Đề thi học sinh giỏi cấp trường vòng 1 - Môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015

docx 2 trang thaodu 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường vòng 1 - Môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_vong_1_mon_ngu_van_lop_9_nam.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường vòng 1 - Môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015

  1. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG – VÒNG 1MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9NĂM HỌC: 2014 – 2015Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3 điểm) Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông (Truyện Kiều – Nguyễn Du)Câu 2. (5 điểm) Mỗi người thêm nhiều con mắt Mỗi người thêm nhiều cảm rung Trời cũng thêm nhiều màu sắc Đất cũng thêm chiều mênh mông (Trần Lê Văn, Bạn, Tuyển tập thơ - Nhà xuất bản Giáo dục- 2002) Suy nghĩ của em về tình bạn từ những gợi ý của khổ thơ trên.Câu 3. (12 điểm) Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa:Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học, đã đọc của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy làm sáng tỏ điều đó. HẾT ĐÁP ÁN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤMĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG – VÒNG 1NĂM HỌC: 2014 – 2015MÔN: NGỮ VĂNCâu 1:a- Về hình thức: Đoạn văn phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả và cách dùng từ.b- Về nội dung: Đoạn văn cần chỉ ra đầy đủ và phân tích rõ giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ đã cho, từ đó làm rõ tài năng bậc thầy của đại thi hào Nguyễn du trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo để miêu tả cảnh. - Biện pháp nhân hóa: quyên đã gọi hè (0,25đ) -> âm thanh của chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian. (0,25đ) - Biện pháp ẩn dụ: Lửa lựu (0,25đ) -> hoa lựu nở đỏ trông như những đốm lửa (0,25đ) - Chơi chữ: điệp phụ âm “l” (lửa lựu lập lòe) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập lòe” (0,5đ) -> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló, lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng (0,25) -> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh (0,75đ) -> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình (0,5đ).Câu 2: a- Về hình thức: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. - Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục. - Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.b- Về nội dung: bài viết có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý cơ bản sau:1. Giaỉ thích: (1đ) - Nhiều con mắt: là giàu có về trí tuệ, về cách nhìn nhận về sự việc -> càng có nhiều bạn thì càng có thêm nhiều về trí tuệ, thêm nhiều cách nhìn nhận đánh giá. - Nhiều rung cảm: Là giàu có về tình cảm -> có thêm bạn là có thể nhân lên niềm vui, chia nhỏ nỗi buồn. - Trời đất thêm nhiều màu sắc và thêm nhiều mênh mông: muốn nói đến cuộc sống mọi mặt trở nên
  2. phong phú và tốt đẹp hơn. -> Tình bạn làm cho con người giàu có về trí tuệ, về tâm hồn, cuộc sống sẽ phong phú tốt đẹp hơn. 2. Suy nghĩ về tình bạn: (3đ) - Con người luôn cần tình bạn và có nhu cầu phát triển mối quan hệ bạn bè. - 1 tình bạn đẹp phải là tình bạn chân thành gắn bó; phải hiểu, cảm thông và chia sẻ với nhau trong mọi lúc vui, buồn của cuộc sống, giúp nhau cùng tiến bộ, tin tưởng nhau và có thể hi sinh vì nhau. - Tình bạn đẹp mang đến cho ta nhiều niềm vui, nghị lực cũng như sức mạnh trong cuộc sống - Phê phán những quan niệm sai lầm về tình bạn, 3. Liên hệ mở rộng: (1đ) - Có nhiều câu nói hay về tình bạn - Những biểu hiện của tình bạn đẹp trong văn học và trong cuộc sống - Làm thế nào để có tình bạn đẹp Câu 3: a- Yêu vầu về nội dung: * Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học về văn bản và kiểu văn bản nghị luận văn học để giải quyết vấn đề đặt ra : số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. * Qua hai tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du để làm rõ những nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu. 1- Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ. + Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ mang trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng. + Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình. + Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can. 2- Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc + Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều. “ Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền” + Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá “Trong tay sẵn có đồng tiền Xem nội dung đầy đủ tại: van-lop-9-tham-khao-boi-duong-6.htm