Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_9.doc
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 9
- ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) I. ĐỀ BÀI Phần I (4 điểm) Trong bài thơ “Mây và sóng”, tác giả Ta-go viết: Trong sóng có người gọi con: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” Họ đáp: “Hãy rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Con bảo – “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua. (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2014) 1. Xác định hàm ý trong câu trả lời của con: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” 2. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? 3. Triết lí sâu xa mà tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc qua bài thơ này là gì? 4. Gia đình là nơi đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng tình cảm con người. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta. Em hãy viết một đoạn văn để bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Phần II (6 điểm) Trong bài thơ “Sang thu”, tác giả Hữu Thỉnh viết: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2014) 1. Giải nghĩa từ “dềnh dàng” và cho biết, trong hai câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? 2. Bằng một đoạn văn được trình bày theo phép lập luận quy nạp, em hãy phân tích khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và câu ghép. 3. Bài thơ kết thúc bằng hai câu thơ: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Em hiểu như thế nào về các từ “sấm”, “hàng cây đứng tuổi” và ý nghĩa của hai câu thơ trên? II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I 1. - Hàm ý: từ chối lời mời gọi của những người trong sóng 2. - Hình thức ngôn ngữ: đối thoại
- 3. - Triết lí: Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt 4. - Hình thức: 0.5 - Nội dung: 2.0 + Giải thích khái niệm: tình cảm gia đình + Vai trò, ý nghĩa + Lập luận, mở rộng vấn đề + Liên hệ Phần II: 1. - “dềnh dàng”: thong thả, chậm chạp - Nghệ thuật: nhân hóa, đối (mỗi biện pháp NT được 0.25) 2. - ND: 2.0 Cảm nhận của tác giả trước những tín hiệu sang thu trong không gian dài, rộng, cao + Dòng sông trôi thong thả, chậm chạp + Đàn chim vội vã bay đi tránh cái lạnh đầu thu + Hình ảnh đặc sắc gợi sự liên tưởng thú vi: đám mây như một dải lụa mềm vắt ngang trên bầu trời + Động từ “vắt”: thể hiện rõ bước chuyển của thời gian => Ranh giới rõ rệt giữa 2 mùa hạ - thu - NT: 0.5 (nhân hóa, đối, phép liên tưởng) - TV: 0.5 (sử dụng và chú thích đúng câu bị ghép + khởi ngữ) 3. - Nghĩa đen: mỗi ý 0.25 + sấm: chỉ một hiện tượng của tự nhiên + hàng cây đứng tuổi: hàng cây già lâu năm sang thu, sấm không còn đủ mạnh để có thể lay động đến những hàng cây lâu năm. - Nghĩa ẩn dụ: mỗi ý 0.25 + Sấm: những vang động, những sóng gió bất thường của cuộc đời + Hàng cây đứng tuổi: những con người từng trải => Những con người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những sóng gió của cuộc đời