Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Đề số 1 - Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Đề số 1 - Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tuyen_sinh_lop_10_thpt_ngu_van_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Đề số 1 - Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT THÁI NGUYÊN NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ THI THỬ SÔ 01 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày /6/2019 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Âm nhạc là phương tiện chuyển tải cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn. [ ] Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm. Thử hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến nhường nào nếu không có giai điệu của những bản tình ca. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Từng nốt nhạc chạm vào da thịt tôi, vuốt ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đã hóa thạch trong tâm hồn”. Âm nhạc là một người bạn thủy chung, biết chia sẻ. Khi buồn, nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản Khi vui, nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của cuộc sống.” (Dr. Bernie S. Siegel, Quà tặng cuộc sống, biên dịch Thu Quỳnh- Hạnh Nguyên, NXB TH TP. HCM, tr. 111) Câu 1 (0, 5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2 (0, 5 điểm) Đặt một nhan đề phù hợp cho ngữ liệu. Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ rõ 2 phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu. Câu 4 (1,0 điểm) Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng trong câu: “Âm nhạc là một người bạn thủy chung, biết chia sẻ”. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với cuộc sống của mỗi người. Câu 2 (5,0 điểm) Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo (Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ văn 9, tập 1) Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ 9, tập 1) Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên. HẾT Họ tên thí sinh: Số BD:
  2. ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ 01 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. Câu 2. Có thể đặt nhan đề cho ngữ liệu là: Âm nhạc – vitamin cho tâm hồn. Câu 3. - Phép lặp “âm nhạc là”, cấu trúc “khi nó là”. - Phép thế “âm nhạc” – “nó”. Câu 4. Phép nhân hóa khiến âm nhạc như một con người - người bạn thủy chung, biết sẻ chia. Âm nhạc là liều thuốc bổ giúp chữa lành vết thương. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) 1. Yêu cầu về hình thức: - Bài viết trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn nghị luận độ dài không quá 1 trang giấy thi. - Văn phong lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung: Bài viết dựa trên một số ý sau: * Tinh thần lạc quan là gì? * Biểu hiện của tinh thần lạc quan. * Vai trò, ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với mỗi người * Sẽ ra sao nếu con người không có tinh thần lạc quan * Làm thế nào để con người luôn có tinh thần lạc quan trong cuộc sống * Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động. Câu 2. 1. Yêu cầu về hình thức: - Bài viết trình bày đúng hình thức 1 bài văn có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Văn phong lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về nội dung: Bài viết dựa trên một số ý sau: a. Khái quát: - Cả 2 đoạn thơ đều là những vần thơ hay viết về người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Đồng chí được sáng tác năm 1948 bởi Chính Hữu, đoạn thơ là 3 câu thơ cuối bài. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 bởi Phạm Tiến Duật, đoạn thơ là khổ thơ mở đầu bài thơ.
  3. b. Cụ thể: * Phân tích khổ thơ trong bài Đồng chí: - Đêm nay: khoảng thời gian khuya khoắt, vắng lặng. - Rừng hoang sương muối: Không gian rừng thiêng nước độc, nguy hiểm rình rập. - Đứng cạnh bên nhau: sự kề vai sát cánh. Chờ giặc tới: tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu. - Đầu súng trăng treo : hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Súng – trăng tượng trưng cho gần và xa, thực tại và mộng tưởng, chiến sĩ và thi sĩ. => 3 câu thơ cuối bài là kết tinh cao đẹp của tình đồng chí. Tình đồng chí được nâng lên tầng biểu tượng với những tầng nghĩa sâu sắc. Tình đồng chí chính là động lực, là điểm tựa, là sức mạnh bất diệt khiến ta chiến thắng trong mọi cuộc chiến. * Phân tích khổ thơ trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính: - Điệp từ “không” được lặp lại 3 lần trong cùng 1 câu thơ để nhấn mạnh sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh lên chiếc xe, cách tạo hình chiếc xe thật độc đáo. - Đưa ra lí do chiếc xe không có kính: do bom đạn chiến tranh. Động từ mạnh “giật”, “rung”, “vỡ” một lần nữa nhấn mạnh sự tàn phá của chiến tranh. - Phép đảo ngữ “ung dung” nhấn mạnh trạng thái lạc quan, bình thản của những chiến sĩ lái xe. - Điệp từ “nhìn” được điệp 3 lần kết hợp với từ “trời”, “đất”, “thẳng” cho thấy cái nhìn bao quát, tầm nhìn của người chiến sĩ, hơn thế còn thể hiện được thái độ nhìn trực diện vào khó khăn thử thách, không hề né tránh. => Khổ thơ có 2 câu đầu tạo hình những chiếc xe không kính độc đáo, 2 câu sau ca ngợi trạng thái ung dung, lạc quan, kiên cường, bình thản của những chiến sĩ lái xe. c. Đánh giá: - Cả 2 đoạn thơ đều là những vần thơ hay viết về người chiến sĩ. Có điều, những vần thơ của Chính Hữu là ca ngợi người nông dân mặc áo lính trong kháng chiến chống Pháp. Còn những vần thơ của Phạm Tiến Duật lại ca ngợi tinh thần chiến đấu lạc quan của những chiến sĩ là những thanh niên trẻ trung lạc quan yêu đời. - Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được tạo nên bởi những vần thơ chân thành, giản dị còn bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại được tạo nên bởi những vần thơ mang đậm chất ngang tàng, lạc quan.