Đề thi thử tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_tuyen_sinh_vao_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2.docx
Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023
- PHÒNG GD& ĐT ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 THPT HUYỆN MÔN : NGỮ VĂN (Thời gian làm bài:120 phút) ĐỀ 1 ĐỀ ĐỀ NGHỊ SỐ I Năm học: 2022-2023 I. PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) ĐỀ ĐỀ NGHỊ Câu 1: Trong giao tiếp khi sử dụng cụm từ sau: nhân tiện đây xin hỏi người nói đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm quan hệ C. Phương châm cách thức D. Phương châm về chất Câu 2: Đâu là từ láy trong các từ sau? A. Máu mủ. B. Tươi tốt. C. Nấu nướng. D. Nhỏ nhoi. Câu 3: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi”? A. Đeo nhạc cho mèo B. Đẽo cày giữa đường C. Ếch ngồi đáy giếng D. Thầy bói xem voi Câu 4: Cách dùng từ như “đồng hồ xăng, đồng hồ điện, đồng hồ nước” phát triển nghĩa bằng cách nào? A. Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở của nghĩa gốc. C. Phát triển số lượng từ ngữ. B. Tạo từ ngữ mới. D. Mượn từ ngữ nước ngoài. Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt? A. Giờ ra chơi. B. Tiếng suối chảy róc rách. C. Cánh đồng làng. D. Câu chuyện của bà tôi. Câu 6: Cụm từ im đậm trong câu văn sau đây là thành phần gì? “ Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác ” (Băng Sơn) A. Khởi ngữ B. Thành phần tình thái C. Thành phần cảm thán D. Trạng ngữ Câu 7: Câu thơ “ vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường” có sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa, ẩn dụ B. Hoán dụ, ẩn dụ C. So sánh, nhân hóa D. Hoán dụ, nhân hóa Câu 8: Những câu văn sau: “ Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh”. ( Nam Cao) đã sử dụng phép liên kết nào? A. Phép nối B. Phép thế C. Phép lặp. D. Phép trái nghĩa II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN ( 2,5 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu dưới đây: “ Các bậc phụ huynh kính mến, Kì thi của các em học sinh đang tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang mong cho con mình sẽ dành được kết quả cao trong kì thi này. Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kì thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán. Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh. Có người sẽ là một nhạc sĩ, người mà với họ, môn hóa học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều.
- Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyên thể chất sẽ quan trọng hơn là môn Vật Lý, giống như vận động viên Schooling của chúng ta. Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con. Hãy nói với con rằng: Ổn thôi mà, đó chỉ là một kì thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế. Hãy nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét. Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh phục thế giới. Một kì thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của con. Và cuối cùng, xin đừng nghĩ rằng chỉ có kĩ sư hay bác sĩ mới là người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này. Trân trọng, Hiệu trưởng”. (Nguồn: ngày 26/08/2016 – Bức thư của thầy hiệu trưởng ở Singapo gửi phụ huynh học sinh) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên? Câu 3 (0,5 điểm): Tại sao thầy hiệu trưởng lại cho rằng: “Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm con.”? Câu 4 (0,5 điểm): Theo em, qua bức thư trên, thầy hiệu trưởng muốn nhắn nhủ điều gì với các bậc phụ huynh học sinh? Phần III: Tập làm văn (5.5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Viết đoạn văn khoảng 12 - 15 câu Nêu suy nghĩ của em về câu nói: “Dù có là ai hay có là gì thì hãy trở thành điều tốt nhất” Câu 2: (4,0 điểm) Thơ là thư kí trung thành của trái tim . Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ( Viếng Lăng Bác – Viễn Phương) HẾT Họ và tên học sinh: . Số báo danh: . Chữ kí của giám thị: