Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tiên Dương

docx 1 trang thaodu 17371
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tiên Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tiên Dương

  1. TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC :2021-2022 Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 120 phút Phần I (6 điểm): Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật viết về nguồi lính lái xe Trường Sơn-thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Câu 1.Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ trên? (0,5 điểm ) Câu 2.Em hiểu bếp Hoàng Cầm là loại bếp như thế nào?Từ hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” em thấy trong một bài thơ Chương trình Ngữ Văn 9 cũng có hình ảnh “bếp lửa’.Bài thơ có chứa hình ảnh đó là bài thơ nào? (1 điểm) Câu 3:Từ láy “chông chênh” là từ láy tượng hình hay từ láy tượng thanh?Việc sử dụng từ láy đó có tác dụng gì? (1 điểm) Câu 4:Sau khi làm xong nhiệm vụ, những người lính lái xe Trường Sơn gặp nhau trên tuyến đường họ chiến đấu nhà thơ Phạm Tiến Duật viết : “Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi ,lại đi trời xanh thêm.” (Theo SGK Ngữ Văn tập 1) Bằng một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu em hãy trình bày cảm nhận của mình về tình đồng đội,đồng chí cao đẹp giữa những người lính lái xe Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mĩ.Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép,một câu có thành phần khởi ngữ.Gạch chân và chú thích rõ. (3,5 điểm) Phần II (4 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng, ai cũng cảm thấy tổn thương, thậm chí dằn vặt rằng mình đã làm gì để xứng đáng nhận được điều đó. Thế nhưng bạn cần ngưng suy nghĩ như vậy đi, càng không nên căm ghét, mắng chửi đối phương mà hãy cố gắng bỏ qua. Dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy tha thứ cho họ, tha thứ không phải để tỏ ra cao thượng mà tha thứ để hạnh phúc, an yên hơn, việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lòng của bạn mà thôi. Cuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để “đâm bị thóc, chọc bị gạo” khi bạn gặp khó khăn hay sa cơ lỡ vận, khiến bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương, với mục đích là khiến bạn gục ngã không thể gượng dậy. Đó lại chính là lúc bạn phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết để kẻ xấu có muốn chế nhạo, hả hê cũng không được. Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần vì chỉ có cuộc sống tràn đầy niềm vui, tiếng cười của bạn mới là công cụ trả thù ngọt ngào mà chí mạng nhất đối với những kẻ thù. (Theo Trí Thức Trẻ ) Câu 1:Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ? (0,25 điểm) Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần làm những gì “Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng”? (0.75 điểm) Câu 3: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? (1 điểm) Câu 4:Câu nói của Publilius Syrus: “Lời nói là tấm gương của tâm hồn”.Từ nội dung đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội của bản thân ,em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày cảm nhận của mình về ý kiến sau: “Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần.” (2 điểm ) HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )