Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Nghi Lộc (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 4401
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Nghi Lộc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Nghi Lộc (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT, NGHI LỘC NĂM HỌC 2020-2021 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Môn: Ngữ Văn A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết; đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện những bài có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. 2. Điểm toàn bài là 10,0 điểm chiết đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm Đọc - hiểu 2,0 đ 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 đ 2 Hai từ đồng nghĩa với từ ước mơ: ước muốn, ước ao 0,5 đ - Biện pháp tu từ: So sánh: “Sống một cuộc đời” với “vẽ một 0,5 đ bức tranh” 3 - Tác dụng: chỉ ra sự tương đồng giữa một cuộc đời với vẽ một I. bức tranh giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động Đọc- để biến ước mơ của mình thành hiện thực. hiểu Học sinh trình bày suy nghĩ riêng. Gợi ý: 0,5 đ - Mỗi chúng ta cần có ước mơ bởi ước mơ là những khát khao mong đợi, những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành 4 hiện thực - Cần giữ gìn, bảo vệ, nuôi dưỡng ước mơ; không để ngoại cảnh tác động làm thui chột ước mơ của mỗi người. - Có ước mơ giúp cho cuộc sống chúng ta ý nghĩa hơn. II. Làm văn 8,0 đ Làm văn 1 Viết bài văn về vấn đề: lòng nhân ái trong cuộc sống 3,0 đ a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn 0,25đ đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lòng nhân ái trong cuộc sống 0.25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. * Giải thích: 0,5đ - Nhân ái: + “Nhân” là người, “ái” là yêu. + “Nhân ái” là lòng yêu thương con người. Đây là truyền thống
  2. tốt đẹp của dân tộc ta. - Biểu hiện của nhân ái: thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. * Bàn luận, chứng minh: Thí sinh trình bày quan điểm cá nhân nhân nhưng cần hợp lý, thuyết 1,0 đ phục. Dưới đây là một số gợi ý: - Sự cần thiết phải có lòng nhân ái trong cuộc sống, là đối nhân xử thế giữa người với người, giữa cá nhân và tập thể, thể hiện tấm lòng, trách nhiệm của mỗi người. - Lòng nhân ái sáng ngời trong hoàn cảnh khó khăn như: đất nước có chiến tranh, khi gặp thiên tai, lũ lụt, hoạn nạn, dịch bệnh (thí sinh có thể chứng minh lòng nhân ái được thể hiện qua chống dịch covid-19 vừa qua . ) hay sự sẻ chia, đùm bọc trong cuộc sống Bàn bạc, mở rộng: - Phê phán những kẻ sống ích kỷ, vô cảm với nỗi đau khổ của người khác. - Lòng nhân ái phải xuất phát từ thực tế, chân thành, thật thà, từ trái tim nhân hậu. * Nhận thức và hành động: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của lòng nhân ái. Hãy yêu thương con 0,5đ người và làm cho lối sống cao đẹp ấy lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Hãy đề cao tình yêu thương và yêu thương đúng cách. Có như vậy, chúng ta mới tìm thấy được hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc sống này. (HS cần có các kiến thức, ví dụ từ thực tiễn cuộc sống, của bản thân để làm rõ các luận điểm phân tích, chứng minh, bàn luận ) d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 đ e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 đ 2 Viết bài nghị luận văn học làm sáng tỏ nhận định về Truyện ngắn Chiếc lược ngà thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng 5,0 đ tính cách nhân vật, qua nhân vật bé Thu a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn 0,5đ đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật thể hiện qua nhân vật bé Thu và 0,5đ khái quát thành nét riêng của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
  3. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các kĩ năng đọc – hiểu văn bản, thao tác phân tích, chứng minh, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (Thí sinh làm sáng tỏ nhận định bằng các luận điểm về tính cách, tâm lý kết hợp dẫn chứng hoặc cảm nhận về nhân vật bé Thu rồi rút ra những biểu hiện về diễn biến tâm lý, tính cách nhân vật.) - Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn Chiếc lược ngà và vấn đề nghị luận. - Miêu tả tâm lý thể hiện ngòi bút sâu sắc của nhà văn trong cảm nhận và thể hiện tính cách nhân vật. Một nhân vật sống mãi với thời gian khi có một nội tâm sâu kín và được nhà văn thể hiện trên trang sách bởi những cung bậc cảm xúc chân thực, đầy nhân văn. - Bé Thu: + Chịu nhiều nỗi đau trong chiến tranh: sinh ra không biết mặt cha, ngày đêm khao khát cha trở về để được gặp mặt. + Khi cha trở về: éo le thay trên khuôn mặt ông Sáu mang theo cái vết thẹo dài khiến Thu từ chối quyết liệt, không nhận ông Sáu là cha mình. Thu sững sờ, hốt hoảng, sợ hãi, bỏ chạy. + Những ngày ông Sáu ở nhà: càng vỗ về, con bé càng đẩy ra xa; luôn giữ khoảng cách, lạnh lùng, không chịu nghe lời má, không chịu gọi một tiếng ba . -> cá tính mạnh mẽ, ương ngạnh, đáo để, rất có bản lĩnh -> nhà văn 3,5 đ miêu tả phù hợp tâm lý trẻ thơ, hoàn toàn tự nhiên, rất đáng được cảm thông, chia sẻ (biểu hiện của tình yêu ba sâu sắc của một em nhỏ đầy cá tính bởi Thu luôn kiên định bảo vệ hình ảnh người cha duy nhất trong cái hình ba chụp với má mà nó hằng tôn thờ). + Buổi sáng chia tay ba: sau khi được bà ngoại giải thích, mọi mối nghi ngờ trong lòng được giải tỏa, bé Thu vỡ lẽ ra tất cả. Thu lặng lẽ nhìn mọi người vây quanh ba nó, trong lòng trào dâng bao tình cảm: yêu thương, nuối tiếc, xót xa, ân hận. + Phút chia tay: bất ngờ con bé thốt lên Ba a a ba! -> hạnh phúc vỡ òa của tiếng ba thiêng liêng đã dồn nén trong lòng bao năm tháng, tiếng ba tha thiết, tức tưởi, tiếng gọi của trái tim yêu thương mãnh liệt, vô bờ, tiếng gọi của đáy lòng da diết yêu thương (chú ý đoạn cao trào cảm xúc cảnh chia tay). => khao khát được gặp cha -> khóc thét vì bắt gọi ba-> hạnh phúc vỡ òa khi vỡ lẽ ông Sáu là ba của mình và hôn lên vết thẹo dài bên má của ba. Đánh giá: - Nguyễn Quang Sáng am hiểu sâu sắc về những con người trong cuộc chiến, miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật tinh tế, tự nhiên. - Tâm lý, tính cách bé Thu đã khẳng định sự bất tử của tình cha con trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 đ e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25đ