Câu 11: Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là A. 5. B. 10. C. 6. D. 12. Câu 12: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư? A. Na. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 13: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời? A. CaCO3. B. MgCl2. C. K2CO3. D. Fe(OH)2. Câu 14: Dung dịch KOH tác dụng với chất nào sau đây tạo ra kết tủa Fe(OH)3? A. Fe2(SO4)3. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Câu 15: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. HF. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. NaOH. Câu 16: Thủy phân trstearin có công thức (C 17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H35COONa. B. CH3COONa. C. C2H5COONa. D. C17H33COONa. Câu 17: Natri hiđrocacbonat có công thức là A. NaOH. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. Na2O. Câu 18: Chất nào sau đây có hai liên kết đôi trong phân tử? A. Etilen. B. Etan. C. Benzen. D. Isopren. Câu 19: Chất X có công thức H2NCH2COOH. Tên gọi của X là A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. lysin. Câu 20: Thanh phần chính của muối ăn là A. Ca(NO3)2. B. CaCO3. C. NaCl. D. Na2CO3. Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol Al2O3 bằng dung dịch V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 300. B. 250. C. 150. D. 200. Câu 22: Cho m gam bột Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 dư, thu được 16,2 gam kim loại Ag. Giá trị của m là A. 6,4. B. 12,8. C. 4,8. D. 9,6.
  2. Câu 23: Đốt nóng dây đồng kim loại đã cuộn thành lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn màu xanh, sau đó nhúng vào chất hữu cơ X đựng trong ống nghiệm. Sau phản ứng thu được chất hữu cơ Y và thấy màu đen của dây đồng chuyển sang màu đỏ. Tên gọi của X là A. ancol etylic. B. axit axetic. C. etyl axetat. D. anilin. Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hợp chất Gly-Ala-Glu có 4 nguyên tử oxi. B. Công thức phân tử của etylamin là C2H7N. C. Amino axit là hợp chất lưỡng tính. D. Alanin có CTCT là H2NCH(CH3)COOH. Câu 25: Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được 27 gam glucozơ. Giá trị của m là A. 51,3. B. 68,4. C. 38,4. D. 36,0. Câu 26: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Gly-Ala trong dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 127,5. B. 118,5. C. 237,0. D. 109,5. Câu 27: Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Ở điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là A. tinh bột và glucozơ. B. tinh bột và saccarozơ. C. xenlulozơ và saccarozơ. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai? A. Cho viên kẽm vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và HCl thì kẽm bị ăn mòn điện hóa học. B. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm. C. Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch muối sắt (III) D. Tính oxi hóa của Ag+ yếu hơn tính oxi hóa của Cu2+. Câu 29: Hỗn hợp FeO và Fe2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây chỉ thu được muối sắt(III)? A. HNO3 đặc, nóng. B. HCl C. H2SO4 loãng. D. NaHSO4. Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai? A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian. C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 3,75 mol O 2 thu được 2,7 o mol CO2. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 50,4 gam X (xúc tác Ni, t ) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là A. 55,08. B. 55,44. C. 48,72. D. 54,96. Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 29,8 gam X bằng oxi dư thu được 45,8 gam hỗn hợp oxit Y. Hoà tan hết Y trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là: A. 100,8 gam. B. 74,7 gam. C. 49,8 gam. D. 99,6 gam. Câu 33: Cho các phát biểu sau: (a) Hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2: 3) tan hết trong nước dư. (b) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa. (c) Phèn chua được sử dụng để làm trong nước đục. (d) Kim loại Cu khử được Fe3+ trong dung dịch. (e) Miếng gang để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa. (g) Cho kim loại Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 thu được hai muối. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 34: Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khi CO 2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Dẫn Y vào 75 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,00. B. 0,50. C. 0,75. D. 1,50. Câu 35: Cho các phát biểu sau: (a) Sử dụng xà phòng để giặt quần áo trong nước cứng sẽ làm vải nhanh mục.
  3. (b) Nếu nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím. (c) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein. (d) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. (e) Vải làm từ nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 36: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Bước 2: Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch, giữ lại kết tủa. Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Cho các nhận định sau: (a) Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh. (b) Thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề. (c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng xenlulozơ thì thu được kết quả tương tự. (d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay muối CuSO4 bằng muối FeSO4 thì thu được kết quả tương tự. (e) Ở bước 3, kết tủa bị hòa tan, dung dịch chuyển sang màu xanh tím do tạo thành phức đồng glucozơ. Số nhận định đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.